1.Kiến thức :
Biết được CTHH của đơn chất, hợp chất, ý nghĩa của CTHH.
Vận dụng vào viết công thức và tính phân tử khối của chất.
2. Kỹ năng :
Viết đúng công thức hoá học và tính phân tử khối.
3. Thái độ :
Học sinh yêu thích bộ môn
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3459 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 9: công thức hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 14/09/2009
Tiết 12 Ngày dạy: 18/09/2009
BÀI 9: CÔNG THỨC HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1.Kiến thức :
Biết được CTHH của đơn chất, hợp chất, ý nghĩa của CTHH.
Vận dụng vào viết công thức và tính phân tử khối của chất.
2. Kỹ năng :
Viết đúng công thức hoá học và tính phân tử khối.
3. Thái độ :
Học sinh yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ :
1.GV:
Hình vẽ mô hình kim loại đồng , khí Hyđro, Nước.
2. HS:
Đọc trước nội dung bài học ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp (1’): 8A1…./……. 8A2……/………
8A3…../…… 8A4……/……
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài mới: Ta đã học kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố hoá học . Thế còn chất được biểu diễn bằng cách nào ? Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu .
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về công thức hoá học của đơn chất ( 10’)
- GV: Cho HS quan sát mô hình của mẫu kim loại đồng.
- GV: Hạt đồng do những nguyên tử nào tạo thành ?
- GV: CTHH của đơn chất chính là KHHH của nó.
- GV: Lấy ví dụ: Fe, S, Cu, C….
-GV: Yêu cầu HS lấy thêm những ví dụ khác.
- GV: Cho HS quan sát hình 1.11(a,b) trang 23.
- GV: Một phân tử khí oxi hoặc hidro do bao nhieu nguyên tử liên kết với nhau ?
- GV: Hướng dẫn HS cách biểu thị công thức hoá học của các đơn chất ấy.
- GV: Cho HS ghi kí hiệu của Khí Clo ,khí Nitơ.
- GV : Cacbon , Lưu huỳnh…… KHHH chính là CTHH.
- HS: quan sát.
- HS:Gồm nhiều nguyên tử đồng xếp khít nhau.
- HS: Lắng nghe
- HS: Theo dõi ví dụ của GV.
- HS: Al, K, P……
-HS: Quan sát.
-HS: Mỗi phân tử trên gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau .
- HS: Lắng nghe
-HS: Khí Clo: Cl2 , Khí Nitơ : N2
-HS: Nghe và ghi nhớ .
CTHH dùng để biểu diễn chất
I- CÔNG THỨC HOÁ HỌC CỦA ĐƠN CHẤT :
Cách ghi : Ax
A : KHHH của nguyên tố
x : chữ số chỉ số nguyên tử có trong phân tử chất ( ghi ở chân mỗi kí hiệu )
Ví dụ :
- CTHH đơn chất Oxy: O2 ( Khí oxi gồm 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau).
- CTHH của đơn chất đồng : Cu
Hoạt động 2. Tìm hiểu về công thức hoá học của hợp chất ( 12’)
- GV cho HS quan sát hình 1.12, 1.13 trang 23 .
-GV hỏi: Nước tạo thành từ những nguyên tố nào ? Mỗi nguyên tố có mấy nguyên tử?
- GV: Hướng dẫn HS viết công thức hoá học của nước : H2O
- GV hướng dẫn cách viết công thức dạng chung : AxBy
-GV: Hướng dẫn trường hợp chất gồm nhiều nguyên tố.
- GV: Hướng dẫn cách ghép thành nhóm nguyên tư.
Ví dụ : CaCO3 , H2 SO4
* Chú ý cho HS cách đọc tên chất và cách đọc công thức hoá học.
- HS: quan sát hình
-HS: Gồm 1 nguyên tử H , 2 nguyên tử O .
-HS: Tập ghi theo hướng dẫn của GV.
-HS: Ghi vở.
-HS: Nghe và ghi nhớ.
-HS: Tập ghép theo hướng dẫn của GV.
II- CÔNG THỨC HOÁ HỌC CỦA HỢP CHẤT :
- CTHH của hợp chất gồm 2,3 hay nhiều KHHH của nhiều nguyên tố hoá học .
- Cách ghi : AxBy…
A,B,…là các KHHH của các nguyên tố cấu tạo nên chất
x,y,… là chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử chất ( ghi ở chân mỗi kí hiệu )
Ví dụ : Phân tử nước gồm 2 H liên kết 1 O ® CTHH của nước : H2O
Hoạt động 3. Tim hiểu ý nghĩa của công thức hoá học(13’).
-GV hỏi: Qua công thức hoá học của một chất ta biết gì ?
- GV: Lấy ví dụ cụ thể :
+Hãy cho biết khí Clo do nguyên tố nào tạo ra?
+Co mấy nguyên tử Clo trong 1 phân tử ?
+Phân tử khối bằng bao nhiêu ?
- GV: Lưu ý cách viết H2 và 2H , cách biểu thị chúng và cách viết cho chính xác.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 4 trang 34.
-HS: Suy nghĩ câu hỏi của GV.
-HS: Đọc ví dụ 2a và trả lời:
+ Do 1 nguyên tố tạo ra.
+ Có 2 nguyên tử.
+ PTK: 71.
-HS: Theo dõi và ghi nhớ.
-HS: Làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
III. Ý nghĩa của CTHH:
Mỗi công thức hoá học chỉ một phân tử của chất ( trừ đơn chất kim loại và một số phi kim )
Công thức hoá học cho biết :
Nguyên tố tạo ra chất
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Phân tử khối của chất
3. Củng cố(6’):
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3 SGK/33 – 34.
4. Dặn dò(2’):
Làm bài tập 1, 4 trang SGK /33 – 34.
Đọc trước bài: hoá trị.
File đính kèm:
- Bai 9 cong thuc hoa hoc.doc