I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức:
- Giúp hs nhận biết được một số loại phân hoá học thông thường qua cách tính chất: độ hoà tan, màu sắc, mùi .
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện thao tác thực hành, quan sát, so sánh.
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 8 Thực hành Nhận biết một số loại phân bón hóa học tiết 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Ngày soạn: 11/09/2009
Tiết: 5 Ngày dạy: 13/09/2009
Bài 8 Thực Hành:
.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức:
- Giúp hs nhận biết được một số loại phân hoá học thông thường qua cách tính chất: độ hoà tan, màu sắc, mùi….
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện thao tác thực hành, quan sát, so sánh.
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
- Gv: Dụng cụ thí nghiệm, mẫu phân (kali, đạm, lân, vôi), ….
- Hs: Chuẩn bị một số loại phân bón thông thường ở địa phương, mang cốc trong, mẫu than nhỏ.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH
1. Bài cũ:
? Phân bón là gì? Phân bón được chia thành những nhóm chính nào? Mỗi loại cho ví dụ minh hoạ?
? Phân bón có tác dụng gì? Khi bón cần lưu ý những điều gì?
2. Giới thiệu bài
Trong phân bón hoá học được chia thành các nhóm khác nhau và chúng có đặc điểm nào để phân biệt…
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Phân biệt nhóm phân hoà tan với nhóm không hoặc ít hoà tan.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv giới thiệu mẫu phân và dụng cụ thí nghiệm
+ Mẫu phân
+ Dụng cụ thí nghiệm
- Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị của hs: cốc, than…
- Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm.
+ Bước 1: Lấy từng mẫu phân bằng hạt ngô cho vào cốc trong
+ Bước 2: Cho 10 – 15 ml hước vào -> lắc đều
+ Bước 3: Quan sát hiện tượng.
- Yêu cầu hs rút ra kết luận.
- Gv liên hệ thực tế: Ta bón phân ở vườn.
- Hs ghi nhớ dụng cụ và mẫu thí nghiệm (ghi ra giấy nháp)
- Chuẩn bị dụng cụ
- Theo dõi và ghi nhớ các bước thí nghiệm
- Tiến hành thi nghiệm (làm theo nhóm có sự phân công cho từng thành viên)
- Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận
+ Phân kali, đạm: tan
+ Phân lân và vôi: ít tan
- Hs liên hệ thực tế
Hoạt động 2: Phân biệt trong nhóm phân hoà tan:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: đèn cồn, diêm, than, kẹp sắt và mẫu phân
- Gv làm thí nghiệm và hướng dẫn cho hs thao tác thí nghiệm:
+ Bước 1: Đốt than nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn
+ Bước 2: Cho 1 ít phân đạm, kali lần lượt lên ngửi mùi.
- Yêu cầu theo dõi kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
- Gv: trong khi làm thí ngjiệm giáo dục hs tính cẩn thận và ghi nhanh nhữnng kết quả theo dõi được để hoàn thành bài thu hoạch.
- Gv giải thích thêm cho hs hiểu vì sao phân đạm lại có mùi khai khi đốt trên than nóng đỏ.
- Ghi nhớ các dụng cụ thí nghiệm
- Quan sát và ghi nhanh các bước thí nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm (theo nhóm 4 - 6hs / nhóm)
- Quan sát kết quả và rút ra kết luận:
+ Kali: không mùi
+ Đạm có mùi khai.
Hoạt động 3: Phân biệt trong nhóm không hoặc ít hoà tan.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Những loại phân nào thuộc nhóm không hoặc ít hoà tan?
- Gv cho hs quan 2 mẫu phân: lân và vôi
? Nhìn bằng mắt em có thể phân biệt chúng được không? Dựa vào đâu?
? Vôi có màu gì?
? Lân có màu gì?
- Phần này gv cho hs tự làm được vì trong thực tê các em đã gặp rất nhiều.
à Phân lân và vôi thuộc nhóm không hoặc ít hoà tan.
- Quan sát mẫu
à Bằng mắt có thể phân biệt chúng được dựa vào màu sắc.
à Vôi: màu trắng
à Lân: màu xám den giống màu xiăng.
4. Thu hoạch và đánh giá
- Thu dọn dụng cụ thí nghiệm
- Làm bản thu hoạch theo mẫu sgk
- Dựa vào bản thu hoạch và quá trình theo dõi hs tiến hành thí nghiệm, gv sẽ rút kinh nghiệm và đánh giá.
5. Dặn dò
- Hoàn thành phiếu thu hoạch.
- Chuẩn bị bài 9
Một số mẫu phân hóa học:
Phân ka li
Phân đạm
Phân lân
File đính kèm:
- Tiet 5 Thöc hanh Nhan biet phan bon.doc