Bài giảng Bài 7: tính chất hóa học của bazơ

I . Mục tiêu

1 . Kiến thức

Học xong bài này HS biết:

 -Tính chất hóa học chung của bazơ

- Vận dụng giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất.

2 . Kỹ năng

Rèn kỹ năng viết PTPƯ và làm bài tập hóa học.

3 . Thái độ

 Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 7: tính chất hóa học của bazơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16 /9 / 2013 Ngày dạy: ............................................................................................................................................................. Tuần: 06 Tiết PPCT : 11 Bài 7: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ I . Mục tiêu 1 . Kiến thức Học xong bài này HS biết: -Tính chất hóa học chung của bazơ - Vận dụng giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất. 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng viết PTPƯ và làm bài tập hóa học. 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn. II . Chuẩn bị GV : * Hoá chất : H2O, quỳ tím, HCl, NaOH, Ca(OH)2 , Cu(OH)2 Phênolphtalein. * Dụng cụ : ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm,chén sứ, bình kíp đơn giản, đèn cồn, ống dẩn khí, đủa thuỷ tinh, kẹp ống nghiệm, khay nhựa... HS : đọc trước bài III. Phương pháp Thảo luận nhóm, đàm thoại, thực hành thí nghiệm IV. Tiến trình bài dạy 1 .Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ 3 . Bài mới Hoạt động 1: 1. TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH BAZƠ VỚI CHẤT CHỈ THỊ MÀU ( 10 phút) Gv cho Hs nhắc lại khái niệm bazơ. Gv hướng dẫn và làm thí nghiệm1, 2 theo nội dung SGK tr.24 Ò yêu cầu: Hs quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét. Gv nhận xét và đưa kết luận. Gv cho Hs làm bài tập BT: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch không màu sau: NaCl, HCl, Ba(OH)2, H2SO4 Hs làm bài tập: + Lần lượt nhỏ các dd cần phân biệt vào các mẫu giấy quỳ tím: * Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ là dd HCl, H2SO4. * Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh là dd Ba(OH)2. * Nếu quỳ tím không chuyển màu là dd NaCl. *Lấy dd Ba(OH)2 lần lượt cho vào 2 lọ axit thì: -Nếu thấykết tủa là: H2SO4 H2SO4 + Ba(OH)2 Ò BaSO4 + 2 H2O -Nếu không kết tủa là HCl Gv nhận xét. -Thí nghiêm: SGK tr.24 -Hiện tượng: *Quỳ tím chuyển sang màu xanh. *Giấy phenolphtalein chuyển sang màu đỏ. -Nhận xét: dung dịch bazơ làm đổi màu chất chỉ thị. *Kết luận: Trong hóa học, quỳ tím và phenolphtalein là chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch bazơ. Hoạt động 2: 2. TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH BAZƠ VỚI OXIT AXIT ( 7 phút) Gv gọi Hs nhắc lại: + Tính chất hoá học của oxit axit với dd bazơ? Từ đó liên hệ đến tính chất hóa học của bazơ? Hs: Oxit axit tác dụng với dd bazơ tạo thành muối và nước. Liên hệ đến tính chất hóa học của bazơ. + Nêu hiện tượng khi sục SO2 vào dd Ca(OH)2? Hs: Xuất hiện kết tủa trắng. + Viết PTPƯ: Ca(OH)2+ SO2Ò CaSO3 + H2O Gv nhận xét. Gv gọi Hs lên bảng viết PTPƯ của Ba(OH)2 , NaOH lần lượt tác dụng với P2O5, SO2 Hs lên bảng viết PTPƯ: Ba(OH)2 + SO2 Ò BaSO3 + H2O 3 Ba(OH)2 + P2O5 Ò Ba3(PO4)2 + 3H2O 2NaOH + SO2 Ò Na2SO3 + H2O 6 NaOH + P2O5 Ò 2 Na3PO4 + 3 H2O Gv nhận xét Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. PTPƯ: Ca(OH)2+ SO2Ò CaSO3 + H2O Hoạt động 3: 3. TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH BAZƠ VỚI AXIT ( 7 phút ) Gv gọi Hs nhắc lại: + Tính chất hoá học của axit với dd bazơ? Từ đó liên hệ đến tính chất hóa học của bazơ? Hs: axit tác dụng với dd bazơ tạo thành muối và nước. Liên hệ đến tính chất hóa học của bazơ. + Nêu hiện tượng khi cho dd H2SO4 vào Cu(OH)2? Hs: Cu(OH)2 bị hòa tan, tạo thành dd màu xanh lam + Viết PTPƯ: Cu(OH)2+ H2SO4Ò CuSO4+H2 O Gv nhận xét. Gv gọi Hs lên bảng viết PTPƯ của Cu(OH)2 , KOH lần lượt tác dụng với HCl, HNO3 Hs lên bảng viết PTPƯ KOH + HClÒ KCl + H2O KOH + HNO3Ò KNO3+ H2O Cu(OH)2+ 2HClÒ CuCl2+2H2O Cu(OH)2+ 2 HNO3Ò Cu(NO3)2 + 2 H2O Gv nhận xét. Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước ( phản ứng trung hòa) PTPƯ: Cu(OH)2+ H2SO4Ò CuSO4+H2 O Hoạt động 4: 4. BAZƠ KHÔNG TAN BỊ NHIỆT PHÂN HUỶ ( 15 phút ) Gv hướng dẫn và làm thí nghiệm theo nội dung SGK tr.24 - 25 Ò yêu cầu: Hs quan sát hiện tượng, nhận xét và viết PTPƯ Gv nhận xét và đưa kết luận - Thí nghiêm: SGK tr.24 - 25 - Hiện tượng: Cu(OH)2 có màu xanh lam bị nhiệt phân huỷ thành chất rắn có màu đen và có hơi nước. - Nhận xét: Chất rắn màu đen sinh ra là đồng oxit ( CuO ) -PTPƯ: Cu(OH)2 CuO + H2O *Kết luận: Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit và nước. Hoạt động 5: 5. TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH BAZƠ VỚI MUỐI ( 1 phút ) Gv thông báo học ở bài 9 ( Học trong bài 9) 4. Cũng cố ( 2 phút) Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học Gv cho Hs đọc ghi nhớ 5 . Hướng dẫn về nhà (2 phút) Về nhà học bài Làm bài tập: 1, 2, 3, 5 SGK tr.25 Đọc trước bài 8 phần A V. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 16 /9 / 2013 Ngày dạy: ............................................................................................................................................................. Tuần: 06 Tiết PPCT : 12 Bài 4: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG A. NATRI HIĐROXIT(NaOH) I . Mục tiêu 1 . Kiến thức - Tính chất vật lý,tính chất hóa học của natri hiđroxit. - Ứng dụng và sản xuất của natri hiđroxit. 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng viết PTPƯ và làm bài tập hóa học. 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập. II . Chuẩn bị GV : Dụng cụ: ống nghiêm, kẹp gỗ, ống hút, panh. Hóa chất: HCl, NaOH, quỳ tím, phenolphtalein . HS : đọc trước bài III. Phương pháp Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, hoạt động nhóm. IV. Tiến trình bài dạy 1 .Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( 10 phút ) Câu hỏi 1: Nêu tính chất hóa học chung của bazơ? Viết PTPƯ minh họa? So sánh tính chất hóa học của bazơ tan với bazơ không tan? Câu hỏi 2: Chữa bài tập 2 SGK tr. 25 3 .Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ ( 5 phút) Gv cho Hs quan sát lọ đựng NaOH(r ) và dd NaOHÒ yêu cầu: Hs nêu tính chất vật lí. Gv nhận xét. Gv lưu ý: Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn da nên khi sử dụng NaOH cần phải cẩn thận - Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt. - Dung dịch natri hiđroxit có tính nhờn, làm bục vải,giấy và ăn mòn da. Hoạt động 2: II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC ( 15 phút) Gv hỏi: NaOH thuộc loại bazơ nào? Hs: Thuộc lạo bazơ tan. + Em hãy nhắc lại tính chất hóa học của bazơ tan? Hs nêu được. Gv thông báo: Natri hiđroxit là bazơ tan nên có đầy đủ tính chất hóa học của bazơ tan. Gv cho Hs viết PTPƯ cho mỗi TCHH Gv nhận xét Natri hiđroxit có những tính chất hóa học của bazơ tan 1) Làm đổi màu chất chỉ thị Natri hiđroxitlàm đổi màu quỳ tím thành xanh, phenolphtalein không màu thành màu đỏ. 2) Tác dụng với axit Natri hiđroxit tác dụng với axit tạo thành muối và nước PTPƯ: NaOH + HCl Ò NaCl + H2O 3) Tác dụng với oxit axit Natri hiđroxit tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước PTPƯ: 2NaOH + SO2 Ò Na2SO3 + H2O 4) Tác dụng với muối ( Học trong bài 9) Hoạt động 3: III. ỨNG DỤNG ( 5 phút ) Gv cho Hs đọc thông tin SGK tr. 26 Ò hỏi: + Nêu những ứng dụng của natri hiđroxit? Hs nêu được. Gv nhận xét. + Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt. + Sản xuất sơ nhân tạo. + Sản xuất giấy. + Sản xuất nhôm ( làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất). + Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác. Hoạt động 4: IV. SẢN XUẤT NATRI HIĐROXIT ( 5 phút ) Gv thuyết trình theo nội dung SGK tr. 27 Hs nghe và ghi nhớ kiến thức Gv viết PTHH Hs viết PTHH vào tập - Điện phân dd NaCl bão hoà có màng ngăn, sản phẩm là dd NaOH, khí H2 và Cl2 - PTPƯ: 2 NaCl + 2 H2O 2NaOH + H2 + Cl2 4. Cũng cố (2 phút) Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học; Gv cho Hs đọc ghi nhớ 5 . Hướng dẫn về nhà (2 phút) Về nhà học bài; Làm bài tập: 1, 2, 3, 4 SGK tr.27 Đọc trước bài 8 phần B V. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 9 Tuan 6.doc
Giáo án liên quan