I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài học HS biết được:
- Tính chất, ứng dụng , cách nhận biết axit HCl, H2SO4 (loãng) và H2SO4 (đặc) ( tác dụng với kim loại yếu và tính háo nước). Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit HCl, H2SO4 (loãng) và H2SO4 ( đặc) tác dụng với kim loại.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 5: một số axit quan trọng (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 04 Ngày soạn: 07/09/2013
Tiết 07 Ngày dạy: 10/09/2013
Bài 5: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài học HS biết được:
- Tính chất, ứng dụng , cách nhận biết axit HCl, H2SO4 (loãng) và H2SO4 (đặc) ( tác dụng với kim loại yếu và tính háo nước). Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit HCl, H2SO4 (loãng) và H2SO4 ( đặc) tác dụng với kim loại.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 (loãng) và H2SO4 ( đặc, nóng).
- Nhận biết được dung dịch HCl và dung dịch muối clorua, axit H2SO4 và dung dịch muối sunfat.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCl, H2SO4 trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Học sinh hứng thú, sử dụng tiết kiệm hóa chất khi làm thí nghiệm.
4. Trọng tâm :
- Tính chất hoá học của axit, tính chất riêng của H2SO4 .
- Phản ứng điều chế mỗi loại axit.
- Nhận biết H2SO4 và dung dịch muối sunfat.
II. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học:
a.Giáo viên:
- Hóa chất: H2SO4 (đặc), Cu, đường, quì tím.
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, thìa và ống hút hóa chất, cốc thuỷ tinh, đèn cồn, đũa thủy tinh, giấy lọc, tranh ảnh về ứng dụng axit.
b.Học sinh: đọc bài trước, ôn tập về các tính chất của oxit.
2.Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành, làm việc với sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Ổn định lớp học: 9A2……/……
9A3……/…… 9A5……/……
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra BT6 sgk/19
- Gọi HS lên bảng chữa
Vì Fe dư nên HCl phản ứng hết.
nFe =
a, Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
Tỉ lệ phản ứng 1 2 1 1
Đề cho: 0,15 0,3 0,15 ¬ 0,15
b, mFe = 0,15.56 = 8,4(g)
c,
3. Bài mới
Axit sunfuaric loãng có đủ tính chất hoá học của 1 axit vậy axit sunfuaric đặc có những tính chất hoá học nào khác, ta nghiên cứu tiếp bài 4.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của Axit Sunfuaric (đặc).
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- Lấy 2 ống nghiệm cho vào mỗi ống 1 ít lá Cu nhỏ, rót vào ống.
1 ml H2SO4 (l), ống 1 ml H2SO4 (đ) đun nhẹ.
- Yêu cầu : HS quan sát thí nghiệm nêu hiện tượng, nhận xét, viết PTHH
® Kết luận?
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV biểu diễn thí nghiệm: cho 1 ít đường vào đáy cốc, rót thêm từ 1 ® 2 ml H2SO4 ( đ) yêu cầu :
+ Quan sát hiện tượng thí nghiệm?
- GV giải thích: màu đen là cácbon do H2SO4 ( đ) đã loại đi 2 nguyên tố H, O trong H2O ra khỏi đường ® H2SO4 đ có tính háo nước
+ Gọi 1 HS lên viết PTPƯ ?
ôxi hoá
- Thông báo: 1 phần C lại bị
H2SO4 (đ) CO2 và SO2 ® sủi bọt ® C dâng lên ® do đó khi sử dụng H2SO4 đ phải cẩn thận.
- Làm thí nghiệm theo nhóm tiến hành như hướng dẫn ® ghi lại kết quả
- Đại diện nhóm nêu:
Hiện tượng:
ống 1: không có hiện tượng gì.
ống 2: Cu tan dần ® xuất hiện màu xanh lam
- Chứng tỏ có phản ứng xảy ra ® viết PTPƯ
- Lắng nghe, ghi nhớ viết được các PT phản ứng minh hoạ .
- Quan sát thí nghiệm nêu được hiện tượng: đường màu trắng ® vàng ® nâu ® đen ® phản ứng toả nhiệt
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Viết được PTPƯ
- Lắng nghe
2. Axit Sunfuric đặc có những tính chất hoá học riêng.
a, Tác dụng với kim loại
* Thí nghiệm: cho Cu tác dụng với H2SO4 (l); H2SO4 (đ)
* PTHH:
Cu + H2SO4 (đ, nóng)® CuSO4 + 2 H2O + SO2
CuSO4 : dung dịch màu xanh lam
- H2SO4 (đ,nóng) tác dụng với hầu hết các kim loại
® Muối Sunfat, không giải phóng H2
b, Tính háo nước
*Thí nghiệm: H2SO4 (đ) tác dụng với đường.
H2SO4
* PTHH:
Đặc
C12H22O11 11H2O + 12 C
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Hướng dẫn Cách nhận biết H2SO4 và muối Sunfat
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm
+ Cho vào ống nghiệm 1: 1ml H2SO4 (loãng)
+ Cho vào ống nghiệm 2: 1ml Na2SO4
Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 3-4 giọt BaCl2. Yêu cầu HS:
+ Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTPƯ ?
- GV thông báo: gốc (SO4) trong các phân tử H2SO4 hoặc Na2SO4 kết hợp với nguyên tố Ba trong phân tử BaCl2 tạo thành kết tủa trắng.
- Từ thí nghiệm trên HS rút ra cách nhận biết H2SO4 và muối sunfat?
- GV chốt kiến thức
- Yêu HS đọc ghi nhớ sgk
- Lắng nghe hướng dẫn, làm thí nghiệm theo nhóm
- Nêu được (xuất hiện ¯ trắng không tan) ® đã xảy ra phản ứng hoá học
- Lắng nghe.
- Rút ra kết luận.
- Lắng nghe, ghi nhận.
V- Nhận biết Axit Sunfuric và muối Sunfat
* Thí nghiệm:
Cho vào ống nghiệm 1: H2SO4 + BaCl2.
Cho vào ống nghiệm 2: Na2SO4 + BaCl2
* Hiện tượng: xuất hiện ¯ trắng
* PTPƯ:
H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + 2HCl
Na2SO4 + BaCl2 ®BaSO4 ¯+ 2NaCl
* Nhận biết:
- Dùng thuốc thử là dung dịch muối bari: BaCl2, Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 hiên tượng xuất hiện kết tủa trắng.
* Ghi nhớ: sgk
4.Củng cố:
- Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các lọ hoá chất bị mất nhãn đựng các dung dịch không màu sau : K2SO4, KCl, KOH, H2SO4 .
Cách làm:
- Nhỏ các dung dịch trên vào mẩu giấy quỳ tím nếu thấy:
Quì tím ® đỏ là H2SO4, xanh là KOH, không chuyển màu là K2SO4, KCl
- Nhỏ 1 - 2 giọt BaCl2 vào 2 ống nghiệm chưa phân biệt được nếu thấy:
Xuất hiện ¯ trắng là dung dịch K2SO4, không xuất hiện ¯ trắng là dung dịch KCl
PTHH: K2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + 2 KCl
5. Nhận xét và dặn dò:
a. Nhận xét: Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS
b.Dặn dò:
- Học bài và làm các bài tập sgk/19
- Chuẩn bị bài 5.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Hoa 9Tuan 4 Tiet 7.doc