. Thí nghiệm
Quan sát hiện tượng trong các thí nghiệm:
TN1: Cho 1ml dd đồng sunfat có màu xanh vào ống nghiệm thứ nhất, rồi cho thêm 1 ml dd natri hidroxit.
TN2: Cho vào ống nghiệm thứ hai 1 ml dung dịch axit clohidric và một đinh sắt nhỏ.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài I: mở đầu môn hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:
MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
I. Hóa học là gì?
1. Thí nghiệm
Quan sát hiện tượng trong các thí nghiệm:
TN1: Cho 1ml dd đồng sunfat có màu xanh vào ống nghiệm thứ nhất, rồi cho thêm 1 ml dd natri hidroxit.
TN2: Cho vào ống nghiệm thứ hai 1 ml dung dịch axit clohidric và một đinh sắt nhỏ.
2. Quan sát
- Ở TN1 nhận thấy có sự biến đổi của các chất: tạo ra chất mới, màu xanh không tan trong nước.
- Ở TN2 cũng nhận thấy có sự biến đổi của các chất: tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng.
3. Nhận xét
- Hóa học là khoa học nghiên cứu cấu tạo các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta?
1. Trả lời các câu hỏi
a. Hãy kể ra ba loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em?
b. Hãy kể ra ba loại sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương em?
c. Hãy kể ra những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em?
d. Hãy kể ra những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc bảo vệ sức khỏe gia đình em?
2. Nhận xét
- Vật dụng sinh hoạt trong gia đình: Xoong, nồi, bát, đĩa, quần, áo, giày dép …
- Đồ dung học tập: Giấy, cặp sách, bút, thước, mực…
- Trong nôn nghiệp: Phân bón hóa học, chất bảo quản thực phẩm và nông sản, thuốc bảo vệ thực vật…
- Trong y học: Thuốc chữa bệnh, bông…
Tất cả các sản phẩm kể trên đều là những sản phẩm hóa học có ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, việc sản xuất và sử dụng các hóa chất như việc luyện gang, thép, sản xuất axit, sản xuất thuốc trừ sâu… cũng có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không làm theo đúng quy trình.
3. Kết luận
Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
III. Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học?
1. Khi học tập môn hóa học cần chú ý thực hiện các hoạt động sau:
a. Thu thập kiến thức (bằng cách thu thập thông tin) từ việc tự làm, quan sát thí nghiệm và các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống, từ tư liệu được cung cấp.
b. Xử lí thông tin: Tự rút ra kết luận cần thiết hoặc nhận xét, trả lời câu hỏi hay hệ thống câu hỏi hướng dẫn.
c. Vận dụng: Trả lời câu hỏi hay làm bài tập, đem những kết luận đã rút ra từ bài học vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học, đồng thời để tự kiểm tra trình độ.
d. Ghi nhớ: Học thuộc những nội dung quan trọng nhất được in trên nền xanh, chữ đậm.
2. Phương pháp học tập môn hóa học như thế nào là tốt?
- Học tố môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
- Để học tốt môn hóa học cần phải:
Biết làm thí nghiệm hóa học, biết quan sát hiện tượng trong thí nghiệm, trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống.
Có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.
Cũng phải nhớ nhưng nhớ một cách chọn lọc thông minh.
Phải đọc thêm sách, rèn luyện lòng ham thích đọc sách và cách đọc sách.
File đính kèm:
- Bai 1 Mo dau mon hoa hoc.doc