1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Học sinh nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của etilen.
Nắm được khái niệm và đặc điểm của liên kết 3, củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước, dể cháy tạo ra C02, H20 đồng thời tỏa nhiệt mạnh.
Biết 1 số ứng dụng quan trọng của etilen.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 8572 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài: 38 axetilen công thức phân tử: c2h2 phân tử khối: 26 đvc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 38 AXETILEN
CÔNG THỨC PHÂN TỬ: C2H2
PHÂN TỬ KHỐI: 26 đvc
Tuần: …… NS: …………………
Tiết PPCT: 47 Ngày dạy: …………..
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Học sinh nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của etilen.
Nắm được khái niệm và đặc điểm của liên kết 3, củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước, dể cháy tạo ra C02, H20 đồng thời tỏa nhiệt mạnh.
Biết 1 số ứng dụng quan trọng của etilen.
b. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng viết PTHH, phản ứng cộng biếtdự đoán tính chất của chất dựa vào thành phần cấu tạo.
c. Thái độ: Giáo dục học sinh rèn chữ viết, chăm học hơn.
2. Trọng tâm:
Cấu tạo, tính chất và điều chế axetylen
3.Chuẩn bị:
a. GV: SGK, giáo án, mô hình phân tử axetilen(dạng đặc, dạng rỗng), bảng phụ, phiếu học tập.
Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm có nhánh, chậu thủy tinh, đèn cồn, giá ống nghiệm, bình thu khí, panh, diêm.
Hóa chất: lọ C2H2 thu sẳn, H20, đất đèn, dung dịch Brom.
H.4.9 – H4.11 –H4.12 /112 SGK
b. HS: Học và làm các BT ở nhà, soạn và xem trước kiến thức trong bài mới.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định, kiểm diện HS:
Kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng:
1/ Nêu tính chất vật lí và hóa học của etilen (6đ)
* Tính chất vật lí và hóa học của etilen (2đ)
Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (d = ).
1. Etilen có cháy không. PTHH: C2H4 + 302 2C02 + 2H20.
2. Etilen có làm mất màu dung dịch Brom hay không.?(2đ)
H H H H
C = C + Br - Br Br - C - C - Br
H H H H
Viết gọn: CH2 = CH2 + Br2 CH2Br - CH2Br.
3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau hay không.(2đ)
…+ CH2 = CH2 + CH2 = CH2 … …- CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - …
2/ Bài tập 2 Trang 119/SGK (4đ)
Có liên kết đôi
Làm mất màu dung dịch brom
Phản ứng trùng hợp
Tác dụng với 0xi
Metan
x
Etilen
x
x
x
x
PTHH: CH4 + 202 C02 + 2H20.
C2H4 + Br2 C2H4Br2
n (CH2 = CH2) (- CH2 - CH2 -)n
C2H4 + 302 2C02 + 2H20.
4.3. Bài mới:
Axetilenlà một hidrocacbon có nhiều ứng dụng trong thực tiển . Vậy Axetilen có CTCT, tính chất
và ứng dụng như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV giới thiệu công thức phân tử, và phân tử khối của axetilen.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí.
Cho cả lớp quan sát lọ C2H4 , đồng thời quan sát hình vẽ 4.9 SGK và rút ra tính chất vật lí của axetilen.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo phân tử.
Sử dụng dụng cụ để lắp ráp mô hình phân tử axetilen (dạng đặc và dạng rỗng).
§ GV cho các nhóm thảo luận các nội dung sau:
Viết CTCT của axetilen.
Nhận xét đặc điểm cấu tạo.
HS tự trình bày, nhóm khác nhận xét, GV nhận xét.
§ GV giới thiệu về liên kết 3.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của axetilen, em hãy dự đoán tính chất hóa học của axetilen.
Axetilen có phản ứng cháy được hay không ? phản ứng nào nữa.
Chúng ta sẽ thực nghiệm để kiểm tra tính chất đó.
Thí nghiệm điều chế và đốt cháy axetilen. HS quan sát và nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH, GV nhận xét.
§ GV liên hệ: Vì phản ứng tỏa nhiều nhiệt nên axetilen được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì 0xi – - axetilen.
§ GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: dẫn khí axetilen vào ống nghiệm có chứa dung dịch brom (màu cam).
Có ống nghiệm mẫu chứa dung dịch brom để HS đối chứng khi phản ứng kết thúc.
HS nhận xét hiện tượng, viết PTHH.
§ GV viết PTHH thể hiện bản chất của phản ứng cộng Brom trong dung dịch để hướng dẫn HS viết PT phản ứng và trong đó phải thể hiện được:
- Liên kết đứt.
- Nguyên tử Brom liên kết với các nguyên tử của Cacbon có liên kết bị đứt.
§GV có thể cho HS sử dụng mô hình phẳng để thể hiện CTCT các chất tham gia và sản phẩm.
§ GV nêu: trong điều kiện thích hợp axetilen cũng có phản ứng cộng với Hiđro và 1 số chất khác.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của axetilen, em hãy so sánh:
Cấu tạo phân tử của metan, etilen và axetilen giống nhau và khác nhau ở điểm nào ?
Tính chất hóa học của metan, etilen và axetilen giống và khác nhau như thế nào ?
§ Các nhóm nhỏ cùng thảo luận và báo cáo, nhóm khác nhận xét, GV chốt ý.
Metan CH4
Etilen C2H4
Axetilen C2H2.
Đặc điểm cấu tạo
Tính chất hóa học (giống nhau).
Tính chất hóa học (khác nhau).
§ GV chốt lại các điểm giống và khác nhau cơ bản của 3 hiđrocacbon.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng.
