Bài giảng Bài 50 môi trường nuôi thuỷ sản

I. Mục Tiêu Bài Học :

1. Kiến thức: - Giú hs hiểu được đặc điểm cảu nước nuôi thuỷ sản

- Biết đựơc một số tính chất của nước nuôi thuỷ sản

- Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm và vận dụng vào thực tế.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức trong nuôi thuỷ sản

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 50 môi trường nuôi thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công Nghệ 7 Gv: Trần Thị Ngọc Thanh Tuần: 31 Ngày soạn: 19/04/2008 Tiết: 44 Ngày dạy: 21/04/2008 Bài 50 MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN I. Mục Tiêu Bài Học : 1. Kiến thức: - Giú hs hiểu được đặc điểm cảu nước nuôi thuỷ sản - Biết đựơc một số tính chất của nước nuôi thuỷ sản - Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm và vận dụng vào thực tế. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức trong nuôi thuỷ sản II. Chuẩn Bị - Gv: + Chuẩn bị một số thông tin liên quan đến môi trường nuôi thuỷ sản. - Hs: + Nghiên cứu trước bài học III. Tiến Trình Bài Giảng 1. Bài cũ: ? Trình bày vai trò cảu nuôi thuỷ sản? Lấy ví dụ minh hoạ? ? Nước ta có điều kiện để nuôi thuỷ sản sản không? Vì sao? Nêu nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản ở nước ta? 2. Giới thiệu bài: Nước là môi trường sống của cá và các loải thuỷ sản, không có nước hoặc nước bị ô nhiễm thì các loài thuỷ sản sẽ bị chết. Vậy nước có tính chất gì? biện pháp cải tạo nước và đáy ao hồ ra sao? 3. Các hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản * Mục tiêu: Giúp hs nắm được đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản - * Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk - Hướng dẫn hs liên hệ thực tế và giải quyết vấn đề liên quan bằng câu hỏi gợi ý: + Đặc điểm: hoà tan các chất hữu cơ, vô cơ ? Khi ta cho muối ăn hoặc phân bón vào nước thì có hiện tượng gì xảy ra? ? Vậy nước co đặc điểm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? + Đặc điểm điều hoà nhiệt độ: ? Tại sao trưa hè ta lại thích tắm hơn? (hoặc vào mùa hè gia đình lại thường đi biển) ? Mùa đông vào buổi sáng ta lấy nước từ giếng lên thì ta thấy nhiệt độ nước như thế nào? + Thành phần khí oxi và khí cacbonic - Hướng dẫn hs liên hệ kiến thức sinh học: ? Oxi trong nước do đâu mà có? - Gv nhận xét câu trả lời của hs và yêu cầu hs rút ra kết luận: ? Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản là gì? - Hs nghiên cứu thông tin sgk - liên hệ thực tế và vận dụng kiến thức đã học ở các môn vật lý để trả lời câu hỏi + Muối ăn, phân bón sẽ tan ra + Đặc điểm: Hoà tan được chất vô cơ và hữa cơ -> Ý nghĩa: Bón phân sẽ làm tăng thêm nguồn thức ăn thức ăn cho nuôi thuỷ sản + Nhiệt độ nước thấp hơn không khí + Nước ấm hơn + Oxi có được là do oxi trong không khí hoà tan và do thực vật trong nứơc quang hợp thải ra - Hs rút ra kết luận + Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản (có 3 đặc điểm) Tiểu kết 1: Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản: + Có khả năng hoà tan các chất vô cơ, hữu cơ + Có khả năng điều hoà chế độ của nước + Thành phần khí oxi thấp và khí Cacbonic cao Hoạt động 2: Tìm hiểu Tính chất của nước nuôi thuỷ sản * Mục tiêu: Giúp hs biết được các tính chất của nuớc nuôi thuỷ sản. * Tiến hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Gv hương dẩn hs nghiên cưu thông tin SGK - Gv hướng dẫn hs khai thác thông tin thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt ? Nước