I. Mục tiêu bài học:
1. Củng cố kiến thức:
- Tính chất hóa học của đơn chất: O2, O3,S
- Tính chất hóa học của hợp chất: H2O2, H2S, SO2, SO3, H2SO4
2. Rèn kĩ năng:
- So sánh tính chất hóa học của O2 và S dựa vào cấu tạo nguyên tử, độ âm điện.
- Dựa vào số oxi hóa để giải thích tính chất hóa học của S và các hợp chất của S
- Viết ptpứ chứng minh tính chất hóa học của đơn chất, hợp chất của O2, S.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 46: luyện tập chương 6 oxi – lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài giảng: Ngày soạn: 14/03/09
Ngày giảng: 17/03/09
Bài 46: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 6
OXI – LƯU HUỲNH
I. Mục tiêu bài học:
1. Củng cố kiến thức:
- Tính chất hóa học của đơn chất: O2, O3,S
- Tính chất hóa học của hợp chất: H2O2, H2S, SO2, SO3, H2SO4
2. Rèn kĩ năng:
- So sánh tính chất hóa học của O2 và S dựa vào cấu tạo nguyên tử, độ âm điện.
- Dựa vào số oxi hóa để giải thích tính chất hóa học của S và các hợp chất của S
- Viết ptpứ chứng minh tính chất hóa học của đơn chất, hợp chất của O2, S.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: bài giảng powerpoint
- Học sinh: ôn tập lại các kiến thức chương oxi- lưu huỳnh
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: S
Hoàn thành sơ đồ phản ứng: FeS2 ®SO2®SO3®H2SO4 ® Fe2(SO4)3
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
TG
Hoạt động 1:
GV: Ychs cho biết cấu hình e, độ âm điện của O,S?
HS: Cấu hình e Độ âm điên
O : 1s22s22p4 3,44
S : 1s22s22p63s23p4 2,58
GV: nhận xét, chiếu nội dung
GV: Ychs từ cấu hình e và độ âm điện, so sánh sự giống nhau và khác nhau của O, S?
HS: - Giống: đều có 6 e ngoài cùng, 2 e độc thân, có độ âm điện tương đối lớn.
- Khác nhau: O không có phân lớp d nên ko có các trạng thái kích thích. S có phân lớp d nên có các trạng thái kích thích.
HS: nhận xét, chiếu nội dung
Hoạt động 2:
GV: Ychs so sánh đơn chất oxi ( O2,O3) và S
GV: gợi mở: so sánh tính oxi hóa của O2, O3, S
HS: tính oxi hóa của O3 > O2 > S
GV: nhận xét, chiếu nội dung
GV: Ychs cho biết tính chất hóa học của O2, O3, S
HS: O2, O3 chỉ có tính oxi hóa còn S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
GV: Ychs viết pứcm tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2
HS: O2 + (Ag, dd KI)
O3+ 2Ag Ag2O + O2
O3 + 2KI + H2O I2 + O2 + 2KOH
GV: nhận xét, chiếu nội dung
GV:Ychs nhắc lại các số oxi hóa thường gặp của S?
HS: các số oxi hóa của S: -2, 0, +4, +6
HS: nhận xét bổ sung, chiếu nội dung
GV: trong các hợp chất của S thì H2SO4 là hợp chất quan trọng nhất.
GV: Ychs cho biết tính chất hóa học của H2SO4 loãng? cm?
HS: H2SO4 loãng có tính axit mạnh: làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với kim loại trước H2, oxit bazơ, bazơ, muối của axit yếu.
GV: nhận xét và chiếu nội dung
GV: Ychs cho biết tính chất hóa học của H2SO4 đặc.
HS: H2SO4 đặc ngoài tính axit mạnh còn có tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.
GV: nhận xét chiếu nội dung.
GV: Ychs cho biết việc sản xuất H2SO4 trong công nghiệp bao gồm mấy công đoạn chính, kể tên.
HS: bao gồm 3 công đoạn chính: sản xuất SO2, SO3, hấp thụ SO3 bằng H2SO4.
GV: nhận xét và chiếu nội dung.
Hoạt động 3:
GV: Ychs cho biết các hoá chất dùng để nhận biết: H2S, SO2, O2 , O3, SO2, SO3, S2-, SO42-? hiện tượng?