§ HS đọc thông tin và tóm tắt, nêu, GV ghi.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu về điều chế.
§ Gọi HS nêu khi làm thí nghiệm xong.
Hiện nay, có thể điều chế axetilen bằng cách nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
- Công thức phân tử: C2H4 .
- Phân tử khối : 26
I. Tính chất vật lí:
Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (d = ).
II. Cấu tạo phân tử:
CTCT của axetilen: H - C º C - H.
Viết gọn: CH º CH.
Đặc điểm: Giữa 2 nguyên tử Cacbon có liên kết 3.
- Trong kiên kết 3, có 2 liên kết kém bền, dể bị đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
III. Tính chất hóa học:
- Axetilen có phản ứng cháy .
- Axetilen có phản ứng cộng (làm mất màu dung dịch Brom, tương tự như etilen).
1. Axetilen có cháy được không ?
§ Hiện tượng: Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, phản ứng tỏa nhiều nhiệt,
PT: 2C2H2 + 502 4C02 + 2H20.
2. Axetilen có làm mất màu dung dịch brom hay không ?
§Hiện tượng: Màu cam của dung dịch brom trong ống nghiệm bị nhạt dần.Vì axetilen có phản ứng cộng làm mất màu dung dịch brom (tương tự như etilen).
PTHH:
CH º CH+Br-BrBr-CHºCH-Br.
(k) (dd) (lỏng)
(không màu) da cam ) (không màu).
Viết gọn: C2H2 + Br2 C2H2Br2
Sản phẩm có liên kết đôi trong phân tử nên có thể công với 1 phân tử Brom nữa.
Br - CH = CH - Br + Br - Br Br2CH - CHBr2.
C2H2Br2 + Br2 C2H2Br4.
( không màu) (dd)(da cam) (không màu).
Metan CH4
Etilen
C2H4
Axetilen C2H2.
Đặc điểm cấu tạo
Liên kết đơn
1 liên kết đôi
1 liên kết 3
Tính chất hóa học (giống nhau).
Phản ứng cháy
Phản ứng cháy
Phản ứng cháy
Tính chất hóa học (khác nhau).
Phản ứng thế
Phản ứng cộng (1 phân tử C2H4 tác dụng 1 phân tử Br2).
Phản ứng cộng (1 phân tử C2H2 cộng tối đa 2 phân tử Br2).
IV. Ứng dụng:
Làm nhiên liệu cho đèn xì 0xi – axetilen, hàn cắt kim loại.
Là nguyên liệu để sản xuất: Polivinyn Clorua (PVC), cao su, axit axetic, nhiều hóa chất khác phút.
V. Điều chế:
Trong phòng thí nghiệm, axetilen được điều chế bằng cách cho đất đèn (CaC2) tác dụng với nước.
CaC2 + 2H20 C2H2 + Ca(0H)2.
2CH4 C2H2 + 3H2
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
Nêu tính chất hóa học của axetilen ?
1. Axetilen có cháy được không ? : 2C2H2 + 502 4C02 + 2H20.
2. Axetilen có làm mất màu dung dịch brom hay không ?
CH º CH + Br - Br Br - CH º CH - Br.
§ Viết gọn: C2H2 + Br2 C2H2Br2
Sản phẩm có liên kết đôi trong phân tử nên có thể công với 1 phân tử Brom nữa.
Br - CH = CH - Br +Br - BrBr2CH - CHBr2.
§ Viết gọn: C2H2Br2 + Br2 C2H2Br4.
BT1 : Cho các hợp chất sau: C2H2 , C2H4 , CH4 .
Viết CTCT của các chất trên.
Trong các chất trên, chất nào có phản ứng thế với khí Clo ? Chất nào phản ứng với dung dịch Brom. Viết PTHH.
§ Các nhóm thảo luận và giải, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, GV nhận xét.
Giải:a. CTCT: C2H2 C2H4
CH º CH CH2 = CH2
H
I
CH4 : H - C - H
I
H
b. CH4 có phản ứng thế với khí Clo: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl.
C2H2 , C2H4 có phản ứng với dung dịch Brom:
CH º CH + 2Br2 Br2CH - CHBr2.
§ Hoặc viết gọn là: C2H4 + Br2 C2H4Br2
C2H2 + 2Br2 C2H2Br4
BT2 : Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 3 lọ đựng các khí không màu bị mất nhãn sau: C2H2 ,C02, CH4 .
§ HS tự thảo luận và trình bày, GV ghi điểm cho cá nhân nào nêu đúng nhất.
Giải: B1 : Lần lượt dẫn các chất khí vào dung dịch Ca(0H)2 dư.
U Nếu thấy nước vôi trong bị vẩn đục thì đó là lọ khí C02.
U Nếu thấy nước vôi trong không bị vẩn đục thì đó là lọ khí C2H2 , CH4 .
C02 + Ca(0H)2 CaC03 + H20.
B2 : Dẫn 2 chất khí còn lại vào dung dịch Brom, nếu thấy dung dịch Brom mất màu thì đó là lọ C2H2 : C2H2 + 2Br2 C2H2Br4.
Còn lại là lọ CH4.
4.5 Hướng dẫn HS tự học:
* Với bài học này:
- Học bài: nắm được các kiến thức: CTPT, tính chất hĩa học, cách điều chế axetilen
- Làm các BT: 1,2,3,4,5 trang 122 SGK.
* Với bài học sau:
- Chuẩn bị: “Kiểm tra 1 tiết”
- Chuẩn bị: ôn lại các kiến thức và các dạng BT đã học trong chương.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Thời gian tồn bài:
* Nội dung:
* Phương pháp:
* Sử dụng ĐDDH:
File đính kèm:
- T-47.doc