HS hiểu hoá hoc là khoa học nghiên cứu về các chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng . Bước đầu hs thấy được tầm quan trọng của hoá học trong đời sống và định hình được phương pháp học tập bộ môn .
+ HS biết cách quan sát ,làm quen với một số thao tác ,dụng cụ và hoá chất đơn giản .
+ Giáo dục lòng yêu thích bộ môn hoá học nói riêng và khoa học nói chung
55 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài : mở đầu môn hoá học tuần một tiết một, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :………………… Tuần : 1
Ngày giảng :………………. Tiết : 1
BÀI : MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
MỤC TIÊU :
+ HS hiểu hoá hoc là khoa học nghiên cứu về các chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng . Bước đầu hs thấy được tầm quan trọng của hoá học trong đời sống và định hình được phương pháp học tập bộ môn .
+ HS biết cách quan sát ,làm quen với một số thao tác ,dụng cụ và hoá chất đơn giản .
+ Giáo dục lòng yêu thích bộ môn hoá học nói riêng và khoa học nói chung .
CHUẨN BỊ :
GV : - Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh , bơm hút, giá TN , 3 ống nghiệm ,kẹp gỗ ( Khay
thí nghiệm cơ bản )
- Hoá chất : dd NaOH , dd CuSO4 , đinh sắt , dd a xít HCl
HS : tìm hiểu trước nội dung bài học .
HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC :
I ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP .
II KIỂM TRA BÀI CŨ
Giáo viên nêu yêu cầu bộ môn
NVD Đă biết gì về hoá học Gv Nêu 1 vài hiện tượng HH trong đời sống, tự nhiên
Gv nêu nguyên tắc làm việc , yêu cầu môn học.
III phát triển bài ;
Giáo viên giới thiệu sơ lược về chương trình hoá học lớp 8
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 và 2 .
GV tiến hành làm 2 thí nghiệm
? Nêu hiện tượng quan sát được .
HS: Các chất tham gia bị biến đổi tạo thành chất mới .
? Từ nội dung 1 và 2 vậy hoá học là gì .
HS phát biểu
I . Hoá học là gì
1: - Thí nghiệm 1 : Hình 01 /sgk
- Thí nghiệm 2 : Hình 02 /sgk
2 : Quan sát
3 : N/X : Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất ,sự biến đổi của chất .
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi a,b,c.
HS đọc phần nhận xét kết hợp với thực tế trả lời câu hỏi:
? Nêu vai trò của hoá học trong đời sống của chúng ta .
HS phát biểu
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta
1. Trả lời câu hỏi
2. Nhận xét
3. Kết luận : Hoá học có vai trò to lớn trong đời sống của chúng ta .
GV yêu cầu HS đọc nội dung 1 mục III
? Nêu các hoạt động cần chú ý khi học tập bộ môn .
HS nêu lại các ý chính theo SGK
GV yêu cầu 1 HS đọc to nội dung 2/III SGk
GV lưu ý hs : Mỗi bạn có phương pháp học riêng xong cần học theo phương pháp đặc trưng của mỗi bộ môn .
III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học
1. Khi học tập môn hoá học các em cần chú ý các hoạt động sau
- Thu thập thông tin tìm kiếm kiến thức.
- Xử lý thông tin.
- Vận dụng .
- Ghi nhớ.
2. Phương pháp học tập bộ môn như thế nào là tốt .
- Học tốt hoá học là : Nắm vững và vận dụng thành thạo kiến thức .
- Phương pháp : SGK/5
IV CỦNG CỐ :
+ GV yêu cầu 2-3 hs đọc nội dung kết luận SGK .
+ ? Thế nào là hoá học
V. HƯỚNG DẪN .
+ Học bài theo kết luận SGK .
+ Xem trước bài Chất .
_______________________________________________________
Ngày soạn :………………… Tuần : 1
Ngày giảng :………………. Tiết : 2 .
Chương 1 : Chất ,nguyên tử , phân tử .
Bài : Chất
MỤC TIÊU :
+ HS phân biệt được vật thể vật liệu , chất . ở đâu có vật thể ở đó có chất . Mỗi chất có một tính chất nhất định .
+ HS tập thói quen quan sát .làm quen với dụng cụ ,hoá chất,và các thao tác TN
+ Giáo dục lòng yêu thích bộ môn hoá học .
