Bài giảng Bài 34 : khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

1.Kiến thức

-Học sinh hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.

-Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ.

2.Kĩ năng

Phân biệt các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4304 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 34 : khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị: Trường THCS Tân Lợi Giáo viên: Phạm Hồng Tới Tuần 23.Tiết 43 Bài 34 : KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ I.Mục tiêu 1.Kiến thức -Học sinh hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ. -Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ. 2.Kĩ năng Phân biệt các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ II.Chuẩn bị -Giáo viên +Tranh ảnh và một số đồ dùng chứa các hợp chất hữu cơ khác nhau. +Thí nghiệm chứng minh thành phần của hợp chất hữu cơ có cácbon. +Dụng cụ: Ống nghiệm, đế sứ, cốc thủy tinh, đèn cồn. +Hóa chất: Bông, dd Ca(OH)2, nến. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 I.Khái niệm về hợp chất hữu cơ 1.Hợp chất hữu cơ có ở đâu? -Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ đọc thông tin sách giáo khoa->trả lời câu hỏi: Hợp chất hữu cơ có ở đâu? -Giáo viên giới thiệu một số mẫu vật có chứa hợp chất hữu cơ. -Giáo viên lưu ý học sinh: Thức ăn không phải là một chất hữu cơ mà là một hỗn hợp nhiều chất hữu cơ và vô cơ. -Giáo viên cho học sinh nhân xét về số lượng hợp chất hữu cơ và tầm quan trọng của nó đối với đời sống. -Học sinh trả lời câu hỏi. Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong cơ thể sinh vật và trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm (gạo, cá, thịt, rau, quả. . .) các loại đồ dùng(Quần áo, giấy, mực . . . ) và ngay trong cơ thể chúng ta. -Học sinh quan sát mẫu vật -Học sinh nhận xét: Số lượng các hợp chất hữu cơ là rất nhiều và có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống. Hoạt động 2 2.Hợp chất hữu cơ là gì? -Giáo viên để trả lời câu hỏi trên, ta tiến hành làm thí nghiệm: -Giáo viên làm thí nghiệm: Đốt cháy bông úp ống nghiệm trên ngọn lửa, khi ống nghiệm mờ đi, xoay lại rót nước vôi vào và lắc đều. -Giáo viên gọi học sinh nhận xét hiện tượng. -Giáo viên: em hãy giải thích tại sao nước vôi trong bị vẫn đục ? -Tương tự giáo viên gọi một học sinh làm tiếp thí nghiệm 2 với nến. -Giáo viên: Tương tự khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ khác như: cồn,khí metan đều tạo ra CO2. như vậy chứng tỏ trong thành phần phân tử của hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tố nào? -Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Hợp chất hữu cơ là gì ? -Giáo viên:Đa số các hợp chất của các bon là hợp chất hữu cơ. Chỉ có một số ít không là hợp chất hữu cơ như CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại . . . -Học sinh quan sát -Học sinh: hiện tượng nước vôi trong bị vẫn đục. -Học sinh: nước vôi trong bị vẫn đục vì bông cháy có sinh ra CO2 -1 học sinh làm thí nghiệm -> học sinh khác quan sát hiện tượng và nhận xét. -Học sinh trả lời: có chứa nguyên tố cacbon. -Học sinh trả lời Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại . . . ) Hoạt động 3 3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào? -Giáo viên cho ví dụ về một số hợp chất hữu cơ Ví dụ CH4, C2H6 . . . C2H6O, CH3Cl . . . -Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về thành phần phân tử của các chất trong mỗi loại hợp chất hữu cơ trên. -Giáo viên tiểu kết về cơ sở phân loại hợp chất hữu cơ. Hợp chất hữu cơ Dựa vào thành phần phân tử hợp chất hữu cơ được chia làm hai loại chính theo sơ đồ sau: Hiđrocacbon Phân tử chỉ có hai nguyên tố: Các bon và hiđro Ví dụ:CH4,C2H4, C6H6, . . . -Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 5 SGK trang 108. Hãy sắp xếp các chất: C6H6 , CaCO3 , C4H10, C2H6O, NaNO3 , CH3NO2 , NaHCO3 , C2H3O2Na, vào các cột thích hợp trong bảng sau: Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ Hiđrocacbon Dẫn xuất của hiđrocacbon -Học sinh: các hợp chất hữu cơ như: CH4, C2H6 phân tử chỉ có hai nguyên tố cacbon và Hiđro Các hợp chất C2H6O, CH3Cl Ngoài cacbon và hidro, trong phân tử còn có các nguyên tố khác như Oxi, Clo . . . -Học sinh vẽ sơ đồ vào bài tập Dẫn xuất của Hiđrocacbon Ngoài cacbon và hidro, trong phân tử còn có các nguyên tố khác như Oxi, nitơ, Clo . . . Ví dụ: C2H6O , C2H5O2N, CH3Cl . . . Học sinh làm bài tập vào vở Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ Hiđrocacbon Dẫn xuất của hiđrocacbon C6H6 , C4H10 C2H6O, CH3NO2, C2H3O2Na CaCO3, NaNO3, NaHCO3 Hoạt động 4 II.Khái niệm về hóa học hữu cơ -Giáo viên cho học sinh đọc SGK sau đó gọi học sinh tóm tắt theo câu hỏi +Hóa học hữu cơ là gì? +Nêu các ngành sản xuất hóa học thuộc về hóa hữu cơ ? +Hóa học hữu cơ có vai trò như thế nào đối với đời sống xã hội ? Giáo viên liên hệ thực tế nhà máy lọc dầu Dung Quất, cụm khí điện đạm Cà Mau -Học sinh đọc SGK Học sinh trả lời: -Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ. Và những chuyển đổi của chúng. -Chế biến dầu mỏ, sản xuất nhựa, chất dẻo, sản xuất thuốc . . . -Ngành hóa học hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động 5 Luyện tập – củng cố -Giáo viên gọi một học sinh nhắc lại nội dung chính của bài theo hệ thống các câu hỏi: -Hợp chất hữu cơ là gì? -Hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào? -Giáo viên cho học sinh làm bài tập Bài tập: 4 trang 108 SGK -Học sinh nhắc lại nội dung chính của bài -Học sinh làm bài tập vào vở. Hoạt động 6 Bài tập về nhà 1,2,3 sgk trang 108 THỦ TRƯỞNG DUYỆT GIÁO VIÊN

File đính kèm:

  • docBai thi GVG Hong Toi.doc
Giáo án liên quan