Bài giảng Bài 41 Nhiên Liệu tiết 51

A. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

+ Nắm được nhiên liệu và các chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.

+ Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng.

 Kĩ năng:

+ Nắm được cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu.

 

doc15 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 41 Nhiên Liệu tiết 51, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 41 Nhiên Liệu + Tiết PPCT : 51 + Tuần : 26 + Ngày soạn : 08 – 03 – 2007 A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Nắm được nhiên liệu và các chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. + Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng. ‚ Kỉ năng: + Nắm được cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: Ảnh, tranh vẽ về các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí. + Học sinh: Xem và chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến bài nhiên liệu. ‚ Phương pháp : Hỏi đáp + Diễn giảng. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: lấy ví dụ một số nhiên liệu rắn, lỏng, khí => phân tích cho HS thấy đặc điểm của nhiên liệu khi tác dụng với oxi. HS: Phát biểu khái niệm nhiên liệu + ghi vào vở. I. Nhiên liệu là gì? Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. GV: Trên cơ sở ví dụ trên Đặt câu hỏi: Nhiên liệu được chia làm mấy loại? HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở. II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào? Dựa vào trạng thái chia nhiêu liệu thành 3 loại: 1) Nhiên liệu rắn: Than mỏ, gỗ, than bùn, … 2) Nhiên liệu lỏng: Gồm các sản phẩm chế biến dầu mỏ (xăng, dầu hoả, …) và rượu. 3) Nhiên liệu khí: Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: Thông báo cho HS cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả. HS: Ghi nội dung vào vở. III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả? Muốn sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy. - Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi. - Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp cho nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt do sự cháy tạo ra. D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: Thế nào là nhiên liệu? Có mấy loại nhiên liệu? Cho ví dụ? Cho biết các biện pháp cần thiết để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả? ‚ Dặn dò: Ä Học bài + Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 132 SGK Ä Xem trước bài luyện tập 4 trang 133. + Phần I: Kiến thức cần nhớ kẻ sẳn bảng ở nhà. + Phần II: Làm trước bài tập 1, 2 ở nhà. E. THÔNG TIN BỔ SUNG: Bài 42 : Luyện Tập Chương IV: HIDRO CACBON – NHIÊN LIỆU + Tiết PPCT : 52 + Tuần : 26 + Ngày soạn : 13 – 03 – 2007 A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Củng cố các kiến thức đã học về Hidro cacbon. + Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất Hidro cacbon. ‚ Kỉ năng: + Củng cố các phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: Phấn màu , bảng phụ. + Học sinh: Xem lại các bài CH4, C2H4, C2H2 và C6H6. ‚ Phương pháp : Hỏi đáp + Diễn giảng C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: Cho HS lên bảng điền các mục vào bảng phụ. HS: Lên bảng thực hiện vào bảng phụ. HS: Viết phương trình phản ứng minh hoạ. I. Kiến thức cần nhớ: Vẽ bảng theo SGK trang 133. Viết phương trình minh hoạ. HS: lên bảng thực hiện bài tập 1. GV: theo dỏi sửa chửa sai sót. HS: Ghi nội dung vào vở. HS: lên bảng thực hiện bài tập 2. GV: theo dỏi sửa chửa sai sót. HS: Ghi nội dung vào vở. II. Bài tập: * Bài tập 1 trang 133 * Bài tập 2 trang 133 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: hướng dẫn HS làm bài tập 3. GV: cho HS đọc đề bài => hướng dẫn HS tóm tắt