Bài giảng Bài 9: công thức hóa học (tiếp theo)

. Kiến thức

Học xong bài này HS:

- Cũng cố : công thức hóa học của đơn chất và hợp chất.

- Cách viết CTHH khi biết kí hiệu và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử của chất.

- Hiểu thêm ý nghĩa của CTHH và áp dụng để làm bài tập

2 . Kỹ năng

Rèn kỹ năng viết CTHH, tính toán hóa học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 9: công thức hóa học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26 /9 / 2013 Ngày dạy: .................................................................................................................................................................. Tuần: 07 Tiết PPCT : * Bài 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC (tiếp theo) I . Mục tiêu 1 . Kiến thức Học xong bài này HS: - Cũng cố : công thức hóa học của đơn chất và hợp chất. - Cách viết CTHH khi biết kí hiệu và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử của chất. - Hiểu thêm ý nghĩa của CTHH và áp dụng để làm bài tập 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng viết CTHH, tính toán hóa học. 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập. II. Chuẩn bị GV : Bảng phụ HS : ôn lại bài CTHH III. Phương pháp Phương pháp đàm thoại, phân tích, thuyết trình IV. Tiến trình bài dạy 1 .Ổn định lớp ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ 3 . Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 .I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC ( 10 phút ) Gv hỏi: + Nêu CTHH chung của đơn chất và hợp chất? Cho ví dụ? Hs nêu được Ý nghĩa của công thức hóa học? Hs nêu được Gv nhận xét và cho điểm. - CTHH chung của đơn chất là: An A: kí hiệu hóa học của tên ng/tố n: chỉ số (1, 2, 3, …..) Nếu n = 1 ta không ghi VD: CTHH của oxi: O2 CTHH chung của hợp chất là AxBy, AxByCz, ……. A, B, C: kí hiệu hóa học của tên ng/tố x, y, z: chỉ số của ng/tử của ng/tố có trong 1 phân tử hợp chất. VD:CTHH của hợp chất nước: H2O - Ý nghĩa: + CTHH cho biết nguyên tố nào tạo ra chất. + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất. + Phân tử khối của chất. Hoạt động 2 .II. LUYỆN TẬP ( 30 phút ) Gv lần lượt cho Hs làm bài tập SGK tr.33 - 34 + BT 1 SGK tr. 33 ( Aùp dụng lý thuyết tìm từ thích hợp đìên vào chỗ trống) BT 2 SGK tr. 33 ( Trả lời theo ví dụ trong bài học mục III bài 9) BT 3 SGK tr.34 ( Trả lời theo ví dụ trong bài học mục I, II bài 9) BT 4 SGK tr. 34 Gv nhận xét. BT1: Nguyên tố hóa học Kí hiệu hóa học Hợp chất Nguyên tố hóa học Kí hiệu hóa học BT 2: a)khí clo được tạo bởi ng/tố clo, có 2 nguyên tử clo, phân tử khối của Cl2 là: 2 x 35.5 = 71 đvC. b) khí metan được tạo bởi ng/tố cacbon và ng/tố hiđro, có 1 nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử hiđro, phân tử khối của CH4 là: 1 x12 + 4 x 1 = 16 đvC. c)Kẽm clorua được tạo bởi ng/tố kẽm và ng/tố clo, có 1 nguyên tử kẽm và 2 nguyên tử clo, phân tử khối của ZnCl2 là: 1 x 65 + 2 x 35.5 = 131 đvC. d)Axit sunfuric được tạo bởi ng/tố hiđro, ng/tố lưu huỳnh và ng/tố oxi, có 2 nguyên tử hiđro, 1 nguyên tử lưu huỳnh và 4 nguyên tử oxi, phân tử khối của H2SO4 là: 2 x 1 +1 x 32 + 4 x 16 = 98 đvC. BT 3: a)CTHH của canxi oxit: CaO b) CTHH của amoniac: NH3 c) CTHH của đồng sunfat: CuSO4 BT 4 a)5 phân tử đồng 2 phân tử NaCl 3 phân tử CaCO3 b)3 O2 6 CaO 5 CuSO4 4. Cũng cố ( 2 phút) Gv cho Hs tĩm tắt lại nội dung bài học 5 . Hướng dẫn về nhà ( 2 phút) Về nhà xem lại bài học Đọc trước bài 10 V. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 26 /9 / 2013 Ngày dạy: .................................................................................................................................................................. Tuần: 07 Tiết PPCT : 13 Bài 10: HÓA TRỊ I . Mục tiêu 1 . Kiến thức Học xong bài này HS biết: - Hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị. - Làm quen với hóa trị của mọt số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp - Biểu thức qui tắc hóa trị và áp dụng tính hóa trị của một nguyên tố hay một nhóm nguyên tử. 