- Kiến thức :
+Củng cố lại kiến thức cơ bản : tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng của hiđro.
+Khắc sâu 1 số khái niệm : Sự khử, sự oxy hoá, chất khử, chất oxy hoá, phản ứng oxy hoá khử, phản ứng thế.
- Kỹ năng : Viết PTHH và giải bài toán tính theo PTHH
- Giáo dục : Tính cẩn thận
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 34 : luyện tập 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27 Soạn ngày : 09/03/2009
Tiết : 51 Dạy ngày : 12/03/2009
BÀI 34 : LUYỆN TẬP 6
A. MỤC TIÊU :
- Kiến thức :
+Củng cố lại kiến thức cơ bản : tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng của hiđro.
+Khắc sâu 1 số khái niệm : Sự khử, sự oxy hoá, chất khử, chất oxy hoá, phản ứng oxy hoá khử, phản ứng thế.
- Kỹ năng : Viết PTHH và giải bài toán tính theo PTHH
- Giáo dục : Tính cẩn thận
B. CHUẨN BỊ :
- Phương pháp :Vấn đáp , giải bài tập
- Chuẩn bị :
+ Giáo viên : Giáo án, bài tập.
+ Học sinh : -Ôn tập phần H2
-Chuẩn bị bài luyện tập 6
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
I. ỔN ĐỊNH LỚP :(1 phút)
II. BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
BỔ SUNG
HOẠT ĐỘNG 1 : KIẾN THỨC CẦN NHỚ
-GV vấn đáp hs bằng hệ thống câu hỏi :
1. T/C vật lí của H2 ?
2. T/C hoá học của H2 ?
3. Các ứng dụng của H2 chủ yếu do tính chất nào của H2 ?
4. Phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm?
5. Định nghĩa phản ứng oxy hoá -khử?
6. Định nghĩa phản ứng thế ?
7. Thế nào là sự khử , chất như thế nào là chất khử ?
8. Thế nào là sự oxi hoá , chất như thế nào là chất oxi hoá ?
+HS lần lượt trả lời các câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.(nếu có)
- GV : ghi tóm tắt ở bảng. Dẫn dắt hs vào mục I, tên bài(ghi bảng)
Chuyển ý :chúng ta vận dụng những kiến thức cần nhớ này giải 1 số bài tập
HOẠT ĐỘNG 2 : BÀI TẬP
-GV yêu cầu HS đọc đề bài 1/118 SGK và hướng dẫn . Gọi 2 em lên bảng. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
+HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
HS 1: 1.1 và 1.2
HS 2: 1.3 và 1.4
- GV : y/c hs nhận xét, cho điểm. Liên hệ bài tập 4/119
- GV : gọi 1 hs đọc bài tập 2/118. Hướng dẫn cho hs , mời 1 hs lên bảng giải, y/c hs nhận xét.
+ HS hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên
- GV : đánh giá, cho điểm hs
Tiến hành tương tự bài tập 1,2.( GV hướng dẫn hs quan sát H 5.8 )
- GV :Yêu cầu 1 hs đọc đề bài (câu a,b). Hướng dẫn, gọi 1 hs lên bảng giải câu a và b
- HS làm bàitập 5a, b
-GV hướng dẫn hs làm bài tập 5c/119 :
c) - Tính khối lượng đồng
- Tìm số mol của Fe và Cu
- Theo PTHH tìm số mol của H2 từ số mol của Fe và Cu
- Tính thể tích H2
GV gọi 1 hs khác giải câu c ( Hs khá )
+HS : giải bài tập 5c
-GV nhận xét cho điểm
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 6*
+HS nghe.
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ (SGK)
II. BÀI TẬP
Bài 1/118:
1.1/ 2H2 + O2 2H2O
1.2/ 2H2 + Fe3O4 3Fe + 2H2O
1.3/ 2H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
1.4/ H2 + PbO Pb + H2O
- Các phản ứng đều thuộc phản ứng oxy hoá khử.
- Phản ứng 1.1 còn là phản ứng hoá hợp (theo định nghĩa)
- Các phản ứng 1.2,1.3,1.4 còn là phản ứng thế(theo định nghĩa)
Bài 2/118 :
Đưa que đóm đang cháy vào 3 lọ:
-Lọ làm que đóm đang cháy sáng bùng lên là lọ đó chứa O2
-Lọ có ngọn lửa xanh mờ là lọ chứa khí H2
-Còn lại là lọ chứa không khí :không làm thay đổi ngọn lửa của que đóm đang cháy.
Bài 3/119 :
Đáp án : C
Bài tập 5/119
a) PTHH
H2 + CuO Cu + H2O (1)
3 H2 + Fe2O3 2Fe + 3 H2O (2)
b)
- Chất khử là H2 vì chiếm oxi của chất khác.
- Chất oxi hoá là CuO và Fe2O3 vì nhường oxi cho chất khác.
c)
Khối lượng của đồng có trong 6 gam hỗn hợp :
6 – 2,8 = 3,2 (g)
Số mol của sắt và đồng thu được :
Từ phương trình phản ứng (1) ta có số mol H2 cần dùng để khử CuO
Từ phương trình phản ứng (2) ta có số mol H2 cần dùng để khử Fe2O3
Số mol H2 cần dùng để khử CuO và Fe2O3
0,05+0,075=0,125(mol)
Vậy thể tích H2 (ở đktc) vừa đủ cần dùng để khử CuO và Fe2O3 là :
5 phút
8 phút
5 phút
5 phút
12 phút
5 phút
HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ (3 phút)
GV : Treo bảng phụ “Kiến thức cần nhớ”.Yêu cầu 1 hs trình bày.
HS : Trình bày
III. DẶN DÒ :(1 phút)
-Làm bài tập 4 , 6/119
- Chuẩn bị bài thực hành theo mẩu
-Ôn tập kiểm tra.
D. RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- T 51.doc