I. MỤC TIÊU
a) Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm cơ bản: chất – đơn chất và hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học ( KHHH và NTK ) và phân tử (phân tử khối)
- Củng cố: phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài luyện tập 01 tiết 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUYỆN TẬP 1
Tiết 11
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
Hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm cơ bản: chất – đơn chất và hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học ( KHHH và NTK ) và phân tử (phân tử khối)
Củng cố: phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
Kĩ năng:
Rèn luyện các kĩ năng: phân biệt chất và vật thể; tách chất ra khỏi hỗn hợp; theo sơ đồ nguyên tử chỉ ra các thành phần cấu tạo nên nguyên tử ; dựa vào bảng 1 tr 42 tìm kí hiệu cũng như NTK khi biết tên nguyên tố và ngược lại biết NTK thì tìm tên và kí hiệu nguyên tố, tính PTK.
Thái độ:
Giáo dục hs tính cẩn thận và suy luận logic.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng hệ thống hoá kiến thức chương I
Bảng phụ
HS: ôn kiến thức chương I
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Luyện tập, đàm thoại, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH
Ổn định: kiểm diện
Kiểm tra bài cũ: thực hiện trong tiết luyên tập
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu bài: Để củng cố những kiến thức đã học ở chương I, chúng ta học tiết luyện tập.
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
GV dán lên bảng sơ đồ câm về mối quan hệ giữa các khái niệm. Sau đó đặt câu hỏi phát vấn hs :
Vật thể là gì? Có mấy loại? Kể ra.
Vật thể được tạo ra từ đâu?
Vật thể và chất có liên quan ntn?
Chất được tạo nên từ đâu?
Chất có mấy loại? Kể ra.
Đơn chất là gì? Đơn chất gồm mấy loại?
Hợp chất là gì? Hợp chất gồm mấy loại?
Hạt hợp thành của đơn chất kim loại là gì? Của phi kim là gì?
Hạt hợp thành của hợp chất là gì?
Hãy cho ví dụ đơn chất kim loại, phi kim; hợp chất vô cơ, hữu cơ.
GV cho hs trả lời đến đâu lên bảng điền vào sơ đồ đến đó.
Hs nhận xét phần điền của bạn.
GV nhận xét, hoàn chỉnh sơ đồ.
Hoạt động 2: Luyện tập và tổng kết về chất
GV gọi hs đọc đề BT 1a sgk
Yêu cầu cá nhân hs lên bảng làm chỉ ra đâu là chất, đâu là vật thể.
Gọi hs đọc tiếp đề BT1b sgk.
Gv gợi ý: Làm thế nào để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp?
HS: dựa vào tính chất của chất.
Cho HS xung phong lên bảng làm.
GV: Chất được cấu tạo từ những đơn
vị nhỏ nhất là gì? (nguyên tử).
Nguyên tử là gì? Cấu tạo nguyên tử?
Vận dụng làm BT2 sgk.
GV: Thế nào là NTHH? KHHH của
nguyên tố có ý nghĩa gì?
Nguyên tử là gì? Nguyên tử khối là gì?
Phân tử là gì? Phân tử khối là gì? Phân tử khối được tính ntn?
Vận dụng làm BT 3 sgk.
GV: Em có nhận xét gì về các hạt
hợp thành (phân tử) của oxi và của (phân tử) nước
HS: phân tử oxi chỉ do các nguyên tử oxi liên kết với nhau; còn phân tử nước do nguyên tử H liên kết với nguyên tử O.
Từ đó em rút ra kết luận gì về sự khác nhau giữa phân tử đơn chất và phân tử hợp chất?
HS: phân tử đơn chất do nguyên tử cùng loại liên kế còn phân tửc hợp chất do nguyên tử khác loại liên kết.
Vận dụng làm BT 4 sgk.
Yêu cầu nhóm hs thảo luận làm BT4.
HS nhận xét bài làm của nhau.
Gọi 1 HS đọc đề BT 5 sgk
HS xung phong trả lời và giải thích đáp án.
GV: nếu chọn đáp án C thì phải sửa lại 2 ý ntn?
Nếu còn thời gian GV cho HS làm BT
8.5 sbt tr10.
GV hướng dẫn cách làm phần b:
% X = (NTK của X x 100): PTK
Kiến thức cần nhớ
Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm
VẬT THỂ
(tự nhiên và nhân tạo)
CHẤT
(tạo nên từ NTHH)
ĐƠN CHẤT HỢP CHẤT
( tạo nên từ 1 NTHH) (tạo nên từ 2,3,…
NTHH)
KL PK HC VC
(hạt hợp thành là (hạt hợp thành là
ngtử, phân tử) phân tử)
2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử
II. Bài tập
1. Bài 1 tr 31
Vật thể: chậu, thân cây
Chất: nhôm, chất dẻo, xenlulozơ.
Dùng nam châm hút sắt (tách riêng được sắt). Bỏ hỗ hợp còn lại vào nước, nhôm chìm xuống còn gỗ nổi lên. Gạn và lọc tách riêng được 2 chất này.
2. Bài 2 tr 31:
Trong hạt nhân có 12p, trong ngtử có 12e, số lớp e là 3, số e lớp ngoài cùng là 2.
Khác nhau về số p và số e; giống nhau về số e lớp ngoài cùng (đều là 2).
3. Bài 3tr 31:
Phân tử khối của hợp chất bằng:
2 x 31 = 62 đvC
b) Nguyên tử khối của X bằng:
(62 – 16) : 2 = 23 đvC
Vậy X là Natri (Na).
4. Bài 4 tr31:
nguyên tố hoá học, hợp chất.
Phân tử, liên kết với nhau, đơn chất.
Hợp chất, phân tử, liên kết với nhau.
Chất, nguyên tử, đơn chất.
5. Bài 5tr31:
Đáp án D
6. Bài tập 8.5 SBT:
a) PTK của hợp chất bằng NTK của ngtử O, bằng: 16đvC
NTKcủa X bằng: 16 – (1 x4) = 12đvC.
Nguyên tố có NTK nặng 12 đvC chính là ngtố Cacbon (C).
b) % C = (12 x 100) : 16 = 75%
Củng cố và luyện tập: lồng trong tiết học
Hướng dẫn hs học ở nhà:
Hướng dẫn làm BT 8.6 SBT tr 10:
% Y = 100% - 50% = 50%
Khối lượng 2 ngtử O = 2 x 16 = 32 đvC
Khối lượng ng tử Y = 32 đvC.
Phân tử khối của hợp chất bằng: 32 + 2 x 16 = 64 đvC.
– Làm hoàn chỉnh các BT ở trên vào vở BT.
Làm BT 8.1, 8.2, 8.3, 8.6,8.7 SBT tr 9 – 10.
Xem bài 9. Ôn lại các KHHH của các NTHH.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- HOA 8 TIET 11.doc