Bài giảng Bài 36: metan công thức phân tử: ch4 phân tử khối: 16

1 . Kiến thức

 Học xong bài này Hs biết:

 - Công thức cấu tạo, tính chất vạt lý, tính chất hóa học của metan.

- Khái niệm và đặc điểm của liên kết đơn.

- Biết ứng dụng của metan.

2 . Kỹ năng

Rèn kỹ năng viết PTHH và tính toán hóa học, suy đoán.

3 . Thái độ

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 36: metan công thức phân tử: ch4 phân tử khối: 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVBM: Lê Văn Hiếu Tuần: 24 Môn: Hóa Học 9 Tiết : 45 Bài 36: METAN Công thức phân tử: CH4 Phân tử khối: 16 I . Mục tiêu 1 . Kiến thức Học xong bài này Hs biết: - Công thức cấu tạo, tính chất vạt lý, tính chất hóa học của metan. - Khái niệm và đặc điểm của liên kết đơn. - Biết ứng dụng của metan. 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng viết PTHH và tính toán hóa học, suy đoán. 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập. II . Đồ dùng dạy học GV : Mô hình phân tử metan, bảng phụ HS : Đọc trước bài III. Hoạt động dạy - học 1 .Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ? Đáp án: Mục I bài 35 3 . Vào bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 .I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Gv cho Hs đọc thông tin, quan sát hình 4.3 SGK tr. 113 ’ hỏi: + Trong tự nhiên Metan có ở đâu? + Nêu trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước của Metan? + Metan nặng hay nhẹ hơn không khí? Vì sao? Gv nhận xét Hs đọc thông tin, quan sát hình 4.3 SGK tr. 113 ’ nêu: + Metan có nhiều trong các mỏ khí, trong mỏ dầu, trong mỏ than, trong khí biogas,… + Metan là chất khí không màu, không mùi, rất ít tan trong nước + Nhẹ hơn không khí. Hs nhận xét + Metan có nhiều trong các mỏ khí, trong mỏ dầu, trong mỏ than, trong khí biogas,… + Metan là chất khí không màu, không mùi, rất ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Hoạt động 2: II. CẤU TẠO PHÂN TỬ Gv viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của metan Gv lắp ráp mô hình phân tử metan ( dạng rỗng và dạng đặc) Gv hỏi: GV giới thiệu CTCT của CH4 , C2H6 , C3H8 ta thấy giữa nguyên tử C và nguyên tử H chỉ có một liên kết, những liên kết như vậy người ta gọi là liên kết đơn. + Như vậy phân tử Metan có bao nhiêu liên kết đơn? Gv nhận xét Hs chú ý và viết CTPT và CTCT của metan. Hs quan sát Hs nghe và nêu được: + Trong phân tử metan có 4 liên lết đơn Hs nhận xét CTPT: CH4 CTCT: Đặc điểm: Trong phân tử metan có 4 liên lết đơn Hoạt động 3: III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC Gv mô tả thí nghiệm theo nội dung SGK tr. 114 Gv cho Hs dự đoán hiện tượng thí nghiệm và viết PTPƯ. Gv nhận xét Gv liên hệ: Metan cháy toả nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu . Hỗn hợp metan với oxi theo thể tích 1:2 là hỗn hợp nổ mạnh. Gv mô tả thí nghiệm theo nội dung SGK tr. 114 Gv cho Hs dự đoán hiện tượng thí nghiệm và viết PTPƯ. Gv nhận xét Gv cung cấp thêm thông tin: Phản ứng giữa metan với clo là phản ứng thế. Hs nghe Hs nêu hiện tượng thí nghiệm: + Metan cháy trong oxi với ngọn lưả xanh, toả nhiều nhiệt tạo CO2, H2O . + PTPƯ: CH4 +2O2 CO2 + 2H2O Hs nhận xét Hs nghe Hs nêu hiện tượng thí nghiệm: + Khi đưa ra ánh sáng màu vàng nhạt của clo mất đi và dd trong bình làm quỳ tím hoá đỏ . + PTPƯ: CH4+Cl2CH3Cl+ HCl Hs nhận xét Hs chú ý 1. Tác dụng với oxi PTPƯ: 2C2H2 +5O2 4CO2 + 2H2O 2. Tác dụng với clo PTPƯ: CH4+Cl2CH3Cl+ HCl Hoạt động 4: IV. ỨNG DỤNG Gv cho Hs đọc thông tin’ hỏi: + Nêu các ứng dụng của metan? Gv nhận xét Hs đọc thông tin’ nêu: + Làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. + Làm nguyên liệu để điều chế hiđro CH4+ 2H2OCO2 + 4H2 + Điều chế bột than và nhiều chất khác. Hs nhận xét + Làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. + Làm