1.Kiến thức:
- Hiểu được nguên tử khối là khối lượng của một nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon
- Biết được mỗi ĐVC bằng 1/12 nguyên tử C
- Biết được mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 5: nguyên tố hóa học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 7
ND: ……../………/……… Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (TT)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Hiểu được nguên tử khối là khối lượng của một nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon
Biết được mỗi ĐVC bằng 1/12 nguyên tử C
Biết được mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt
2.Kĩ năng:
Biết dựa vào bảng 1/42 sgk để:
+ Tìm ký hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố
+ Xác định được tên và ký hiệu của nguyên tố khi biết NTK
+ Rèn kĩ năng tính toán
3.Thái độ:
Tạo hứng thú học tập bộ môn
II. Chuẩn bị:
- GV:+ Bảng 1 sgk trang 42
+Phiếu học tập: ghi các đề bài luyện tập có trong tiết học
- HS: Bảng nhóm, dụng cụ học tập, sgk
III. Phương pháp dạy học:
-Dùng phương pháp thuyết trình.
-Đàm thoại kết hợp thảo luận nhóm
IV. Tiến trình:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh(1 phút)
8A1
8A2
2.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
Câu hỏi
Đáp án
-HS1: Viết KHHH các nguyên tố: Kali, sắt, bạc, Natri,clo , Magie, oxi, hiđro, đồng, lưuhuynh? (10đ)
-HS2: Cách viết sau lần lượt chỉ ý gì? 3K, 4Mg, C, 5Ca, 2Al.(10đ)
1/ -K, Fe, Ag, Na, Cl, Mg,O, H, Cu, S (10đ)
2/ -3K:ba nguyên tử kali (2đ)
4Mg:bốn nguyên tử magie(2đ)
C: một nguyên tử Cacbon(2đ)
5Ca: năm nguyên tử canxi(2đ)
2Al: hai nguyên tử nhôm(2đ)
3.Bài mới: (30 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé. Viết theo dạng luỹ thừa 1 ngtử C là 1,9926.10-23g số trị này quá nhỏ, không tiện dụng. Để cho các trị số khối lượng nầy là số đơn giản, dể sử dụng, trong khoa học dùng 1 cách riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tư (khối lượng nguyên tử)û. Đó là nội dung bài học hôm nay.
GV: ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tử khối: (15p)
? Tính khối lượng của một nguyên tử H.Biết rằng nguyên tử H nhẹ bằng 1/12 nguyên tử C?
HS: mH = 1/12 x 1,9926.10-23 = 0,166. 10-23 (g)
Tư duy:
? Em hãy tính khối lượng của nguyên tử O.Biết rằng nguyên tử O nhẹ bằng bằng ¾ nguyên tử C
-HS: mO = 4/3 x 1,9926.10-23 = 2,657. 10-23 (g)
-*GV thuyết trình: Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì quá nhỏ, không tiện sử dụng. Vì vậy người ta qui ước lấy 1/12 khối lượng của ngtử cacbon làm đơn vị khối lượng ngử gọi là đơn vị Cacbon, viết tắt là đvC. Các giá trị nầy cho biết sự nặng nhẹ giữa các ngtử.VD: H = 1 đvC, O = 16 đvC, C= 12 đvC. (xem bảng 1 sgk/42)
-? Vậy đơn vị C là gì? 1 đvC có khối lượng bằng bao nhiêu?
HS: 1đvC = 0,166.10- 23 = 1,66. 10-24g
Bài tập:
- GV:Cho Mg=24đvc, Cu=64đvc. Hãy so sánh xem ngtử Mg nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với ngtử đồng?
+ HS : Thảo luận nhóm 3p và phát biểu:
= Vậy ngtử Mg nhẹ hơn ngtử Cu 0,375 lần
-*GV: Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các ngtử à Người ta gọi khối lượng nầy là ngtử khối
- ? Vậy ngtử khối là gì?
+ HS: là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon
-GV: yêu cầu HS xem bảng 1 sgk /42 cho biết mỗi nguyên tố có NTK như thế nào?
+ HS: Mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt
-? Dựa vào ngyên tử khối em biết được điều gì?
+HS: tên nguyên tố, KHHH
*Gv: Ngược lại khi bíết tên nguyên tố ta sẽ xác định được KHHH và NTK
*Hoạt động 2: Dựa vào NTK để tìm KHHH và tên nguyên tố.
