MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:
-Tiết 1:Hiểu được khái niệm số gần đúng, sai số tuyệt đối và sai số tương đối, số qui tròn.
-Tiết 2: Hiểu khái niệm chữ số chắc và cách viết chuẩn số gần đúng, kí hiệu khoa học của số thập phân.
2.Kỹ năng: Rèn cho HS:
-Tiết 1: Biết tìm số gần đúng của một số với độ chính xác cho trước.
-Tiết 2: Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán các số gần đúng.
5 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 4: Mệnh đề và mệnh đề chứa biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Lê Hồng Phong GV : Trần Đông Phong
Ngày soạn: 22/8/2010 Tuần: 4
Ngày dạy: 31/8/2010 Tiết PPCT: 10-11
LỚP 10 Đại số nâng cao:
CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ, TẬP HỢP
BÀI 4: MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
I. MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:
-Tiết 1:Hiểu được khái niệm số gần đúng, sai số tuyệt đối và sai số tương đối, số qui tròn.
-Tiết 2: Hiểu khái niệm chữ số chắc và cách viết chuẩn số gần đúng, kí hiệu khoa học của số thập phân.
2.Kỹ năng: Rèn cho HS:
-Tiết 1: Biết tìm số gần đúng của một số với độ chính xác cho trước.
-Tiết 2: Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán các số gần đúng.
3.Tư duy và thái độ:
-Biết tư duy linh hoạt.
-Biết sử dụng các kí hiệu và phép toán để phát biểu các bài toán và diễn đạt suy luận toán học một cách sáng sủa mạch lạc
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của thầy:Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống giáo viên chuẩn bị, phiếu học tập,thước kẻ.
2.Chuẩn bị của trò:
-Đồ dùng học tập , SGK, máy tính.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức như: thuyết trình, giảng giải , gợi mở và nêu vấn đề . Trong đó phương pháp chính là gợi mở và nêu vấn đề
TIẾT 1
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ: (không)
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: SỐ GẦN ĐÚNG
GV: Thuyết trình khái niệm số gần đúng.
HS: Đọc hiểu mục 1 trang 24 SGK
-Những số liệu ta nhận được trong đời sống hằng ngày đa phần là những số gần đúng.
HOẠT ĐỘNG 2: SAI SỐ TUYỆT ĐỐI VÀ SAI SỐ TƯƠNG ĐỐI
SAI SỐ TUYỆT ĐỐI
Ví dụ 1: Ta hãy xem trong hai kết quả tính diện tích hình tròn (r = 2cm) của Nam (S = 3,1.4 = 12,4) và Minh (S = 3,14.4 = 12,56), kết quả nào chính xác hơn.
GV: Giao bài tâp và phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm thực hiện ví dụ..
HS: Làm việc theo phân công GV và trả lời khi GV hỏi.
GV: Kết quả của Minh có sai số tuyệt đối nhỏ hơn Nam.
GV: Gọi HS phát biểu khái niệm sai số tuyệt đối.
HS: Đứng tại chỗ phát biểu khái niệm.
Nhóm HS nghiên cứu ví dụ 1 SGK.
Ta thấy 3,1 < 3,14 < , do đó
3,1.4 < 3,14.4 < .4
Như vậy kết quả của Minh gần với kết quả đúng hơn, từ bất đẳng thức ta suy ra:
|S – 12,56| < |S - 12,4|
Khái niệm: SGK
B.SAI SỐ TƯƠNG ĐỐI
GV:Cho HS thảo luận nhóm và nghiên cứu ví dụ 2 SGK.
HS: Làm việc theo phân công GV và trả lời khi GV hỏi.
GV: Gọi HS phát biểu khái niệm sai số tương đối
HS: đứng tại chỗ phát biểu khái niệm.
Nhóm HS nghiên cứu ví dụ 2 SGK.
Ví dụ 2: SGK
Khái niệm: SGK
HOẠT ĐỘNG 3: QUY SỐ TRÒN
GV:Yêu cầu HS nhắc lại cách qui tròn số gần đúng đã được học.