nguyên liệu để điều chế hiđro CH4+ 2H2OCO2 + 4H2 + Điều chế bột than và nhiều chất khác. 4. Cũng cố Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học Gv cho Hs đọc ghi nhớ, mục em có biết 5 . Dặn dò Về nhà học bài Làm bài tập 1,2,3,4 SGK tr. 116 Đọc trước bài 37 GVBM: Lê Văn Hiếu Tuần: 24 Môn: Hóa Học 9 Tiết : 46 Bài 37: ETILEN Công thức phân tử: C2H4 Phân tử khối: 28 I . Mục tiêu 1 . Kiến thức Học xong bài này Hs biết: - Công thức cấu tạo, tính chất vạt lý, tính chất hóa học của etilen. - Khái niệm và đặc điểm của liên kết đôi. - Biết ứng dụng của etilen. - Biết phản ứng đặc trưng của etilen: Phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng viết PTHH và tính toán hóa học, suy đoán. 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập. II . Đồ dùng dạy học GV : Mô hình phân tử etilen, bảng phụ HS : Đọc trước bài III. Hoạt động dạy - học 1 .Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học của metan? 3 . Vào bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 .I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Gv cho Hs đọc thông tin’ hỏi: + Nêu tính chất vật lí của etilen? Gv nhận xét Hs đọc thông tin’ nêu: + Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Hs nhận xét Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Hoạt động 2: II. CẤU TẠO PHÂN TỬ Gv viết công thức phân tử và công thúc cấu tạo của etilen Gv lắp ráp mô hình phân tử metan ( dạng rỗng và dạng đặc) Gv hỏi: + Nêu nhận xét đặc điểm cấu tạo của etilen? Gv nhận xét Gv giảng giải: Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học. Hs chú ý và viết CTPT và CTCT của etilen. Hs quan sát Hs trả lời: + Giữa 2 nguyên tử C có 2 liên kết à liên kết đôi. Hs nhận xét CTPT: C2H4 CTCT: Viết gọn: H2C=CH2 Đặc điểm: - Giữa 2 nguyên tử C có 2 liên kết àliên kết đôi. - Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học. Hoạt động 3: III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC Gv giảng giải theo thông tin SGK tr. 117 Gv cho Hs viết PTPƯ. Gv nhận xét Gv mô tả thí nghiệm theo nội dung SGK tr. 118 Gv cho Hs dự đoán hiện tượng thí nghiệm và viết PTPƯ. Gv nhận xét Gv cung cấp thêm thông tin: Phản ứng giữa etilen với brom là phản ứng cộng. Gv giới thiệu một số phản ứng cộng với hiđro hay clo + Các chất có cấu tạo phân tử như thế nào thì có thể tham gia phản ứng cộng? Gv nhận xét Gv giảng giải theo thông tin SGK tr. 118 Gv viết PTPƯ Hs nghe + PTPƯ: C2H4 +3O2 2CO2 + 2H2O Hs nhận xét Hs nghe Hs nêu hiện tượng thí nghiệm: + Dung dịch brom bị mất màu + PTPƯ: C2H4+Br2š Br-CH2-CH2-Br Hs nhận xét Hs chú ý + Các chất có liên kết đôi Hs nhận xét HS chú ý PTPƯ: …+H2C=CH2+H2C=CH2+H2C=CH2 +... ... -CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-.. 1. Etilen có cháy không? PTPƯ: C2H4 +3O2 2CO2 + 2H2O 2. Etilen có làm mất màu dung dịch brom không? PTPƯ: C2H4+Br2š Br-CH2-CH2-Br *Các chất có liên kết đôi ( tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng. 3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không? PTPƯ: …+H2C=CH2+H2C=CH2+H2C=CH2 +... ... -CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-.. Phản ứng trên là phản ứng trùng hợp Hoạt động 4: IV. ỨNG DỤNG Gv cho Hs đọc thông tin’ hỏi: + Nêu các ứng dụng của axetilen? Gv nhận xét Hs đọc thông tin’ nêu: - Làm nguyên liệu sản xuất chất dẻo: PE, PVC. - Điều chế axit axetic, rượu Etylic. - Kích thích hoa quả mau chín. Hs nhận xét - Làm nguyên liệu sản xuất chất dẻo: PE, PVC. - Điều chế axit axetic, rượu Etylic. - Kích thích hoa quả mau chín. 4. Cũng cố Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học Gv cho Hs đọc ghi nhớ, mục em có biết 5 . Dặn dò Về nhà học bài Làm bài tập 1,2,3,4 SGK tr. 119 Đọc trước bài 38

File đính kèm:

  • docTuan 24 - HH9.doc
Giáo án liên quan