--? GV: Hãy cho biết NTK và kí hiệu của ngtố sắt, lưu huỳnh?
+ HS: Fe = 56, S =32.
-*gv: Mỗi nguyên tố đều có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy dựa vào NTK của một nguyên tố chưa biết, ta xác định được đó là ngtử nào.
Bài tập 1:
--GV : Yêu cầu học sinh làm bài tập:
Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử Hidrô. Em hãy tra bảng 1/42 và cho biết:
R là nguyên tố nào?
Số P và số e trong nguyên tử?
+ HS: thảo luận và trả lời.
- GV hướng dẩn HS:
+ Muốn xác định R là nguyên tố nào ta phải biết điều gì về nguyên tố R?
- Hs: Phải biết số p hoặc NTK
-? Với dữ kiện đề bài trên ta có thể xác định được số P trong nguyên tố R không?
HS: không. Vậy xác định NTK.
à hãy tra bảng 1/42 và cho biết tên, kí hiệu của nguyên tố R? số p? số e?
Bài tập 2:
Gv: treo bảng phụ ghi nội dung bài tập:
Nguyên tử của nguyên tố X có 16 proton trong hạt nhân. Em hãy xem bảng 1/42 và trả lời câu hỏi sau:
Tên và kí hiệu của X?
số e trong nguyên tử của nguyên tố X?
Nguyên tử X nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử Hidrô, nguyên tử ôxi?
-GV:hướng dẩn và yêu cầu HS giải và nhận xét chung.
* Mở rộng: qua bài tập trên em có nhận xét gì về sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử( MA / MB )?
-HS: MA / MB = 1 => MA = MB(Nguyên tử A bằng ngtử B)
MA / MB > 1 => MA > MB (Nguyên tử A nặng hơn ngtử B)
MA / MB MA < MB (Nguyên tử A nhẹ hơn ngtử B)
Tiết 7: Nguyên tố hoá học(tt)
III.Nguyên tử khối: (NTK)
1/Đơn vị cacbon: ( đvC)
Là khối lượng nguyên tử Cacbon
VD: H= 1 đvC ;O= 16 đvC
C=12đvC
1đvC = 1,66.10-24 g
Nguyên tử khối:
-Là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đvC)
II/ Vận dụng(15p)
Bài 1:
Giải
NTK của R là:
R= 14x1 = 14 đvC
R là Nitơ kí hiệu: N
Vì số p = số e
à số e là: 7e
Bài tập 2:
Giải
X là lưu huỳnh (ký hiệu S)
ngtử S có 16 e
S = 32 đvC
Nguyên tử S nặng gấp 32 lần so với nguyên tử Hidrô và nặng gấp =2 lần so với nguyên tử Ôxi
4. Cũng cố và luyện tập: (5 phút)
HS nhóm thảo luận và làm BT sau:
Xem bảng 1/42 em hãy hoàn chỉnh bảng cho dưới đây:
TT
Tên ngtố
ký hiệu
Số p
Số e
Số n
Tổng số hạt trong nguyên tử
Ngtử khối
1
Flo
10
2
19
20
3
12
36
4
3
4
GV treo bảng nhóm HS và các nhóm nhận xét chấm điểm. Kết quả:
TT
Tên ngtố
ký hiệu
Số p
Số e
Số n
Tổng số hạt trong ngtử
Ngtử khối
1
Flo
F
9
9
10
28
19
2
Kali
K
19
19
20
58
39
3
Magiê
Mg
12
12
12
36
24
4
Liti
Li
3
3
4
10
7
5. Hướng dẩn hoc sinh tự học ở nhà: (3 phút)
- Bài cũ: + Học bài nắm kĩ: nguyên tố hoá học là gì? NTK? Thuộc tên , KHHH của các nguyên tố bảng 1 sgk/42 và + Làm BT 4, 5, 6, 7, 8 /20 sgk
* HS khá giỏi: Làm thêm bài tập:5.6, 5.7 VBT/17.
GV :Hướng dẩn BT về nhà BT 7, 8
Bài mới: Xem bài: “ Đơn chất – Hợp chất – Phân tử “: đọc kĩ nội dung bài.
V RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- 7.doc