HS: Trả lời khi GV hỏi.
GV: Gọi HS phát biểu qui tắc làm tròn số.
HS: Đứng tại chỗ phát biểu.
GV: Giao nhiệm vụ cho nhóm HS nghiên cứu hoạt động 4 SGK
HS: Cùng GV nghiên cứu.
Bài giải:
-Quy tròn số 7216,4 đến hàng đơn vị, được số 7216. Sai số tuyệt đối là: = 0,4
-Quy tròn số 2,654 đến hàng phần chục, được số 2,7. Sai số tuyệt đối là: = 0,046
Ví dụ 3: SGK
Ví dụ 4: SGK
Khái niệm: SGK
4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS: Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập SGK
5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: Yêu cầu HS về nhà xem lại các kiến thức đã học, làm các bài tập 43 đến 46 trang 29 SGK và hoàn thành lại các bài tập đã làm trên lớp vào vở bài tập
6.Rút kinh nghiệm:
TIẾT 2
Ngày dạy: (10A1) 31/8/2010
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ: (không)
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 4: CHỮ SỐ CHẮC VÀ CÁC CHỮ SỐ GẦN ĐÚNG
A. CHỮ SỐ CHẮC
GV: Tổ chức cho HS đọc, thảo luận theo nhóm mục 4 (Chữ số chắc và cách viết chuẩn của số gần đúng).
HS: Đọc, nghiên cứu và thảo luận theo nhóm được phân công.
GV: Nêu định nghĩa chữ số chắc (đáng tin) của một số gần đúng a với độ chính xác d ?
+ Nêu cách xác định chữ số chắc của một số gần đúng a với độ chính xác d cho trước ?
HS: Đứng lên trả lời GV tại chỗ.
GV: Giao bài tập và yêu cầu HS làm việc theo nhóm, sau đó trình bày bài tập theo yêu cầu GV
HS: Thực hiện ví dụ 5, trả lời GV khi được yêu cầu.
Định nghĩa: SGK
Chú ý: SGK
B. CÁC CHỮ SỐ GẦN ĐÚNG
GV: Nêu cách viết chuẩn của số gần đúng ? Nêu cách viết số gần đúng dưới dạng kí hiệu khoa học ?
HS: đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
GV: Giao bài tập và yêu cầu HS làm việc theo nhóm, sau đó trình bày bài tập theo yêu GV
HS: Thực hiện ví dụ 6,7,8, trả lời GV khi được yêu cầu.
Chú ý: SGK
Ví dụ 6,7,8: (SGK)
HOẠT ĐỘNG 5:KÍ HIỆU KHOA HỌC CỦA MỘT SỐ
GV: Yêu cầu HS đọc và hiểu phần 5 trang 28 SGK.
HS: Đọc hiểu và làm việc theo nhóm.
GV: Phân tích và dẫn dắt HS hiểu được dạng như thế nào là kí hiệu khoa học của một số.
HS: Ghi nhận kiến thức.
Ví dụ 9: SGK
4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS: Hướng dẫn và cùng HS thực hiện bài tập 47, 48 SGK
5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập về nhà làm các bài tập còn lại trang 29 SGK, chuẩn bị cho tiết ôn tập chương 1.
6.Rút kinh nghiệm:
Trường THPT Lê Hồng Phong GV : Trần Đông Phong
Ngày soạn: 25/8/2010 Tuần: 4
Ngày dạy: 4/9/2010 Tiết PPCT: 12
LỚP 10 Đại số nâng cao:
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:
-Hệ thống hoá và củng cố được các kiến thức đã học: Mệnh đề, tập hợp và số gần đúng.
-Nắm được khái niệm cơ bản của mệnh đề, tập hợp, số gần đúng
2.Kỹ năng: Rèn cho HS:
-Biết áp dụng các khái niệm, tính chất của cấc phép toán của mệnh đề, tập hợp, số gần đúng vào bài tập.