HS: đối với H2S, S2- dùng dd Pb(NO3)2 , hiện tượng tạo kết tủa PbS màu đen. SO2 dùng quỳ tím ẩm, hiện tượng: quỳ tím ẩm chuyển sang màu hồng.
GV: nhận xét, chiếu nội dung
GV: Ychs làm bài tập trắc nghiệm và tự luận
HS: thảo luận và trả lời.
Hoạt động 4: dặn dò:
Học bài và làm bài tập trong sgk.
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:
I. Tính chất hoá học của oxi-lưu huỳnh:
1. Cấu hình e nguyên tử
2. tính chất hóa học
II. Tính Chất các hợp chất của oxi, S
1. Hợp chất của oxi
2. Những hợp chất của S
BÀI TẬP
Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử của những nguyên tố nhóm VIA trong bảng tuần hoàn là:
A. 2s2sp4 C. 3s23p4
B. 1s22s22p4 D. ns2np4
Câu 2: Nhờ tính chất nào dưới đây của ozon mà nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu hơn:
A. Ozon là chất khí , có mùi đặc trưng C. Ozon có khả năng hấp thụ tia tử ngoại.
B. Ozon có tính oxi hóa rất mạnh, diệt khuẩn cao D. Ozon có tính oxi hóa yếu hơn oxi
Câu 3: Để pha axit đặc thành axit loãng, cách nào dưới đây là đúng:
A. Rót từ từ axit theo đũa thủy tinh vào nước C. Rót mạnh nước vào axit
B. Rót từ từ nước theo đũa thủy tinh vào axit D. Rót mạnh axit vào nước
Câu 4: Dãy chất nào dưới đây đều tác dụng được với dd H2SO4 loãng:
A. Cu, Fe, Fe2O3 , BaCl2 C. Al, Fe, Fe2O3, BaCl2
B. Al, Fe, Fe2O3 , Ag D. HCl, Al, Fe, Fe2O3
Câu 5: Cho các khí sau: H2S, H2, SO2, O2. Những khí nào làm mất màu nước brôm khi sục chúng vào nước brôm.
A. H2S, H2 B. H2, H2S, SO2 C. H2S, SO2 D. H2S, H2, SO2, O2
Câu 6: SO2 có lẫn SO3. Hãy cho biết có thể sử dụng dung dịch nào sau đây để loại bỏ SO3 ra khỏi SO2.
A. Nước Br2 B. dd NaOH C. dd Na2SO3 D. dd H2SO4 đặc
Câu 7: Trong phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O ® 2HCl + H2SO4. Trong đó SO2 đóng vai trò:
A. Là chất oxi hóa B. Là chất khử C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử D. Tất cả đều sai
Câu 8: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào sai:
A. Ag + H2SO4đnóng ®Ag2SO4 + SO2 + H2O
B. Cu + H2SO4đnguội ®CuSO4 + SO2 + H2O
C. Zn + H2SO4đnóng®ZnSO4 + S + H2O
D. Fe + H2SO4đnóng® FeSO4 + SO2 + H2O
Câu 9: Khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa hết 200 ml dd H2SO4 0,1 M là:
A. 1,6g C. 16g
B. 0,8g D. 8g
Câu 10: Đốt cháy m gam S thu được 6,72l khí ở đktc. Giá trị của m là:
A. 0,96g C. 96g
B. 4,8g D. 9,6g
Bài tập tự luận
1. Hoàn thành phương trình phản ứng:
FeS® H2S®S® SO2® Na2SO3®SO2®H2SO4® CuSO4
2. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dd HCl dư thu được 2,464 lít hỗn hợp khí ở đktc. Cho hỗn hợp khí này qua dd Pb(NO3)2 dư thu được 23,9g kết tủa màu đen.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra
b. Tính % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp
3. Hòa tan 12g hỗn hợp Fe, Cu vào dd H2SO4 loãng vừa đủ thu được 2,24 lít khí H2
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính % về số mol của mỗi chất trong hỗn hợp
Đà Nẵng ngày 14 tháng 03 năm 2009
BCĐTT GVHDGD SVTT
Lê Phước Dũng Nguyễn Vũ Anh Duy Huỳnh Thị Thu Vỹ
File đính kèm:
- luyen tap OS10NC.doc