CHUẨN BỊ :
GV : - Giáo án , một số chất .
DC : Cốc thuỷ tinh ,đèn cồn kẹp , bát sứ , kiềng
HC : NaCl ,đường kính , Cu , Fe
HS : Tìm hiểu trước nội dung bài học .
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
ổn định tổ chức lớp .
II. Kiểm tra bài cũ
? Mô tả lại thí nghiệm H02 SGK/3 ,từ đó nêu hiện tượng trả lời hoá học là gì .
? Vì sao chúng ta cần hiểu biết về hoá học .
III. Phát triển bài :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
?Kể tên một số vật thể quanh ta
HS : nồi ,dao ,cây mía ,hạt gạo …
? Dựa vào nguồn gốc vật thể chia làm mấy loại
HS chỉ ra :
GV thông báo các chất có trong mỗi loại vật thể trên
Yêu cầu thảo luận theo bàn :
- Mỗi chất có thể tạo ra nhiều vật thể
- 1 vật thể do nhiều chất tạo nên
? chất có ở đâu .
HS phát biểu
I. Chất có ở đâu ?
Tự nhiên Một số chất
Vật thể :
Nhân tạo vật liệu chất
Chất có ở khắp nơi ,ở đâu có vật thể ở đó có chất .
GV yêu cầu :HS đọc nội dung1/II SGK
H/S Quan sát đinh Fe
?/ Nêu tính chất của nó
Quan sát Đường Muối GV hướng H/S xếp thành 2 loại t/c
? Thế nào là tính chất vật lý ,tính chất hoá hoc .
? Làm thế nào để biết được tính chất của chất .
GV đưa ra một số chất , yêu cầu hs quan sát kết hợp với H1.1 và H1.2 .
HS đọc nội dung SGK
II. Tính chất của chất
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định
- Mỗi chất có tính chất vật lý và hoá học nhất định .
Bằng cách quan sát ,dùng dụng cụ do hay làm thí nghiệm ta xác định được tính chất của chất .
2.Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ?
- Giúp nhận biết các chất
- Biết cách sử dụng hợp lý các chất .
IV.CỦNG CỐ :
? Chất có ở đâu , làm thế nào ta biết được chất có tính chất gì ?
? Những tính chất nào gọi là tính chất vật lý
? Những tính chất nào gọi là tính chất hoá học .
Bài tập 1 : Căn cứ vào t/c nào của Al người ta dùng Al làm dây điện ,xoong chậu
Bài tập 2 : Hăy so sánh t/c của các chất sau:
a/ Muối ăn -- Đường kính b/ Khí Oxi Khí Cacbonic
HƯỚNG DẪN
Bài tập 3 /11
Vật thể
Chất
BTVN : 1,2,3,4.
Đọc trước mục III , chuẩn bị một ít muối ăn .
Ngày soạn :………………… Tuần : 2
Ngày giảng :………………. Tiết : 3
BÀI : CHẤT
MỤC TIÊU :
+ HS phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp . Biết dựa vào sự khác nhau về tính chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp .
+ Rèn kĩ năng so sánh phân biệt các chất .
+ Giáo dục tính cẩn thận trong công việc ,trong học tập .
B. CHUẨN BỊ :
GV : - Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh , bơm hút, 2 ống nghiệm ,đèn cồn, phễu
- Hoá chất : muối ăn lẫn cát
HS : tìm hiểu trước nội dung bài học .
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I. ổn định tổ chức lớp .
II. Kiểm tra bài cũ
? Làm bài tập 3/11/sgk
? Làm bài tập 6/11/sgk
? Phân biệt tính chất vật lý ,tính chất hoá học . Cho ví dụ minh hoạ ?
GV Nhận xét bài
III. Phát triển bài ;
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV yêu cầu hs quan sát nước cất và nước ao .
? Chỉ ra sự khác nhau về 2 loại nước .
HS : Thành phàn khác nhau
? Thế nào là chất tinh khiết , hỗn hợp
HS phát biểu
GV Từ hỗn hợp làm thế nào thu được chất tinh khiết
GV mô tả quá trình chưng cất nước
HS quan sát H1.4
? Chất như thế nào mới có tính chất nhất định
GV ;NVD Có 1 cốc muối lẫn cát
TL 5 phút : Làm thế nào tách muối ra khỏi cát
H/S mô tả cách tiến hành
Nhốm bổ sung
.
