Bài giảng Bài luyện tập: oxi – lưu huỳnh

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

Nắm vững các kiến thức sau:

- mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá của nguyên tố với những tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh.

- Tính chất hoá học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trạng thái số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất.

- Dẫn ra các phản ứng hoá học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài luyện tập: oxi – lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/03/09 Ngày dạy: 13/03/09 Lớp giảng dạy: 10/6 Bài luyện tập: OXI – LƯU HUỲNH (tt) I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Nắm vững các kiến thức sau: mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá của nguyên tố với những tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh. Tính chất hoá học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trạng thái số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất. Dẫn ra các phản ứng hoá học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh. 2/ Kĩ năng: Lập các phương trình hoá học liên quan đến đơn chất và hợp chất của oxi, lưu huỳnh. Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của oxi, lưu huỳnh và hợp chất của nó. Giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh. 3/ Thái độ: tích cực hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị: GV; bảng phụ, phiếu học tâp, hệ thống câu hỏi và bài tập. HS: tổng kết lí thuyết cơ bản của chương và chuẩn bị các bài tập SGK. III/ Phương pháp: hợp tác nhóm nhỏ. IV/ Nội dung hoạt động: 1, Giới thệu, ổn định lớp: 2, Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3, Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết 1, Hiđro sunfua: GV đặt câu hỏi: a, dd H2S tan trong nước tạo thành gì và chất tạo thành có tính chất như thế nào? b, Tính chất hoá học đặc trưng của H2S? Hãy giải thích vì sao H2S lại có tính chất đó? Cho các VD minh hoạ 2, Lưu huỳnh đioxit: SO2 tác dụng với nước tạo thành gì?Viết PT? Trình bày tính chất hoá học của SO2? Giải thích?Cho VD? 3. Lưu huỳnh trioxit và axit sunfuric: SO3 tan trong nước tạo thành gì? Tính chất hoá học của dd H2SO4 loãng Tính chất hoá học của dd H2SO4 đặc 1, Hiđro sunfua: +H2O a, Dd H2S(khí) axit sunfuhiđric ( là axit yếu). b, Tính chất hoá học đặc trưng là tính khử mạnh, do S trong hợp chất H2S có số oxi hoá là -2. đây là số oxi hoá thấp nhất của S. VD: 2H2S + O2(thiếu) 2S+ 2H2O 2H2S + 3 O2(đủ) 2SO2+ 2H2O 2, Tạo thành axit sunfurơ SO2 + H2O H2SO3 SO2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử vì S trong SO2 có số oxi hoá +4 là số oxi hoá trung gian PT: Tính oxi hoá: SO2 + 2H2S 3S + 2 H2O Tính khử: SO2 + Br2 + 2 H2O 2HBr + H2SO4 3, SO3 tan trong nước tạo thành dd axitsunfuric H2SO4 lõang có những tính chất: Làm đỏ quì tím Tác dụng với những kim loạ đứng trước H Tác dụng với bazơ và oxit bazơ Tác dụng với muối của những axit yếu Tính chất hoá học của H2SO4 đặc Tính oxi hoá mạnh: tác dụng với kim loại, phi kim, nhiều hợp chất khác…. Tính háo nước: hấp thụ nước của các hợp chất vô cơ, hữu cơ…. Hoạt động 2:Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng tính axit tăng dần: A, H2CO3, H2SO4, H2S B, H2S, H2CO3, H2SO4 C, H2S, H2SO4, H2CO3 D, H2CO3, H2S, H2SO4 GV gợi ý để HS nhớ H2S là axit rẩt