-Biết áp dụng vào trong phát biểu và trong chứng minh toán học.
3.Tư duy và thái độ:
-Chuẩn bị bài, tích cực xây dưng bài, nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
-Nghiêm túc, tích cực, có tư duy logic.
-Biết đưa những kiến thức và kĩ năng mới về kiến thức và kĩ năng quen thuộc.
-Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của mình
-Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của thầy:Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống GV chuẩn bị, phiếu học tập.
2.Chuẩn bị của trò:
-Ôn lại một số kiến thức được học(Kiến thức cũ về tập hợp và các phép toán trên tập hợp đã học trong những tiết vừa qua.
-Đồ dùng học tập , SGK, máy tính.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức như: thuyết trình, giảng giải , gợi mở và nêu vấn đề . Trong đó phương pháp chính là gợi mở và nêu vấn đề
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ: (xen kẽ trong quá trình ôn tập)
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1:ÔN TẬP PHẦN LÍ THUYẾT
GV: Yêu cầu HS nêu các khái niệm:
-Mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, phủ định của mệnh đề “"x Î X, P(x)” và “$x Î X, P(x)”.
-Nêu tính đúng sai của các mệnh đề: P, , P Þ Q, P Û Q.
HS:Trả lời câu hỏi GV.
-Nêu các khái niệm: Tập con, tập bằng nhau, Các phép hợp, giao, hiệu và phần bù.
-Thế nào là giao của hai tập hợp?
-Nêu các khái niệm: Sai số tuyệt đối, sai số tương đối, số quy tròn, cách viết chuẩn và kí hiệu khoa học của số gần đúng.
HS:Trả lời câu hỏi GV.
1. Mệnh đề: Mệnh đề, phủ định mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.
2.Tập hợp: Tập hợp, tập con, hai tập hợp bằng nhau, phần bù của một tập hợp, các tập con của R và các phép toán trên tập hợp.
3.Sai số, số gần đúng.: Sai số tuyệt đối, sai số tương đối, cách làm qui tròn số gần đúng.
HOẠT ĐỘNG 2:BÀI TẬP
GV: Giao bài tập và cho HS làm việc theo nhóm, gọi HS trả lời tại chỗ.
HS: Trả lời theo yêu cầu của GV.
Bài 50/31: Phương án (D): $x Î R, x2 ≤ 0.
Bài 51/32:
a) Điều kiện đủ để tứ giác MNPQ có hai đường chéo MP và NQ bằng nhau là tứ giác đó là hình vuông.
b) Trong mặt phẳng, điều kiện đủ để hai đường thẳng song song với nhau là hai đường thẳng đó cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba.
c) Điều kiện đủ để hai tam giác có diện tích bằng nhau là hai tam giác đó bằng nhau.
Bài 54/32:
a) Giả sử a 1 và b 1. Lúc đó a + b 2 mâu thuẫn với giả thiết a + b > 2. Suy ra hoặc a < 1, hoặc b < 1.
b) Giả sở có số tự nhiên chẵn để 5n + 4 là số lẻ. Lúc đó n = 2k và 5n + 4 = 10k + 4 là một số chẵn. Mâu thuẫn. Nên n phải là số lẻ.
Bài 55/32:
a) A Ç B.
b) A \ B.
c)
Bài 58/33:
a) < 3,1416 -3,14 < 0,002
b) < 3,1416 -3,1415 = 0,0001
Bài 59/33: được: Vì 0,005 < 0,05 nên V chỉ có 4 chữ số chắc.
4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS
-Gọi HS nhắc lại các nội dung kiến thức đã ôn tập trong bài.
-Nếu còn thời gian có thể hướng dẫn thêm HS một số bài tập còn
5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập, tiếp tục thực hiện các bài tập còn lại trang 31,32 và 33SGK, học kỹ các kiến thức và chuẩn bị cho tiết kiểm tra 1 tiết sắp tới
6.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TIET 10-12.docx