? Dựa vào đâu ta tách riêng được muối ra khỏi hh muối và nước .
GV yêu cầu hs nêu phương pháp tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp : đường và cát ; muối và tinh bột .
III. Chất tinh khiết
1. Hỗn hợp
- nước cất là chất tinh khiết
- nước tự nhiên là một hỗn hợp
- Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau .
2. Chất tinh khiết
- Là chất có những tính chất nhất định
Là chất không lẫn chất khác
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Dựa vào tính chất vật lý khác nhau của từng chất ta tách chất ra khỏi hỗn hợp
IV. CỦNG CỐ :
? Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp .
? Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào gì .
Tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp muối và cát .
Bài tập 1 Nêu các phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp
a/ Mạt sắt – Bột than b/ Muối ăn trong nước biển
Bài tập 2 Chất nào sau đây là chất tinh khiết
a/ Muối ăn b/ Sữa tươi c/ Nước cất
d/ Thép e/ Sắt
I/ a,b,c II/ a, c, e III/ b, c ,d IV/ Tất cả
V . HƯỚNG DẪN :
Bài 8/sgk : hạ nhiệt độ chuyển các chất về trạng thái lỏng , sau đó nâng dần nhiệt độ cho từng chất bay hơi .
BTVN 4,5,6,7,8/11/sgk
Xem trước bài thực hành , mỗi nhóm chuẩn bị một ít muối ăn và một ít cát.
Ngày soạn :………………… Tuần : 2
Ngày giảng :………………. Tiết : 4
BÀI : THỰC HÀNH 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT , TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
MỤC TIÊU :
+HS biết cách sử dụng một số dụng cụ và hoá chất đơn giản ,biết cách đo nhiệt độ và tách muối ra khỏi hỗn hợp muối và cát .
+ Rèn kĩ năng thao tác với dụng cụ và hoá chất , kĩ năng quan sát .
+ Giáo dục tính cẩn thận tự giác , trung thực trong học tập tác phong làm việc khoa học
B. CHUẨN BỊ :
GV : - Dụng cụ : 4 khay thí nghiệm cơ bản,đèn cồn ,phễu lọc,giấy lọc,đũa T0. nhiệt kế ,bát sứ
- Hoá chất : muối ăn ,lưu huỳnh , parafin .
HS : tìm hiểu trước nội dung bài học .
Lớp chia 4 nhóm thực hành ;
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
ổn định tổ chức lớp . Phân công nhóm TH ( nhóm trưởng ,thư kí ,nhận d/c ,h/c bảo quản và trả d/c h/c )
GV nêu 1 số quy tắc làm việc PTN
II. Kiểm tra bài cũ
? Nêu phương pháp tách riêng các chất trong hỗn hợp muối và cát
III. Phát triển bài ;
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HS đọc phụ lục 1/sgk/154
GV giới thiệu cách lấy và sử dụng một só hoá chất
GV giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng .
GV giới thiệu dụng cụ hoá chất
HS tiến hành thí nghiệm theo từng nhóm
? Nêu hiện tượng quan sát được
ghi kết quả thí nghiệm lại .
? Nêu lại cách tiến hành thí nghiệm
Các nhóm tiến hành
GV lưu ý khi đun cần hơ đều ống nghiệm sau đó đun tập chung vào đáy ống.
I. giới thiệu chung
- một số quy tắc an toàn
- cách sử dụng hoá chất
- một số dụng cụ thí nghiệm
II. Tiến hành thí nghiệm .
1. thí nghiệm 1:
+ tiến hành TN
+ Hiện tượng : parafin nóng chảy trước khi nước sôi, lưu huỳnh chưa nóng chảy .
Toparafn =
2. Thí nghiệm 2 :
Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
+ Tiến hành : Cho khoảng 3 g hỗn hợp muối và cát vào cốc cho tiếp vào 10ml nước lắc đều . Lọc hỗn hợp bằng phễu có giấy lọc ,cho nước lọc vào ống nghiệm đun sôi .