dử liệu. HS: Tiến hành tìm k/l C, H, O nếu có. GV: hướng dẫn HS lập tỉ lệ tìm x, y. HS: Tự làm các câu a, b, c, d. * Bài tập 3 trang 133 * Bài tập 4 trang 133 D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: ‚ Dặn dò: Ä Xem trước bài thực hành tính chất của Hidro cacbon. Ä Chuẩn bị trước bảng tường trình thí nghiệm. E. THÔNG TIN BỔ SUNG: Bài 43 Thực Hành : TÍNH CHẤT CỦA HIDRO CACBON + Tiết PPCT : 53 + Tuần : 27 + Ngày soạn : 20 – 03 – 2007 A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Củng cố kiến thức về hidro cacbon. ‚ Kỉ năng: + Tiếp tục rèn luyện các kỉ năng thực hành hoá học. ƒ Thái độ: + Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập, thực hành hoá học. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm + hoá chất : đất đèn, dung dịch Brôm, nước cất. + Học sinh: Xem trước bài thực hành + Chuẩn bị bảng tường trình. ‚ Phương pháp : C. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: + Cho HS đọc thí nghiệm 1 theo SGK. + Hướng dẫn HS lắp dụng cụ theo hình vẽ. HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. GV: Em thấy gì ở đầu ống dẫn khí khi cho H2O vào ống nghiệm đựng CaC2 HS: trả lời. 1) Thí nghiệm 1: Điều chế C2H2 HS: Ghi hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hoá học vào bảng tường trình. GV: cho HS đọc tiến hành thí nghiệm. HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. GV: Em thấy gì khi cho C2H2 vào dung dịch nước Brôm? HS: Trả lời. GV: cho HS đọc kỉ cách tiến hành thí nghiệm. HS:Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. 2) Thí nghiệm 2: Tính chất của C2H2 + Tác dụng của C2H2 với dung dịch nước Brôm: HS: Ghi hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hoá học vào bảng tường trình. + Tác dụng của C2H2 với Oxi (phản ứng cháy): HS: Ghi hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hoá học vào bảng tường trình. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: Em thấy gì khi cho que đóm đang cháy vào đầu ống khí C2H2? HS: Trả lời. GV: Cho HS đọc cách tiên hành thí nghiệm. HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. GV: Em thấy gì khi cho C6H6 vào nước. HS: trả lời. Thí nghiệm 3: Tính chất vật lí của benzen. HS: Ghi hiện tượng quan sát được, giải thích vào bảng tường trình. D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: ‚ Dặn dò: Ä GV cho HS xem lại bảng tường trình rồi nộp cho GV. Ä Xem và chuẩn bị câu hỏi liên quan bài êtylic. E. THÔNG TIN BỔ SUNG: Bài 46 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ÊTYLEN, RƯỢU ÊTYLIC VÀ AXIT AXÊTIC + Tiết PPCT : 56 + Tuần : 28 + Ngày soạn : 02 – 04 – 2007 A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Nắm được mối liên hệ giữa hidro cacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là êtylen, rượu êtylic, axit axêtic và êtyl axêtat. ‚ Kỉ năng: + Viết các PTHH theo sơ đồ chuyển đổi giữa các chất. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ. + Học sinh: Xem lại tính chất hoá học của C2H4, C2H6O, C2H4O2. ‚ Phương pháp : Hỏi đáp C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: Cho HS lên bảng viết sơ đồ mối liên hệ. HS: Lên bảng viết ác PTHH. C2H4 + H2O ? C2H5OH + O2 ? CH3COOH + HOC2H5 I. Sơ đồ mối liên hệ giữa êtylen, rượu êtylic và axit axêtic: Êtylen Rượu êtylic Axit Axêtic Êtyl Axêtat PTHH: C2H4 + H2O C2H5OH C2H5OH + O2 CH3 – COOH CH3COOH + HOC2H5 CH3COOC2H5 + H2O GV: Hướng dẫn HS đọc đề bài tập 1. HS: 2 HS lên bảng làm bt 1a và 1b. GV: theo dỏi sửa chửa sai sót. II. Bài tập: * Bài tập 1 trang 144 SGK HS: Tự làm bài tập 1 và ghi vào vở. