Dạng bài tập tự luận giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp

Câu1: Cho các oxit sau:Na2O, MgO, Fe2O3, Fe3O4, SO2, CO2, BaO, Al2O3, CO, SO3,CuO, P2O5.:

1) Phân loại các oxit trên

2) Những oxit nào tác dụng được với:

a) H2O c) dd KOH

b) axit H2SO4 d) Cả H2SO4 và KOH

Viết phương trình phản ứng kèm theo

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạng bài tập tự luận giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạng bài tập tự luận giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp Phần 1: ÔXIT Câu1: Cho các oxit sau:Na2O, MgO, Fe2O3, Fe3O4, SO2, CO2, BaO, Al2O3, CO, SO3,CuO, P2O5.: Phân loại các oxit trên Những oxit nào tác dụng được với: H2O c) dd KOH axit H2SO4 d) Cả H2SO4 và KOH Viết phương trình phản ứng kèm theo Câu 2: Cho các oxit sau: CaO, MgO, Na2O, SO2, SO3, H2O, CO, CO2.Những oxit nào tác dụng được với nhau từng đôi một? Viết các PTPƯ Câu 3: Viết công thức hóa học của những axit hoặc bazơ tương ứng với những oxit sau:SiO2, BaO, P2O5, SO2, SO3, MgO, FeO, Fe2O3, K2O, N2O5, Al2O3 ,CuO Câu 4: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn đựng trong ống ngiệm mất nhãn sau: Na2O và MgO c) Na2O, CaO, MgO và P2O5 Na2O và P2O5 d) BaO, SiO2 và MgO Câu 5: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí không màu đựng trong các ống ngiệm sau: a) SO2 và CO2 b) SO2, CO2 và SO3 c) SO2, CO2 và O2 d) CO, CO2, SO2 và H2 Câu 6:Viết PTHH của các phản ứng: Từ CaO điều chế ra CaCl2 và Ca(NO3)2 Từ SO2 điều chế ra Na2SO3 và NaHSO3 Từ FeS2 điều chế ra H2SO4 và FeCl2 Câu 7:Có những khí ẩm (khí có lẫn hơi nước) : N2, CO2, H2, O2, SO2. Khí nào có thể làm khô bằng CaO ? Giải thích. Câu 8:Cho 16 gam Fe2O3 vào 200 gam dung dịch HCl 14,6%. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Fe2O3 có tan hết hay không? Tính nồng độ C% của dung dịch tạo thành sau phản ứng Cho dung dịch KOH 0,5M vào dung dịch thu được sau phản ứng. Tính thể tích dung dịch KOH 1M cần để kết tủa hoàn toàn lượng muối sắt thu được.Tính khối lượng kết tủa tạo thành. Câu 9:Hoàn thành các chuỗi biến hóa sau bằng cách viết phương trình phản ứng: Na2SO3 SO2 a) S SO2 SO3 H2SO4 SO2 NaHSO3 Na2SO3 b) Ca CaO Ca(OH)2 CaCO3 Ca(HCO3)2 CaCO3 CaO CaCl2 Câu 10: Cho 11,2 gam CaO vào 88,8 gam nước thu được dung dịch A. Tính nồng độ % của dung dịch thu được. Sục V(l) khí CO2 vào dung dịch A.Biết phản ứng chỉ tạo 1 muối duy nhất là CaCO3(không dư Ca(OH)2).Tính V Nếu dùng dung dịch H2SO4 0,5M để trung hòa dung dịch A thì thể tích cần dùng là bao nhiêu? Phần 2: AXIT Câu 1: Có các chất sau: Na, Mg, Ag, Al, Fe, CuO, CaO, Fe(OH)2, NaOH, Cu(OH)2, CaCO3, Na2SO3, AgNO3, BaCl2. Những chất nào tác dụng được với: a) Dung dịch HCl b) Dung dịch H2SO4 loãng Viết các phương trình phản ứng kèm theo. Câu 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau bằng cách viết phuơng trình phản ứng: FeS2 SO2 SO3 H2SO4 SO2 H2SO3 Na2SO3 NaHSO3 Na2SO3 SO2 Na2SO4 Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau( thuốc thử tự chọn ): a) H2SO4, HCl, NaCl b) H2SO4, NaCl, Na2SO4, HCl c) KCl và H2SO4 Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 2,7 g bột nhôm vào 200 ml dung dịch H2SO4 1M. Viết phương trình phản ứng xảy ra? Tính thể tích khí thoát ra( ở đktc) Tính nồng độ các chất trong dung dịch thu được. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch thu được sau phản ứng. Cho biết hiện tượng quan sát được. Tính nồng độ CM của dung dịch thu được. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 5: Cho 342 gam dung dịch Ba(OH)2 vào 200 gam dung dịch H2SO4 19,6%. Viết phương trình phản ứng xảy ra? Tính khối lượng kết tủa tạo thành sau phản ứng? Tính nồng độ C% của dung dịch thu được sau phản ứng Giả sử dung dịch thu được sau phản ứng có khối lượng riêng d = 1,2385(g/ml).Tính nồng độ CM của dung dịch thu được sau phản ứng Cho 1 mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được.Quỳ tím đổi màu không?Màu gì? Tính thể tích dung dịch KOH 2M hoặc thể tích dung dịch HCl 0,5M cần để trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 6:Cho 16 gam CuO vào 150 gam dung dịch HCl 7,3%. Viết phương trình phản ứng xảy ra? CuO có tan hết hay không? Tính nồng độ C% của dung dịch thu được sau phản ứng. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 7: Cho 16,95 gam hỗn hợp gồm NaCl và CaCl2 vào phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch AgNO3 thì thu được 43,05 gam kết tủa. Tính khối lượng mỗi muối clorua có trong hỗn hợp ban đầu Tính nồng độ dung dịch AgNO3 Tính nồng độ dung dịch thu đựoc sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể Câu 8: Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO vào 500 ml dung dịch HCl ( lấy dư ). Sau khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra 1,12 lít khí không màu (đktc). Viết ptpư Tính khối lượng mỗi chất rắn có trong hỗn hợp ban đầu Biết lượng axit lấy dư 25%. Tính CM của dung dịch axit HCl Cho dung dịch NaOH 2M vào dung dịch thu được sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa trắng. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M để lượng kết tủa thu được sau phản ứng là cực đại Câu 9: Hòa tan 8 gam một oxit kim loại hóa trị II vào 500 ml dung dịch H2SO4 1M .Để trung hòa lượng axit còn dư trong dung dịch sau phản ứng cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 2M và thu được dung dịch A. Xác định oxit kim loại chưa biết Tính nồng độ CM của dung dịch A. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể Câu 10: Từ 15 tấn quặng pyrit ( chứa 80% là FeS2 ) điều chế được bao nhiêu tấn H2SO4. Biết hiệu suất của cả quá trình điều chế là 75% Phần 3: BaZơ Câu 1: Cho các bazơ sau: Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, KOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2. Bazơ nào làm quỳ tím hóa xanh? Bazơ nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 Bazơ nào tác dụng được với khí SO2 Bazơ nào tác dụng được với dung dịch CuSO4 Bazơ nào bị phân hủy ở nhiệt độ cao? Viết phương trình phản ứng kèm theo Câu 2: Băng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch không màu đựng trong các ống ngiệm mất nhãn sau: a) H2SO4, HCl, NaOH, Ca(OH)2 b) KOH, KCl, Ba(OH)2, K2SO4 Câu 3: Cho 300 ml dung dịch NaOH vào phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và kết tủa B. Tính nồng độ dung dịch B. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Lấy kết tủa B đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn? Câu 4: Cho 150 gam dung dịch FeCl2 12,7% vào 350 gam dung dịch NaOH 4% thu được dung dịch A kết tủa B. a) Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng b) Tính nồng độ C% của dung dịch thu được sau phản ứng. c) Đem kết tủa B nung trong chân không (không có mặt không khí) thì thu được bao nhiêu gam chất rắn d) Đem kết tủa B nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn Câu 5: Tiến hành các thị ngiệm sau: Thí ngiệm 1: Cho 500 ml dung dịch NaOH 1M vào 300 ml dung dịch H2SO4 2M Thí ngiệm 2: Cho 150 gam dung dịch Ca(OH)2 vào 500 ml dung dịch HCl 1,2M Thí ngiệm 3: 200 mi dung dịch KOH 3M vào 300 ml dung dịch HCl 2M Hỏi dung dịch thu được sau 3 thí ngiệm trên có pH >7, =7 hay < 7? Câu 6: Nung nóng 165 gam hỗn hợp 2 bazơ không tan Mg(OH)2 và Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 120 gam chất rắn.Tính thành phần phấn trăm theo khối lượng của mỗi bazơ có trong hỗn hợp ban đầu. Câu 7: Hòa tan 23,5 gam K2O vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Tính nồng độ mol của dung dịch A Tính thể tích dung dịch H2SO4 60% (d = 1.5 g/ml) cần dùng để trung hòa dung dịch A Tính nồng độ mol của chất có trong dung dịch sau phản ứng trung hòa. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 8: Từ các chất : H2O, NaCl, CuO, Fe và các dụng cụ cần thiết khác hãy nêu và viết các phơng trình phản ứng điều chế các bazơ: Cu(OH)2 , Fe(OH)2, Fe(OH)3, NaOH Phần 4: Muối Câu 1: Các cặp chất sau đây cặp nào xảy ra phản ứng: dung dịch NaOH và dung dịch HCl CaCO3 và dung dịch H2SO4 dung dịch NaOH và dung dịch CuCl2 dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch Na2CO3 dung dịch NaHCO3 và dung dịch NaOH Dung dịch K2CO3 và dung dịch Na2SO4 Fe và dung dịch AgNO3 Na và dung dịch FeCl2 Fe và dung dịch NaCl Dung dịch AgNO3 và dung dịch HCl dung dịch NaHCO3 và dung dịch HCl Câu 2: Điền các chất thích hợp vào dấu… và hoàn thành ptpư : a) K2S + …... H2S + …… b) Ca(OH)2 + ….. CaSO4 + …… c) AgNO3 + …… NaNO3 + …… d) Na2SO4 + ……. NaCl + ….. e) CuSO4 + …… Cu(OH)2 + ….. f) Fe(NO3)2 + …… Fe + …… Câu 3: Hãy sắp xếp các chất sau đây thành 1 dãy chuyển đổi hóa học và viết phương trình phản thực hiện dãy biến hóa đó : CuSO4, CuCl2, CuO, Cu(OH)2, Cu(NO3)2 K2O, K, KOH, K2SO4, K2CO3, KCl Na, NaHCO3, NaOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3 Câu 4: Cho 250 gam dung dịch BaCl2 20,8% vào 350 gam dung dịch Na2SO4 14,2%. Viết phương trình phản ứng xảy ra Tính khối lượng kết tủa tạo thành Tính nồng độ C% của dung dịch thu được sau khi loại bỏ kết tủa Câu 5: Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch CuSO4 5M. Tính khối lượng kết tủa tạo thành Tính nồng độ CM của dung dịch tạo thành sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Cho 1 lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch sau phản ứng thì thu được thêm bao nhiêu gam kết tủa nữa. Câu 6: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch không màu sau: NaCl, NaNO3, Na2SO4, Na2CO3 KCl, MgCl2, K2SO4, KNO3 H2SO4, K2SO4, KNO3, KCl MgCl2, BaCl2, K2CO3, H2SO4 Câu 7: Đổ a gam Na2CO3 vào 1 lượng vừa đủ 400 gam dung dịch HCl 3,65%. Viết phương trình phản ứng xảy ra? Tính a = ? và tính thể tích khí thoát ra (đktc) Tính nồng độ C% của dung dịch thu được sau phản ứng Câu 8: Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau: a) CaCO3 CaO Ca(OH)2 Ca(NO3)2 CaCO3 CaCl2 Ca(NO3)2 CO2 H2CO3 Na2CO3 NaHCO3 NaCl b) FeS2 SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 NaCl NaHSO4 c) Na Na2O NaOH NaNO3 NaNO2 Phần 5: Kim loại-Phi kim Câu 1: Thực hiện các biến đổi sau: FeCl2 Fe(OH)2 FeSO4 Fe a) Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al(NO3)3 Al b) Al AlCl3 Al(NO3)3 Al(OH)3 Al2O3 Al HCl NaCl NaOH Nước Gia-ven c) Cl2 NaCl Cl2 Câu 2:Cho 1 thanh kim loại đồng nặng 19,2 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Viết phương trình phản ứng xảy ra? Tính khối lượng đồng phản ứng và khối lượng kết tủa tạo thành sau phản ứng? Sau khi phản ứng kết thúc đem thanh kim loại ra rửa sạch, sấy khô, và cân thì thanh kim loại tăng hay giảm? Và tăng giảm bao nhiêu gam? Tính nồng độ CM của dung dịch thu được Câu 3: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí ngiệm sau đây: Cho 1 thanh kim loại Cu vào dung dịch AgNO3 Cho 1 mẩu Na vào dung dịch CuSO4 Cho 1 miếng nhôm vào dung dịch NaOH Đổ dung dịch HCl dư vào dung dịch Na2CO3 Đổ dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4 Sục từ từ khí clo đến dư vào 1 bình chứa nước có bỏ sẵn 1 mẩu quỳ tím Sục từ từ khí clo đến dư vào dung dịch NaOH sau đó cho 1 mẩu giấy quỳ tím vào. Câu 4: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt: 3 kim loại Al, Fe, Cu 4 kim loại Al, Fe, Cu và Ag 3 khí Cl2, HCl, O2 ( Chỉ bằng 1 hóa chất ) 4 khí Cl2, HCl, CO2, SO2 Câu 5: Cho hỗn hợp A gồm Al và Fe. Cho a gam hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư thì thấy thoát ra 5,6 lít khí (đktc).Mặt khác nếu cũng lấy a gam hỗn hợp A cho vào dung dịch NaOH dư thì thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b)Tính a và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A Câu 6: Ngâm 1 lá kẽm trong 40 gam dung dịch muối CuSO4 10% cho đến khi phản ứng kết thúc Tính khối lượng Zn đã tham gia phản ứng Tính Nồng độ C% của dung dịch thu được sau phản ưng

File đính kèm:

  • docBai tap hoa vo co on thi vao pho thongNA.doc
Giáo án liên quan