+ Hiện tượng
+ Kết quả :
Chất bị giữ lại trên giấy lọc :
Chất thu được sau khi đun nước lọc :
IV . Củng cố
GV hướng dẫn hs viết tường trình thực hành theo mẫu sau :
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng,giải thích ,kết quả
Ghi chú
Những điểm lưu ý khi tiến hành thí nghiệm 1 và 2
V. Hướng dẫn
+ Giáo viên hướng dẫn hs thu dọn đồ dùng và làm vệ sinh
+ Viết tường trình theo mẫu
+ Xem trước bài nguyên tử .
********************************************************
Ngày soạn :………………… Tuần : 3
Ngày giảng :………………. Tiết : 5
BÀI : NGUYÊN TỬ
A .MỤC TIÊU :
+ HS nêu được cấu tạo của nguyên tử ,hiểu nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện .
+ Rèn kĩ năng quan sát , óc tưởng tượng khoa học .
+ Giáo dục lòng say mê khoa học ,thế giới quan duy vật
B. CHUẨN BỊ :
+ GV : Giáo án
+ Bảng phụ ghi sơ đồ nguyên tử của H , O , N
+ Bảng câm biết số P của 1 số nguyên tử
+ HS : tìm hiểu trước nội dung bài học .
C .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I. ổn định tổ chức lớp .
II. Kiểm tra bài cũ
+ Lồng ghép trong nội dung bài mới .
+ GV vào bài quan sát đầu đinh Fe qua kính HVĐT
III. Phát triển bài :
GV giới thiệu vào bài như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV yêu cầu hs dọc nội dung 1 sgk tả lời câu hỏi .
? Cái gì cấu tạo nên chất
? Đặc điểt]rkichs thước , cấu tạo của nguyên tử
me=9.1095.10 -28 g
HS phát biểu bổ sung
GV chốt kt về NT
HS đọc nội dung 2 sgk trả lời :
? Đặc điểm cấu tạo của hạt nhân nguyên tử .
mp= 1.6726.10 -24 g
? Các ngyên tử cùng loại khi nào
? Vì sao khối lượng của nguyên tử được coi là khối lượng của hạt nhân .
hs phát biểu
m p=mn >> me
GV đưa ra mô hình
GV yêu cầu hs quan sát sơ đồ trên ,đọc nội dung bảng SGK/15
? e được sắp xếp như thế nào .
GV lưu ý hs : Số e tối đa trong mỗi lớp
: Số e lớp ngoài cùng
1. Nguyên tử là gì ?
+ Nguyên tử là những hạt nhỏ bé trung hoà về điện
+ Nguyên tử gồm :
- hạt nhân mang điện tích dương
- lớp vỏ electron mang điện tích âm .
2. Hạt nhân nguyên tử
+ Hạt nhân nguyên tử gồm :
- Proton ( P ) mang điện tích dương
- Notoron (n ) không mang điện
+ Những nguyên tử cùng loại có cùng số P
+ trong mỗi nguyên tử số p = e
+ Coi mnt = mhạt nhân
3. Lớp electron
+ e chuyển động không ngừng xung quanh.hạt nhân và xếp thành từng lớp
IV. CỦNG CỐ
+ 2-3 hs đọc kết luận sau bài học .
+ ? Nêu đặc điểm cấu tạo của nguyên tử
GV cho hs lamf bài tập 1 sgk /15
Bài tập 1 Hoàn thành bảng sau
Ntử
Số P hạt nhân
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
1
12
7
11
Các nhóm báo cáo , chấm chéo
HƯỚNG DẪN
+ Đọc phần đọc thêm sau bài học .
+ Hướng dẫn Bài 5/15:
Lập thành bảng như trang 15 đếm rồi liệt kê vào bảng .
+ btvn : 2,3,4,5 sgk/15,16.
Ngày soạn :………………… Tuần : 3
Ngày giảng :………………. Tiết : 6
BÀI : NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
A .MỤC TIÊU :
+ HS nêu được nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số (p ) trong hạt nhân . Nhớ KHHH của một số nguyên tố thường gặp ,biết tỉ lệ các nguyên tố không đồng đều trong vỏ trái đất .
+ Rèn kĩ năng ghi nhớ , viết phương trình hoá học .
+ Giáo dục lòng yêu thích môn học .
B. CHUẨN BỊ :
+ GV : Giáo án , tranh hình 1.8 sgk
+ HS : tìm hiểu trước nội dung bài học .
C .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I. ổn định tổ chức lớp .
