I.MỤC TIÊU: HS phải đạt được
1. Kiến thức:Củng cố và nắm vững các thao tác của khâu mũi mau.
2. Kỹ năng:Thực hiện được các thao tác khâu mũi mau thành thạo .
3. Thái độ:Có ý thức tích cực, cẩn thận, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mảnh vải có khâu mẫu các mũi khâu đột mau.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 5 thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6
Tiết : 12
BÀI 5 THỰC HÀNH
ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN (TT)
Ngày soạn: 04/10/2012
Ngày dạy : 06/10/2012
I.MỤC TIÊU: HS phải đạt được
1. Kiến thức :Củng cố và nắm vững các thao tác của khâu mũi mau.
2. Kỹ năng :Thực hiện được các thao tác khâu mũi mau thành thạo .
3. Thái độ :Có ý thức tích cực, cẩn thận, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
Mảnh vải có khâu mẫu các mũi khâu đột mau.
Kim khâu, chỉ thường, chỉ thêu màu, kéo, thước kẻ, bút chì.
Hai mảnh vải: 1 mảnh kích thước 8cm x 15cm và 1 mảnh có kích thước 10cm x 15cm
Bộ dụng cụ, vật liệu cắt, thêu.
2. Học sinh : Hai mảnh vải: 1 mảnh kích thước 8cm x 15cm và 1 mảnh có kích thước 10cm x 15cm, kim, chỉ, bút chì, thướt kẻ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ :
? Trình bày thao tác khâu mũi thường
3.Bài mới:
Để các em có thể vận dụng các mũi khâu vào hoàn thành một số sản phẩm đơn giản, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại một số mũi khâu cơ bản :mũi đột mau.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Chuẩn bị
Tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn lại hai loại mũi khâu: mũi khâu thường và mũi khâu đột mau
GV: yêu cầu HS đọc thông tin phần I SGK trang 27
GV yêu cầu HS nhắc lại những công việc cần chuẩn bị cho thực hành
HS lắng nghe
HS đọc thông tin phần I SGK trang 27
Hai mảnh vải: 1 mảnh kích thước 8cm x 15cm và 1 mảnh có kích thước 10cm x 15cm, kim, chỉ, bút chì, thướt kẻ
Hoạt động 2 : Thực hành
-GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình và mẫu đường khâu đột mau.
-Thế nào là mũi khâu đột mau ?
-Đặc điểm của mũi khâu đột mau?
- Mũi khâu đột mau được sử dụng khi nào ?
- Giáo viên hướng dẫn và thao tác mẫu
- Em hãy trình bày quy trình thao tác khâu mũi đột mau ?
GV tiểu kết : Khâu mũi đột mau
- Thao tác:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo cá nhân .
- Yêu cầu mỗi học sinh phải hoàn thành 1 sản phẩm gồm:
+ Một đường khâu mũi đột mau dài 10cm.
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm thực hành, uốn nắn, sửa chữa các thác tác khâu chưa đảm bảo của học sinh .
- Giáo viên nhắc nhở học sinh tiến hành khâu cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lớp học.
- HS nghiên cứu SGK, quan sát mẫu và trả lời
- Mũi chỉ nổi, tạo thành bằng cách đưa mũi kim ngược lại
- Đặc điểm: các mũi khâu liền nhau, bền chắc
- Áp dụng: khi may nối, mạng, may viền bọc mép .
- Học sinh quan sát
- Thao tác khâu:
+ Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 0,5cm, xuống kim lùi lại 0,25cm; lên kim về phía trước 0,25cm; xuống kim đúng lỗ mũi kim đầu tiên; lên kim về phía trước 0,25cm; Cứ khâu như vậy đến khi hết đường. Lại mũi khi kết thúc đường khâu.
HS tiến hành thực hành.
Thực hành, sửa sai theo hướng dẫn của giáo viên
4. Củng cố- đánh giá :
GV nhắc nhớ HS làm vệ sinh lớp học.
Giáo viên nhận xét chung về buổi thực hành: Sự chuẩn bị của học sinh, ý thức, tổ chức, kỉ luật và thái độ thực hành của học sinh, An toàn lao động trong quá trình làm thực hành.
GV lấy một số mẫu thực hành đạt yêu cầu và một số mẫu không đạt yêu cầu của học sinh để nhận xét, rút kinh nghiệm cho hs (Giáo viên có thể chấm điểm cho các sản phẩm khâu đẹp)
5. Nhận xét , dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn dò: Hoàn thành sản phẩm mũi đột mau
+ Xem bài mới: khâu mũi vắt
+Chuẩn bị : 1 mảnh kích thước 10cm x 15cm kim, chỉ, bút chì, thướt kẻ
6. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 12. thuc hanh khau mui dot mau.doc