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng viết CTHH, tính toán hóa học. 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập. II . Chuẩn bị GV : Bảng phụ HS : đọc trước bài III. Phương pháp Đặt và giải quyết vấn đề, tổng hợp kiến thức, hoạt động nhĩm IV. Tiến trình bài dạy 1 .Ổn định lớp ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ 3 . Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 .I. HÓA TRỊ CỦA MỘT NGUYÊN TỐ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG CÁCH NÀO? ( 20 phút ) Gv thuyết trình: *Người ta quy ước gán cho hiđro có hóa trị I. một nguyên tử khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tử đó có hóa trị bấy nhiêu, tức lấy hóa trị hiđro làm đơn vị. VD: Em hãy xác định hố trị của Cl, O, N, C trong các phân tử sau: HCl, H2O, NH3, CH4 ? Hs: HCl clo có hóa trị I H2O oxi có hoá trị II NH3 Nitơ có hóa trị III CH4 cacbon có hóa trị IV *Người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi. Hóa trị của oxi được xác định bằng II. VD: Em hãy xác định hố trị của Na, Mg, Al, C trong các phân tử sau: Na2O, CaO, Al2O3, CO2? Hs: Na2O natri có hóa trị I CaO canxi có hóa trị II Al2O3 nhôm có hoá trị III CO2 cacbon có hóa trị IV *Từ cách xác định hóa trị của nguyên tố ta suy ra cách xác định hóa trị của nhóm nguyên tử VD: Em hãy xác định hố trị của SO4, PO4, OH trong các phân tử sau: H2SO4, H3PO4, HOH? Hs: H2SO4 nhóm SO4 có hóa trị II H3PO4 nhóm PO4 có hóa trị III HOH nhóm OH có hóa trị I Gv hướng dẫn Hs học hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử SGK tr. 42 - 43 Gv cho Hs đọc thông tin SGK tr. 35 Ị hỏi: + Hóa trị là gì? Hs: Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. Gv nhận xét 1)Cách xác định *Người ta quy ước gán cho hiđro có hóa trị I. một nguyên tử khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tử đó có hóa trị bấy nhiêu, tức lấy hóa trị hiđro làm đơn vị. VD: HCl clo có hóa trị I H2O oxi có hoá trị II NH3 Nitơ có hóa trị III CH4 cacbon có hóa trị IV *Người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi. Hóa trị của oxi được xác định bằng II. VD: Na2O natri có hóa trị I CaO canxi có hóa trị II Al2O3 nhôm có hoá trị III CO2 cacbon có hóa trị IV *Từ cách xác định hóa trị của nguyên tố ta suy ra cách xác định hóa trị của nhóm nguyên tử VD: H2SO4 nhóm SO4 có hóa trị II H3PO4 nhóm PO4 có hóa trị III HOH nhóm OH có hóa trị I 2)Kết luận Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. Hoạt động 2 .II. QUY TẮC HÓA TRỊ ( 20 phút) Gv giảng giải bảng SGK tr. 36 Ị hỏi: + Nhận xét 2 giá trị giữa tích của hĩa trị và chỉ số mỗi nguyên tố ? HS: Luôn bằng nhau + Với CT AaxBby ta cĩ kết quả nào ? Hs: + Em hãy phát biểu quy tắc hóa trị? Hs: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ sốvà hóa trị của nguyên tố kia. + Vậy theo em nếu biết cơng thức hố học ta cĩ thể biết đựơc hố trị của nguyên tố hoặc nhĩm nguyên tử trong cơng thức đĩ hay khơng ? Hs: biết được hóa trị của nguyên tố hoặc nhĩm nguyên tử trong cơng thức. + Áp dụng làm bài tập. CTHH X x a y x b Al2O3 P2O5 H2SO4 Zn(OH)2 Gv nhận xét. Gv giảng giải các thí dụ SGK tr. 36 Gv cho HS áp dụng làm bài tập. a)Tính hóa trị của S trong hợp chất SO3. b)Tính hóa trị của Ca trong hợp chất Ca(OH)2 biết nhóm Oh có hóa trị I Gv nhận xét. 1)Quy tắc Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ sốvà hóa trị của nguyên tố kia. x, y là chỉ số a, b là hóa trị BT: Hoàn thành bảng sau: CTHH X x a y x b Al2O3 2 x III 3 x II P2O5 2 x V 5 x II H2SO4 2 x I 1 x II Zn(OH)2 1 x II 2 x I 2)Vận dụng a.Tính hóa trị của một nguyên tố. Thí dụ SGK tr. 36: Gọi hóa trị của Fe là a. Theo quy tắc hòa trị ta có: 1 x a = 3 xI Êa = III Vậy Fe có hóa trị III trong hợp chất FeCl3. BT áp dụng: a) S có hoá trị VI b) Ca có hoá trị II 4. Cũng cố ( 3 phút) Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học 5 . Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) Về nhà học bài. Làm bài tập 1, 2, 4 SGK tr. 37 – 38. Đọc trước bài 10 mục II. 2b. V. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 8 Tuan 7(1).doc