II. Kiểm tra bài cũ
+ ? Định nghĩa ,đặc điểm cấu tạo của nguyên tử
+ ? Bài tập 3/15 sgk
II Phát triển bài :
GV giới thiệu vào bài như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV yêu cầu hs đọc mục 1 sgk
1-2 HS đọc to nội dung 1 .
? Định nghĩa nguyên tố hoá học
HS phát biểu
GV Nêu vấn đề :
NTHH phải được biểu diễn ngẵn gọn và có tính chất toàn cầu .
? Nêu các quy ước về KHHH
GV lưu ý : H và 2H
Các KHHH của Fe ; Cl ; Cu
Các NTHH có trong bảng 1/42
Yêu cầu hs làm bài tập số 3 sgk .
GV treo tranh H1.8
? Nhận xét thành phần khối lượng của các NT trong vỏ trái đất .
HS phát biểu bổ sung
Gv phân tích thêm :
Các phần của trái đất
Các NTHH nhân tạo.
I. Nguyên tố hoá học là gì ?
1. Định nghĩa
Là tập hợp những nguyên tố hoá học cùng loại có cùng số (p) trong hạt nhân .
2. Kí hiệu hoá học
+ Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 KHHH .
+ KHHH có thể là 1 hoặc 2 chữ cái
Nếu 1 : chữ in hoa
Nếu 2 : chữ đầu in hoa chữ sau in thường .
VD : - H ; O ; N
- Ag ; Fe ; Cu .
+ Mỗi KHHH còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó .
II. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học
+ Các NTHH có thành phần KL trong vỏ trái đất khác nhau ,trong đó chủ yếu là oxi và silic .
IV. Củng cố
+ 1-2 hs đọc nội dung kết luận 1;2;5 /19 sgk
+ Viết H cho ta những ý hiểu nào /
+ Biểu diễn 2 nguyên tử clo ; 5 nguyên tử nhôm ; 1 nguyên tử các bon
+ Làm bài tạp 1/20
V. Hướng dẫn
+ GV hướng dẫn hs làm bài tập 8/20 sgk
Tách lời nhận xét ra làm 2 ý , dựa vào số (p) để chọn đáp án đúng .
+ Hướng dẫn hs học bảng 1 trang 42 sgk
+ làm các bài tập 1,2,3 và đọc trước mục II của bài .
__________________________________________________
Ngày soạn :………………… Tuần : 4
Ngày giảng :………………. Tiết : 7
BÀI : NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC ( TIẾP THEO )
A .MỤC TIÊU :
+ HS hiểu NTK là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị các bon . Biết 1 đvC là 1/12 khối lượng nguyên tử các bon .
+ Rèn kĩ năng ghi nhớ ,óc tưởng tượng khoa học .
+ Giáo dục lòng yêu thích môn học .
B. CHUẨN BỊ :
+ GV : Giáo án ,
+ HS : tìm hiểu trước nội dung bài học .
C .TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
I. ổn định tổ chức lớp .
II. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu các quy ước về KHHH , cho các ví dụ minh hoạ .?
+ Làm bài tập 3/sgk/20 .
III Phát triển bài :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS tự đọc và nghiên cứu nội dung II/sgk
? Nêu định nghĩa nguyên tử .
? Tại sao không dùng đơn vị gam để cân đo các nguyên tử .
HS : Vì nguyên tử có khối lượng quá bé
? Người ta cân nguyên tư bằng gì
HS Nêu ra quy ước
GV phân tích : Dùng đơn vị các bon đi cân các nguyên tử khác ta được NGUYÊN TỬ KHỐI của các nguyên tố .
? Thế nào là nguyên tử khối
HS phát biểu , nhân xét bổi sung
? Dựa vào NTK so sánh độ nặng nhẹ giữa nguyên tử : o xi và hiđrô ; các bon và can xi.
GV
GV yêu cầu hs dựa vào bảng 1/42/sgk
? GV nêu NTK yêu cầu hs xác định đó là NTHH nào , viết KHHH của nguyên tố đó.
VD : NTK = 35,5 ,NTK = 64 , ntk = 108….
HS xác địng các nguyên tố
GV yêu cầu hs làm bài tập số 5/20/sgk
III. Nguyên tử khối
+ Quy ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử các bon là 1 đơn vị các bon (1 đvC )
+ NTK là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị các bon .
+ nguyên tử khối của các nguyên tố bảng 1/42 /sgk .
