Bài giảng Bài luyện tập hóa số 1

1.1. Kiến thức :

- Ôn lại một số khái niệm cơ bản của hoá học như : chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học.

- Hiểu thêm được nguyên tử, nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt và đạc điểm của từng hạt đó.

1.2. Kỹ năng :

- Rèn kĩ năng làm một số bài tập về xác định nguyên tố hoá học dựa vào nguyên tử khối.

- Tách chất ra khỏi hỗn hợp

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài luyện tập hóa số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8- Tiết PPCT : 11 BÀI LUYỆN TẬP 1 Tuần dạy:6 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức : - Ôn lại một số khái niệm cơ bản của hoá học như : chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học. - Hiểu thêm được nguyên tử, nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt và đạêc điểm của từng hạt đó. 1.2. Kỹ năng : - Rèn kĩ năng làm một số bài tập về xác định nguyên tố hoá học dựa vào nguyên tử khối. - Tách chất ra khỏi hỗn hợp 1.3. Thái độ : Rèn học sinh tính cẩn thận chính xác khi tính toán, biết liên tưởng tổng hợp. 2. Träng t©m Chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối 3. CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên : Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.2. Học sinh : Ôn lại các khái niệm cơ bản môn hoá học 4. TIẾN TRÌNH : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng : không 4.3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập” * Hoạt động 2: Ôn lại các khái niệm cơ bản của môn hoá học - GV: Cho HS gấp tất cả sách lại - GV: Đưa ra bảng hệ thống hóa kiến thức chuẩn bị sẵn. Vật thể ? ? ?? (Tự nhiên và nhân tạo) (Tạo nên từ nguyên tố hóa học) (Tạo nên từ mộtngtố)(Tạo nên từ hai ngtố) (Hạt hợp thành là ngtử, ptử) ( hạt hợp thành là ptử) – HS thảo luận nhóm : điền vào các ô trống những khái niệm thích hợp và ví dụ cụ thể - GV treo sơ đồ hoàn chỉnh – HS so sánh rút kinh nghiệm * Hoạt động 3: Tổng kết về chất nguyên tử, phân tử - GV: tổ chức cho HS dự đoán ô chữ để nhớ lại các khai niệm - GV treo bảng phụ: Gồm 6 từ hàng ngang và một từ chìa khóa gồm các khái niệm hóa học cơ bản. - GV phổ biến luật chơi: + Chia lớp thành 4 nhóm và chấm điểm theo nhóm + 1 điểm cho từ hàng ngang, 4 điểm cho từ chìa khóa. - GV giới thiệu từ hàng ngang – HS thảo luận tìm từ theo nhóm. + Hàng ngang thứ 1: Gồm 8 chữ cái. Đó là từ chỉ hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. + Hàng ngang thứ 2 : Gồm 6 chữ cái. Đó là từ chỉ khái niệm được định nghĩa là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau. + Hàng ngang thứ 3: Gồm 7 chữ cái. Đó là chỉ khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở phần này. + Hàng ngang thứ 4: Gồm 8 chữ cái. Đó là từ chỉ hạt cấu tạo nên nguyên tử, mang giá trị điện tích -1 + Hàng ngang thứ 5 : Gồm 6 chữ cái. Đó là từ chỉ hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử, mang điện tích +1. + Hàng ngang thứ 6 :Gồm 8 chữ cái. Đó là từ chỉ tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton. * Từ chìa khóa : Là hạt đại diện cho chất và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. N G U Y Ê N T Ử H Ỗ N H Ợ P H Ạ T N H  N E L E C T R O N P R O T O N N G U Y Ê N T Ố - GV chấm điểm và tuyên dương nhóm nào có số điểm cao nhất. * Hoạt động 4: Luyện tập - GV phát phiếu học tập   HS hoạt động 4 nhóm: Mỗi nhóm làm 2 ý Bài tập1 : Hãy chỉ ra đâu là chất, vật thể, chất tinh khiết, hỗn hợp trong các ý sau: Nồi và ấm đun làm bằng nhôm Lưỡi dao làm sắt, cán dao làm nhựa. Không khí gồm: Oxi. Nitơ, … Nước biển gồm: Nước, muối ăn, …   Đại diện các nhóm báo cáo – các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV: Những nguyên tố nào cấu tạo nên ấm đun, lưỡi dao, không khí? có thể biểu diễn các nguyên tố đó bằng kí hiệu như thế nào? Bài tập 2/31 SGK   HS hoạt động cá nhân – GV chấm 5 tập HS làm nhanh nhất. Bài tập3/31SGK   2 HS lên bảng làm các HS khác làm vào vở bài tập - GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. I. Kiến thức cần nhớ Vật thể (tự nhiên và nhân tạo) Chất (Tạo nên từ nguyên tố hóa học) Đơn chất Hợp chất (Tạo nên từ 1 ngtố) (tạo nên từ 2 ngtố trở lên) HC Hữu cơ HC Vô cơ Phi kim Kim loại (Hạt hợp thành là ngtử, ptử) (Hạt hợp thành là ptử) II. Bảng tổng kết về chất - nguyên tử và phân tử - Nguyên tử - Hỗn hợp - Hạt nhân - Electron - Proton - Nguyên tố - Phân tử III. Luyện tập 1. Bài tập1 - Chất: Nhôm, sắt, nhựa, Oxi, Nitơ, nước, muối ăn. - Vật thể: Nồi, ấm đun, lưỡi dao, cán dao, không khí, nước biển. - Chất tinh khiết: Nhôm, sắt, Oxi, Nitơ, nước, muối ăn. - Hỗn hợp: Không khí, nước biển, nhựa. 2. Bài tập 2/31SGK a) Số p = 12 ; số e = 12 Số lớp e = 3 ; số e lớp ngoài cùng : 2 b) Điểm giống: Số e lớp ngoài cùng đều bằng 2 Điểm khác: số p và số e 3. Bài tập 3/31SGK a) Phân tử khối của hiđrô: 1 x 2 = 2đvC PTK của hợp chất là 2 x 31 = 62 đvC b) Khối lượng của 2 nguyên tử của nguyên tố X là 62 - 16 = 46 NTK của X = 46 : 2 = 23 X là nguyên tố Na tri ; kí hiệu: Na 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: BT: Phân tử của một hợp chất gồm ngtử của ngtố X liên kết với hai ngtử oxi và nặng bằng ngtử đồng. X là : A. Fe B. Cu C. Al D. Ag Đáp án: B. Cu - GV nhắc nhở HS một số điều lưu ý khi làm bài tập: + Đọc kĩ đề bài + Nắm rõ các khái niệm hóa học cơ bản để giải một số bài tập cơ bản. + Chú ý bài tập xác định tên nguyên tố X hay Y 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học *Đối với bài học ở tiết học này - Học thuộc các khái niệm hóa học cơ bản. - Làm bài tập 2, 4, 5 SGK / 31. *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Đọc trước bài “ Công thức hóa học” và soạn bài theo mẫu hướng dẫn. C«ng thøc ho¸ häc C«ng thøc ho¸ häc cđa ®¬n chÊt C«ng thøc ho¸ häc cđa hỵp chÊt C¸ch viÕt c«ng thøc ho¸ häc ®¬n chÊt vµ hỵp chÊt. Yù nghĩa của co6nmg thức hóa học 5. RÚT KINH NGHIỆM Nội dung Phương pháp Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học

File đính kèm:

  • doctiet 11.doc
Giáo án liên quan