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: giới thiệu cho HS thuốc thử dùng để nhận biết C2H5OH và CH3COOH. HS: tự làm GV: Theo dỏi sửa chửa sai sót. * Bài tập 2 trang 144 SGK. HS: Tự làm bài tập 2 và ghi vào vở. GV: cho HS đọc bài tập 3. => liên hệ đến bài học => hướng dẫn HS các xác định A, B, C. Từ đó HS tự viết CTCT. * Bài tập 3 trang 144 SGK. HS: Làm bài và ghi nội dung vào vở. GV: Hướng dẫn HS đọc đề => Hệ thống các dự kiện => xácđịnh hướng giải. HS: Tự làm mC, mH, mO => Kết luận các nguyên tố có trong A. GV: hướng dẫn HS đặc CT phân tử, lặp tỉ lệ, tìm mA => tìm CTPT A. * Bài tập 4 trang 144 SGK. HS: Làm từng bước theo hướng dẫ của GV + ghi vào vở. D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: ‚ Dặn dò: Ä Về nhà làm bài tạp 5 trang 144 SGK. Ä Xem lại CTPT, CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học của CH4, C2H4, C2H2, C6H6, C2H6O, C2H4O chuẩn bị kiểm tra. Ä Xem lại các bài tập đã sửa theo SGK. E. THÔNG TIN BỔ SUNG: Bài 47 CHẤT BÉO + Tiết PPCT : 58 + Tuần : 29 + Ngày soạn : 05 – 04 – 2007 A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Nắm được định nghĩa chất béo. + Nắm được trạng thái tự nhiên, tính chất lí học, tính chất hoá học và ứng dụng của chất béo. + Viết được CTPT của Glixerol, công thức tổng quát của chất béo. ‚ Kỉ năng: + Viết được PTHH của phản ứng thuỷ phân của chất béo (dạng tổng quát). B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: 1 lọ dầu lạc, 1 lọ benzen, dụng cụ thí nghiệm. + Học sinh: Xem trước và chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến bài chất béo. ‚ Phương pháp : Hỏi đáp + Diễn giảng C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: cho HS xem hình 5.6 và liên hệ thực tế. Đặt câu hỏi: Trong tự nhiên chất béo có ở đâu? HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở. I. Chất béo có ở đâu? - Chất béo tập trung nhiều ở rau quả, hạt (thực vật), ở mô mở đối với động vật. GV: làm thí nghiệm thử tính tan của chất béo. HS: Quan sát => rút ra nhận xét. II. Chất béo có những tính chất vật lí quan trọng nào? Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, tan được trong xăng, dầu hoả, … GV: thông báo phản ứng thuỷ phân chất béo thu được glixerol và axit béo => liên hệ đến thành phần chất béo. HS: lên bảng viết CT tổng quát của chất béo. III. Chất béo có những thành phần và cấu tạo như thế nào? Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các chất axit béo và có công thức chung là (R-COO)3 C3H5. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: thông báo khả năng tham gia thuỷ phân của chất béo với nước. HS: lên bảng viết pt. GV: thông báo khả năng phản ứng xà phòng hoá của chất béo với dd NaOH. HS: Lên bảng viết PTHH. IV. Chất béo có những tính chất hoá học quan trọng nào? - Phản ứng thuỷ phân với H2O: Chất béo + H2O glixerol + axit béo (RCOO)3C3H5 + 3H2O C3H5(OH)3 + 3RCOOH - Phản ứng thuỷ phân với dung dịch kiềm. Chất béo + dd kiềm glixerol + muối (RCOO)3C3H5 +3NaOH C3H5(OH)3 + 3RCOONa Hỗn hợp muối Natri của chất béo là thành phần chính của xà phòng. Vì vậy phản ứng này còn được gọi là phản ứng xà phòng hoá. GV: Đặt câu hỏi. Chất béo có những ứng dụng gì trong đời sống và trong công nghiệp? HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở. V. Chất béo có những ứng dụng nào? - Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật. - Trong công nghiệp chất béo dùng để điều chế glixerol và xà phòng. D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: Chất béo có ở đâu? Có đặc điểm như thế nào về tính chất vật lí ? Viết pt phản ứng thuỷ phân của chất béo với H2O và dd NaOH? Chất béo có những ứng dụng như thế nào? ‚ Dặn dò: Ä Xem lại tính chất vật lí, tính chất hoá học C2H6O, C2H4O2, chất béo. Ä Kẻ sẳn bảng trang 148 SGK. Ä Làm trước các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 149 SGK. E. THÔNG TIN BỔ SUNG: Bài 48 LUYỆN TẬP RƯỢU ÊTYLIC. AXIT AXÊTIC VÀ CHẤT BÉO + Tiết PPCT : 59 + Tuần : 30 + Ngày soạn : 10 – 04 – 2007 A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Củng cố các kiến thức cơ bản về rượu êtylic, axit axêtic và chất béo. ‚ Kỉ năng: + Rèn luyện kỉ năng giải một số dạng bài tập. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu. + Học sinh: Xem lại các bài rượu êtylic, axit axêtic và chất béo. ‚ Phương pháp : Hỏi đáp C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: kẻ sẳn bảng như SGK. HS: Lên bảng điền vào các ô tương ứng. GV: theo dỏi sửa chửa sai sót. HS: lên bảng viết PTHH minh hoạtheo ác phản ứng bên: I. Kiến thức cần nhớ: Kẻ bảng theo SGK. PTHH: C2H6O + O2 C2H5OH + Na C2H5OH + CH3COOH CH3COOH + K CH3COOH + CuO CH3COOH + NaOH CH3COO + Na2CO3 GV: Cho HS đọc bài tập 1 HS: lên bảng làm bt. II. Bài tập: * Bài tập 1 trang 148 SGK HS làm và ghi vào vở GV: Cho HS đọc bài tập 2 HS: lên bảng làm bt. * Bài tập 2 trang 148 HS làm và ghi vào vở Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: Cho HS đọc bài tập 3 HS: lên bảng làm bt. GV: cho HS đọc đề bà và phân tích hướng làm. HS: lên bảng trình bày cách làm. GV: cho HS đọc đề => hướng dẫn HS hệ thống các dử kiện => xác định hướng giải. * Bài tập 3 trang 149 HS làm và ghi vào vở * Bài tập 4 trang 149 HS làm và ghi vào vở * Bài tập 7 trang 149 HS tiến hành làm từng bước vào vở theo hướng dẫn của GV. D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: ‚ Dặn dò: Ä Về nhà làm các bài tập 5, 6 trang 149 SGK. Ä Xem trước bài thực hành : tính chất của rượu và axit Ä Kẻ sản bảng tường trình thí nghiệm ở nhà. E. THÔNG TIN BỔ SUNG: Bài 49 THỰC HÀNH : TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU VÀ AXIT + Tiết PPCT : 60 + Tuần : 30 + Ngày soạn : 11 – 04 – 2007 A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Củng cố những hiểu biết về tính chất hoá học của rượu êtylic và axit axêtic. ‚ Kỉ năng: + Tiếp tục rèn luyện các kỉ năng về thực hành hoá học. Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành thí nghiệm. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: dụng cụ thí nghiệm + hoá chất: rượu êtylic khan, axit axêtic đặc, H2SO4 đặc, nước lạnh, dd axit axêtic Zn, bột CuO, CaCO3, giấy quì. + Học sinh: Xem trước bài thực hành + chuẩn bị trước bảng tường trình. ‚ Phương pháp : Trực quan. C. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: cho HS đọc thí nghiệm 1 HS: Tiến hành làm thí nghiệm 1. GV: đặt câu hỏi: + Em thất màu quỳ tím như thế nào khi tẩm dd C2H4O2? + Cho biết hiện tượng xảy ra khi cho Zn vào dd C2H4O2? + Cho biết dấu hiệu xảy ra khi cho C2H4O2 vào bột CuO rồi đun nhẹ? HS: Từng HS trả lời từng câu hỏi. I. Tiến hành thí nghiệm: * Thí nghiệm 1: Tính axit axêtic HS: Ghi hiện tượng quan sát được ở mỗi trường hợp + giải thích và viết PTHH vào bảng tường trình. GV: Cho HS đọc thí nghiệm 2. HS: tiến hành làm thí nghiệm 2. GV: đặt câu hỏi: Em thấy gì khi cho muối bảo hoà vào chất lỏng thu được, cho biết mùi của chất lỏng đó? HS: trả lời. * Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu êtylic với axit axêtic. HS: Ghi hiện tượng quan sát được, giải thích và viết PTHH vào bảng tường trình. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ II. Tường trình thí nghiệm: HS đọc kỉ lại bản tường trình rồi nộp cho GV. D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố : ‚ Dặn dò: Ä Xem trước và chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến bài glucozơ. Ä Câu hỏi: 1) Trong tự nhiên glucozơ có ở đâu? 2) Cho biết một số đặc điểm của glucozơ về trạng thái, màu sắc, khả năng tan trong nước? 3) Khả năng phản ứng của glucozơ? 4) Những ứng dụng của glucozơ? E. THÔNG TIN BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docHoa 9_Tiet 51 den 60_roi.doc
Giáo án liên quan