+ Mỗi NTHH có 1 NTK xác định .
IV .CỦNG CỐ :
HS đọc kết luận sau bài học .
? Thế nào là nguyên tử khồi .
V. HƯỚNG DẪN.
+ Gv hướng dẫn hs làm bài tập số 6 /20
Lấy NTK của X chia cho NTK của Nitơ = 2
Từ đó xác địng NTK của X , dựa vào bảng 1/42 -> NTHH .
+ Bài 7/20
1 nguyên tử các bon - 12dvC nặng 1,9926.1023
1/12 nguyên tử các bon - 12dvC nặng X (g)
+ BTVN : bài 4,5,6,7 sgk/20
Ngày soạn :………………… Tuần : 4
Ngày giảng :………………. Tiết : 8
BÀI : ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT PHÂN TỬ .
A .MỤC TIÊU :
+ HS hiểu đơn chất là những chất do 1 NTHH cấu tạo nên , hợp chất là những chất do từ 2 NTHH trở nên cấu tạo nên .
+ Rèn kĩ năng quan sát , so sánh
+ Giáo dục lòng say mê khoa học
B. CHUẨN BỊ :
+ GV : Giáo án
+ HS : tìm hiểu trước nội dung bài học .
C .TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
I. ổn định tổ chức lớp .
II. Kiểm tra bài cũ
+ Viết các KHHH trong bảng 1/42 ?
+ Nguyên tử khối là gì , NTK được quy ước như thế nào ?
III. Phát triển bài:
GV giới thiệu vào bài như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HS đọc nội dung 1 sgk
GV đưa ra ví dụ về một số đơn chất,phân tích theo khung bên
?thế nào là đơn chất ,ví dụ .
?Tên đơn chất được gọi như thế nào .
?ta chia đơn chất làm mấy loại , đặc điểm mỗi loại .
HS phát biểu ->
GV chú ý cho hs H1.9
GV yêu cầu hs quan sát H1.10 và H1.11
? Nêu đặc điểm cấu tạo của đơn chất KL và đơn chất PK.
HS phát biểu ,bổ sung ->
GV mở rộng trường hợp : S , C …
GV đưa ra các chất theo cột bên
? Cho biết các NTHH cấu tạo nên các chất trên .
HS nêu ra các NTHH tương ứng .
Nhận xét số NTHH cấu tạo nên mỗi chất ?
HS phát biểu ,bổ sung ->
GV yêu cầu hs qua sát H1.12 và H1.13
? Nêu đặc điểm cấu rạo của hợp chất .
hs phát biểu ,bổ sung
I. ĐƠN CHẤT
1. đơn chất là gì ?
NTHH Đơn chất
H khí hiđrô
S lưu huỳnh
O khí ô xi
Na natri
.
+ đơn chất là những chất do 1 NTHH cấu tạo nên , có đơn chất kim loại và đơn chất phi kim .
2. đặc điểm cấu tạo
+ Đơn chất KL có NT sắp xếp khít nhau
+Đơn chất PK thường có 2 NT liên kết với nhau .
II. HỢP CHẤT
1. Hợp chất là gì ?
Chất NTHH cấu tạo nên
Nước H và O
Muối ăn Na và Cl
Mê tan C và H
Đường C , H và O
+ hợp chất là những chất do từ 2 NTHH trở nên cấu tạo nên .
+Phân loại : - hợp chất vô cơ
- hợp chất hữu cơ.
2. Đặc điểm cấu tạo
+ Các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và thứ tự nhất định .
IV. CỦNG CỐ
+ ? nêu sự khác nhau giữa đơn chất và hợp chất ,cho ví dụ minh họa .
+ gv cho học sinh làm bài tập số 1 và 2 /sgk/25
+ HS đọc kết luận 1 và 2 sgk .
V . HƯỚNG DẪN
+ GV hướng dẫn hs làm bài tập 3/21/sgk
+ Dựa vào số NTHH cấu tạo nên mỗi chất .
+ Đọc nội dung Em có biết
+ Xem trước phần Phân tử .
_____________________________________________
Ngày soạn :………………… Tuần : 5
Ngày giảng :………………. Tiết : 9
BÀI : ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT PHÂN TỬ .
A .MỤC TIÊU :
+ HS nêu được định nghĩa phân tử , biết cách xác định phân tở khối .
