Bài giảng Bài 35 thực hành: nhận biết một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều

I. Mục Tiêu Bài Học :

1. Kiến thức: - Giúp hs phân biệt được một số giống gà qua quan sát ngoại hình.

 - Biết chọn gà mái đẻ trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản.

2. Kĩ năng: Rèn luệyn kỹ năng quan sát, phân tích và thực hành.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, nghiêm túc trong giờ thực hành

II. Chuẩn Bị

- Gv: Mô hình một số giống gà, thước dây, phiếu học tập.

- Hs: Nghiên cứu trước bài thực hành, kẽ sẵn bảng phụ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5329 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 35 thực hành: nhận biết một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công Nghệ 7 Gv: Trần Thị Ngọc Thanh Tuần: 25 Ngày soạn: 03/03/2008 Tiết: 31 Ngày dạy: 05/03/2008 Bài 35 Thực Hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ GIỐNG GÀ QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU. I. Mục Tiêu Bài Học : 1. Kiến thức: - Giúp hs phân biệt được một số giống gà qua quan sát ngoại hình. - Biết chọn gà mái đẻ trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản. 2. Kĩ năng: Rèn luệyn kỹ năng quan sát, phân tích và thực hành. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, nghiêm túc trong giờ thực hành II. Chuẩn Bị - Gv: Mô hình một số giống gà, thước dây, phiếu học tập. - Hs: Nghiên cứu trước bài thực hành, kẽ sẵn bảng phụ. III. Tiến Trình Bài Giảng 1. Bài cũ: ? Thế nào là chọn đôi giao phối? Cho ví dụ minh họa? ? Nhân giống thuần chủng là gì? Nâhn giống thuần chủng nhằm đạt được mục đích nào? Cho ví dụ? 2. Giới thiệu bài: Trong thực tế chăn nuôi, ta thấy có rất nhiều giống gà khác nhau. Vậy dựa vào đặc điểm hình dạng ngoài ta có phân biệt chúng được không? Làm thế nào để chọn được những giống gà mái tốt nhất? 3. Các hoạt động Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu bài học. * Mục tiêu: Giúp hs nắm được mục tiêu cần đạt được sau bài thực hành này. * Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Gv nêu mục tiêu bài thực hành: - Phân biệt được một số giống gà qua quan sát hình dạng bên ngoài. - Biết được phương pháp đơn giản chọn gà mái tốt. - Đảm bảo được trật tự, nghiêm túc trong giờ thực hành. - Hs thu thập và ghi nhớ những mục tiêu, yêu cầu cần đạt được trong bài thực hành. Hoạt động 2: Quy trình thực hành * Mục tiêu: Giúp hs nắm được các bước thực hành và có thể vận dụng được vào trong thực tế. * Tiến hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Quan sát đặc điểm ngoại hình. - Hướng dẫn hs quan sát và nghiên cứu các tranh vẽ và thông tin sgk ? Khi xét về ngoại hình của giống gà ta chú ý đến những đặc điểm nào? - Gv nhận xét và phân tích từng đặc điểm cụ thể: - Quan sát H55: Hình dáng toàn thân: ? Hình dáng toàn thân của gà lấy trứng và lấy thịt có giống nhau không? Vì sao? - Quan sát H56, 57: Màu sắc lông, da ? Màu lông, da của từng giống gà có đặc điểm gì? - Quan sát 58: Các đặc điểm nổi bật ? Các đặc diểm như mào, tích, tai, chân của từng giống gà có đặc đểim giống nhau không? - Gv nhận xét câu trả lời của hs và chốt: ? Để phân biệt đựơc các giống gà ta có thể dựa vào những đặc điểm nào? b. Đo một số chiều đo để chọn gà mái: - Gv giới thiệu đo khoảng cách giữa các xương hàng; xương háng và xương lưỡi hái để chọn gà mái - Gv hướng dẫn từng cách đo cụ thể (theo sgk) - Gv thực hiện mẫu trên mô hình - Yêu cầu hs thực hành theo từng nhóm để đo khoảng các giữa các xương và nêu nhận xét về kết quả: có chọn là giống được hay không? - Trong quá trình thực hành gv giúp đỡ các nhóm. - Gv hướng dẫn hs hoàn thành phiếu thu hoạch - Gv sẽ yêu cầu 1 – 2 nhóm thực hiện các bước tốt nhất lên trình bày trước lớp -> nêu nhận xét - Hs đọc thông tin sgk à Chú ý đên 3 đặc điểm: Hình dạng toàn thân, màu sắc lông – da, các đặc đểim nổi bật. - Phân tích từng đặc điểm cụ thể: * Hình dáng toàn thân: + Gà lấy trứng: Thân hình nhỏ, gọn và dài + Gà lấy thịt: Thân to, tròn và ngắn * Màu sắc lông, da : Các giống gà khác nhau có đặc điểm về lông, da đặc trưng: + Gà Lơgo: Lông trắng, mượt + Gà Ri: da vàng, lông pha tạp…. * Các đặc điểm nổi bật: Mào, tai, chân…. Đặc trưng cho từng giống gà khác nhau: + Gà Ri: Mào đơn + Gà Hồ: mào hình hạt đậu + Gà Đông Cảo: Chân to, xù xì…. - Hs rút ra các đặc điểm nhận biết - Hs thu thập thông tin - Quan sát và ghi nhớ các bước thực hành - Thực hiện đo khoảng cách giữa các xương trên mô hình theo nhóm và ghi kết quả lại - Phân tích kết quả và rút ra nhận xét của từng con cụ thể. - Hoàn thành phiếu thu hoạch. - Nhóm có kết quả tốt nhất lên thực hiện Giáo án Công Nghệ 7 Gv: Trần Thị Ngọc Thanh Tiểu kết 2: * Có thể phân biệt các giống gà káhc nhau thông qua các đặc điểm: + Hình dáng toàn thần + Màu sắc của lông, da + Các đặc điểm nổi bật như: Mào, tích, tai, chân…. * Để chọn được gà mái người ta có thể tiến hành đo khoảng cách giữa các xương háng với nhau hoặc giữa xương hàng và xương lưỡi hái. 4. Củng cố và đánh giá - Gv nhận xét giờ thực hành - Thu dọn dụng cụ thực hành 5. Dặn dò - Thực hành ở gia đình: + Hãy quan sát một số giống gà có ở địa phương -> Nêu đặc điểm của từng giống. + Tiến hành chọn gà mái của một số con gà bằng cách đo khoảng cách giữa các xương - Chuẩn bị bài thực hành 36

File đính kèm:

  • docTiet 31 Thuc hanh.doc