nuôi thuỷ sản gồm những tính chất nào? - Gv nhận xét và lần lượt đi từng tính chất a. Tính chất vật lí - Gv đưa ra sơ đồ câm sau và yêu cầu hs thảo luận nhóm để hoàn thành Tính chất lí học - Gv làm rõ thêm về từng tính chất như: + Nhiệt độ thích hợp cho tôm là từ 25 – 350C; cá 20–300C, nguồn cung cấp nhiệt cho nước chủ yếu là năng lượng mặt trời. + Độ trong của nước nói lên đều gì? + Nước có màu xanh noon chuối là nước tốt hay xấu? Vì sao? + Nước có những hình thức chuyển động nào? - Gv nhận xét và chuyển sang tính chất hoá học b. Tính chất hoá học ? Tính chất hoá học gồm những tính chất nhỏ nào? ? Khí oxi trong nước có nhiều nhất vào thời gian nào trong ngày? Vì sao? ? Muối hoà tan trong nước có vai trò gì? ? Độ pH ảnh hưởng như thế nào đến động vật thuỷ sản? c. Tính chất sinh học - Hướng dẫn hs thảo luận nhóm hoàn thành phần lệnh sgk bằng cách quan sát H78 ? Động vật phù du có vai trò như thế nào? - Gv yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả - Giúp hs tổng kết lại kiến thức. - Hs nghiên cứu thông tin sgk - vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi à Tính chất vật lí, tính chất hoá học và tính sinh học - Tìm hiểu cụ thể từng tính chất - Đọc thông tin và hoàn thành sơ đồ Tính chất lí học Màu nước Chuyển động của nước Nhiệt độ Độ trong - Phân tính từng tính chất vật lý + Nhiệt độ + Nước có nhiều chất vẫn đục, sinh vật làm thức ăn cho động vật hay không. + Là nước tốt vì có nhiều thực vật như tảo + Các hình thức chuyển động như: Sóng, đối lưu lên xuống … à Các chất khí hoà tan,các muối hoà tan và độ pH + Từ lúc 14 – 17h hàng ngày + Giúp thực vật và động vật phát triển là nguồn thức ăn + Độ pH quá chua hoặc quá kkiềm đều là cho cá, tôm bị chết. - Hs thảo luận nhóm hoàn thành nội dung yêu cầu à Là nguồn thức ăn ch động vật thuỷ sản - Các nhóm báo cáo kết quả - Hs rút ra kết luận Giáo án Công Nghệ 7 Gv: Trần Thị Ngọc Thanh Tiểu kết 2: Tính chất của nước nuôi thuỷ sản gồm: - Tính chất vật lý như: nhiệt độ, độ trong, màu sắc và sự chuểyn động cảu nước - Tính chất hoá học: như các chất khí hoà tan, muối hoà tan và độ pH.. - Tính chất sinh học: gồm sinh vật phù du và thực vật đáy Giáo án Công Nghệ 7 Gv: Trần Thị Ngọc Thanh Giáo án Công Nghệ 7 Gv: Trần Thị Ngọc Thanh Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao hồ * Mục tiêu: Giúp hs nắm được các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao hồ * Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Hs nghiên cứu thông tin sgk ? Cải tạo nước nhằm mục đích gì? ? Tại sao nói cải tạo đất đáy ao hồ là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng ao hồ nuôi thuỷ sản? ? Biện pháp cải tạo nước ao hồ là gì? ? Nêu biện pháp cải tạo đất đáy ao? - Gv nhận xét câu trả lời cảu hs - Hs nghêin cứu sgk + Tạo đềiu kiện thuận lợi về thức ăn, không khí… cho thuỷ sản phát triển tốt + Lớp bùn ở đáy ao hồ là nơi vi sinh vật hoạt động và tạo ra nguồn thức ăn phóng phú cho vật nuôi + Biện pháp cải tạo nuớc ao và cải tạo đất đáy ao (sgk) - Hs rút ra kết luận Tiểu kết 3: - Cải tạo nước và đất đáy ao hồ nhằm nâng cao chất lượng nước nuôi tôm, cá .. 4. Củng cố và đánh giá - Đọc ghi nhớ sgk - Trả lời câu hỏi sgk ? Trình bày đặc điểm cua nước nuôi thuỷ sản? ? Để nâng cao chất lượng cảu nước nuôi tôm, cá ta phải làm gì? - Qua câu trả lời của hs gv sẽ đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của hs 5. Dặn dò - Học bài - Chuẩn bị bài 51

File đính kèm:

  • docTiet 44 Moi truong nuoi Thuy san.doc