Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
HS biết: - Tốc độ phản ứng hóa học, tốc độ trung bình, tốc độ tức thời là gì?
2. Về kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- Biết tính tốc độ trung bình của phản ứng hóa học
II. Chuẩn bị:
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 49: về tốc độ phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài giảng: Ngày soạn: 24/03/09
Ngày giảng: 28/03/09
Bài 49: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
HS biết: - Tốc độ phản ứng hóa học, tốc độ trung bình, tốc độ tức thời là gì?
2. Về kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- Biết tính tốc độ trung bình của phản ứng hóa học
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Phiếu học tập .
Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở sgk
IV. Phương pháp:
Thuyết trình, phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( không)
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
TG
Hoạt động 1:
GV: làm thí nghiệm sgk
HS: theo dõi thí nghiệm
GV: Ychs cho biết hiện tượng xảy ra?
HS: ống (1) xuất hiện kết tủa trắng ngay còn ống (2) một lát sau mới xuất hiện kết tủa.
GV: nhận xét, bổ sung và gọi hs lên bảng viết ptpứ xảy ra ở ống 1 và 2
HS: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl (1)
H2SO4 + Na2S2O3 → Na2SO4 + S + SO2 + H2O (2)
GV: nhận xét, bổ sung
GV: Ychs tìm phản ứng minh hoạ trong thực tế cuộc sống về loại pứ xảy ra nhanh, xảy ra chậm.
HS: pứ xảy ra nhanh như pứ nổ, pứ trung hoà giũa axits mạnh và bazơ mạnh
pứ xảy ra hết sức chậm như pứ han rỉ sắt khi sắt để trong không khí, pứ tạo thành dầu mỏ.
GV: nhận xét, bổ sung
Ngoài ra còn có những pứ có tốc độ vừa phải như hoà tan đá vôi trong axit, đốt cháy gỗ…
Hoạt động 2:
GV: Ychs cho biết khi một pứ hoá học xảy ra, nồng độ của chất pứ và sản phẩm biến đổi ntn?
HS: Nồng độ các chất pứ giảm dần còn nồng độ của sản phẩm tăng dần.
GV: nhận xét, bổ sung
GV: có thể dùng độ biến thiên nồng độ theo thời gian của một chất bất kì trong pứ làm thước đo tốc độ pứ.
GV: Ychs tham khảo sgk cho biết tốc độ pứ là gì?
HS: Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứnghoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
GV: nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3:
GV: Biến thiên nồng độ của chất A
∆C = C2 – C1
Biến thiên nồng độ của chất A trong một đơn vị thời gian: ∆CA
∆t
Vì C2 < C1 mà biến thiên nồng độ luôn dương nên ta thêm dấu âm vào biểu thức.
GV: giá trị v=
Là tốc độ trung bình của pứ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2
Tương tự tốc độ trung bình của phản ứng trên theo sự biến thiên nồng độ của chất B
GV: Vì C2’ > C1’ nên biểu thức luôn dương do đó khi tính vận tốc trung bình của pứ theo sản phẩm ta không thêm dấu âm.
GV: Đối với pứ tổng quát:
a A + bB → cC + dD
GV : Ychs tính tốc độ trung bình của phản ứng, rút ra nhận xét.
HS: trả lời
GV: nhận xét, bổ sung
Người ta thường xác định tốc độ pứ ở từng thời điểm, tốc độ đó gọi là tốc độ tức thời kí hiệu là v
Hoạt động 4:
Hoạt động : Củng cố và dặn dò
1. Củng cố:
GV: phát phiếu học tập
HS: thảo luận và trả lời
2. Dặn dò:
Làm bài tập trong sgk, học bài và xem trước bài mới.
I. KHÁI NIỆM TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG:
1. Thí nghiệm:
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl (1)
H2SO4 + Na2S2O3 → Na2SO4 + S + SO2 + H2O (2)
→ Pứ (1) xảy ra nhanh hơn pứ (2)
2. Tốc độ phản ứng:
a. Định nghĩa: Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứnghoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
b. Đơn vị: mol/l.s, mol/l.phút, mol/l.giờ.
3. Tốc độ trung bình của phản ứng:
Xét pứ: A → B
t1 C1 C1’
t2 C2 C2’
→ Biến thiên nồng độ của chất A
∆C = C2 – C1
→ Biến thiên nồng độ của chất A trong một đơn vị thời gian: ∆CA
∆t
v =
Là tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ t1→ t2 theo chất A
Tương tự: v =
* Đối với pứ tổng quát:
a A + bB → cC + dD
Tốc độ trung bình của phản ứng:
Ví dụ: Xét pứ: N2O5 → N2O4 + ½ O2
Thời gian (s)
Nồng độ (M)
t1 =0
t2 =184
t3 = 135
2,33
2,08
1,91
Đà Nẵng ngày 24 tháng 03 năm 2009
BCĐTT GVHDGD SVTT
Lê Phước Dũng Nguyễn Vũ Anh Duy Huỳnh Thị Thu Vỹ
File đính kèm:
- toc do phan ung10nc.doc