yếu, yếu hơn cảc axit cacbonic Câu 2: Khi đốt cháy H2S trong điều kiện thiếu oxi, sản phẩm tạo thành là chất có màu vàng, nguyên nhân là do: A, H2S bị oxi hoá thành SO2 B, H2S bị khử thành SO2 C, H2S bị khử thành S D, H2S bị oxi hoá thành S GV gợi ý về thí nghiệm đốt cháy H2S trong điều kiện thiếu oxi Câu 3: Cho 2 phản ứng: (1): SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 (2) : SO2 + 2H2S 3S + 2 H2O Hãy chọn phát biểu đúng: A, ở phản ứng (1), SO2 là chất khử, ở phản ứng(2) SO2 là chất oxi hoá B, Ở (1) SO2 là chất oxi hoá, (2) SO2 là chất oxi hoá C, (1) SO2 là chất oxi hoá, (2) H2S là chất khử D, (1) SO2 là chất khử, (2) H2S là chất oxi hoá GV yêu cầu HS xác định số oxi hoá của các chất trước và sau phản ứng để tìm đáp án đúng Câu 4: Dẫn khí SO2 qua bình đựng dd Br2 có màu vàng nâu nhạt, sau một thơì gian: A, màu của dd Brom sẽ đậm hơn. B, màu của dd Brom sẽ mất dần C, màu của dd Brom sẽ không thay đổi D, màu của dd Brom nhạt đi không đáng kể Câu 5: SO3 có thể tác dụng được với những chất nào sau đây: A, H2O, NaOH, BaO B, H2O, HCl, BaO C, NaOH, Zn, HCl D, Zn, H2O, NaOH GV hướng dẫn HS nêu lại tính chất hoá học của SO3, từ đó tìm ra những chất có thể tác dụng được với SO3 Câu 6: Những chất nào sau đây phản ứng được với H2SO4 loãng A, Cu, ZnO, Mg(OH)2, Na B, Ag, NaOH, ZnO, Mg(OH)2 C, ZnO, Mg(OH)2, Al, NaOH D, Na2CO3, ZnO, Al, Cu GV gọi ý HS nhớ lại tính chất hoá học đặc trưng của H2SO4 loãng Câu 7: Cho phản ứng: S + H2SO4 SO2 + H2O Hệ số cân bằng của phản ứng trên: A, 2,1,3,2 B, 2,2,3,1 C, 3,1,3,1 D, 1,2,3,2 GV gợi ý HS xác định số oxi hoá và viết các quá trình oxi hoá, quá trình khử Câu 1: B Câu 2: D Câu 3:A Câu 4: B HS xác định số oxi hoá và chọn đáp án Câu 5:A HS nêu tính chất hoá học của SO3: có thể tác dụng được với H2O, bazơ, oxit bazơ và chọn đáp án Câu 6: C HS nhớ lại: H2SO4 loãng có thể tác dụng được với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu, từ đó tìm ra đáp án đúng Câu 7: D Hoạt động 3: Bài tập Bài 1: A, Hấp thụ hoàn toàn 12,8 g SO2 vào 250ml dd NaOH 1M. Viết PTPƯ Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng? B, Hấp thụ 6,4 g SO2 vào 250ml dd NaOH 1M.Tính khối lượng muối tạo thành? C, Hấp thụ hoàn toàn 6,4 g SO2 vào 500ml dd NaOH 0,1M. Tính khối lượng muối tạo thành? Bài 2: Thực hiện dãy chuyển hoá sau: S SO2 SO3 H2SO4 BaSO4 Bài 1: nSO2 = 12,8/64 = 0,2 (mol) n NaOH = 0,25.1 = 0,25(mol) T = 0,25/0,2 = 1,25 Vì 1<T<2 nên tạo thành 2 muối: SO2 + NaOH NaHSO3 x x x SO2 +2 NaOH Na2SO3 + H2O y 2y y Ta có hệ: x +y = 0,2 x + 2y = 0,25 Vậy x = 0,15 y= 0,05 mNaHSO3= 104. 0,15 = 15,6(g) m Na2SO3 = 126. 0,05 = 6,3 (g) B, nNaOH= 0,25(mol) nSO2= 6,4/64=0,1 (mol) T=0,25/0,1=2,5 NaOH + SO2 NaHSO3 mNaHSO3 = 0,1.104=10,4(g) C, nNaOH=0,05(mol) n SO2= 0,1(mol) T=0,5 2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O 0,05 0,1 0,05 m Na2SO3=0,05.126=6,3(g) Bài 2: S + O2 SO2 2SO2 + O2 2SO3 SO3 + H2O H2SO4 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Nắm vững kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hoá học của các hợp chất H2S, SO2, SO3 Nắm được tính chất hoá học đặc trưng của dd H2SO4 loãng và H2SO4 đặc V/ Rút kinh nghiệm: - - Đà Nẵng, ngày 09/03/09 BCĐTT GVHDGD SVTT LÊ PHƯỚC DŨNG DƯ THỊ ÁNH LIÊN TRẦN THỊ XUYÊN

File đính kèm:

  • docLT OXI LUU HUYNH TRAN THI XUYEN .doc
Giáo án liên quan