+ Rèn kĩ năng quan sát , so sánh
+ Giáo dục lòng say mê khoa học
B. CHUẨN BỊ :
+ GV : Giáo án
+ HS : tìm hiểu trước nội dung bài học .
C .TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
I. ổn định tổ chức lớp . ktss
II. Kiểm tra bài cũ
+ Viết các KHHH của các NTHH theo yêu cầu của giáo viên
+ Phân biệt đơn chất và hợp chất , cho ví dụ minh hoạ .
III. BÀI MỚI :
GV giới thiệu vào bài như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV yêu cầu hs quan sát H1.11 , H1.12,H1.13 ,đọc nội 1/sgk
? Nhận xét thành phần của các hạt tạo nên mỗi chất .
HS : - Khí hiđrô ,o xi có hạt hợp thành đều gồm 2 NTử cùng loại liên kết với nhau .
nước gồm 2 Ntử H liên kết với 1 Ntử O
Muối …..
? Tính chất hoá học của mỗi loại hạt này .
HS : Giống nhau
? vậy thế nào là phân tử .
HS phát biểu ,bổ sung ->
GV lưu ý hs trường hợp đơn chất kim loại và 1 số phi kim có nguyên tử chính là phân tử .
? Thế nào là nguyên tử khối .
? Tính PTK của o xi , muối ăn
HS dựa vào bảng 1/42 xác định
Từ VD thế nào là PTK ?
HS phát biểu ->
? chất có thể tồn tại ở những trạng thái nào. Đặc điểm của mỗi trạng thái .
GV gợi ý hs dựa vào H1.14 và kiến thức vật lý
1 hs đọc nội nung IV sgk/24.
III. PHÂN TỬ .
1.Định nghĩa :
+ Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất .
2. Phân tử khối (PTK)
VD :
PTK của o xi = 16.2 =32dvC
PTK của muối ăn = 23 + 35,5 = 58,5 dvC
PTK là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đơn vị các bon .
IV. TRẠNG THÁI CỦA CHẤT
Tuỳ điều kiện mà chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái : rắn ,lỏng và khí .
IV. CỦNG CỐ .
+ 2-3 hs đọc kết luận sau bài học
+ Phân tử khối là gì ,so sánh PTK của khí o xi và nước .
+ Đọc kết luận sau bài học .
+ HS làm bài tập 5/sgk
V. HƯỚNG DẪN .
+ Gv hướng dẫn hs làm bài tập 6/26/sgk
Dựa vào mô hình số nguyên tử trong 1 phân tử
Dựa vào bảng 1/42 Phân tử khối .
+ BTVN : 5,6,7,8/26 /sgk
________________________________________--
Ngày soạn :………………… Tuần : 5
Ngày giảng :………………. Tiết : 10
THỰC HÀNH : SỰ LAN TOẢ CỦA CHẤT
A .MỤC TIÊU :
+ HS hiểu phân tử là hạt hợp thành của hợp chất .
+ Rèn kĩ năng thao tác và sử dụng 1 số dụng cụ hoá chất đon giản
+ Giáo dục tính cản thận trong công việc ,lòng say mê môn học .
B. CHUẨN BỊ :
+ GV : - Dụng cụ : Cốc ,ống nghiệm , đũa thuỷ tinh ,bông
- hoá chất : Thuốc tím (KMnO4 ), Amoniac (NH3 )
+ HS : tìm hiểu trước bài thực hành ,chuẩn bị mẫu tường trình .
C .TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
I. ổn định tổ chức lớp .
II. Kiểm tra bài cũ
+ Định nghĩa phân tử cho VD minh hoạ .
+ Thế nào là PTK ,tính PTK của thuốc tím biết : 1 phân tử thuốc tím có 1 nguyên tử K ,1 ntử Mn ,4 ntử O .
III. BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV cung cấp amoniac làm quỳ tím ẩm chuyển thành mầu xanh .
HS đọc và nêu cách tiến hành thí nghiệm .
Hs các nhóm tiến hành thí nghiệm .
? Nêu hiện tượng quan sát được .
HS các nhóm phát biểu bổ sung
Thảo luận theo nhóm giải thích hiện tượng
1-2 HS đọc cách tiến hành thí nghiệm SGK .
GV chốt lại các bước tiến hành
HS các nhóm tiến hành
? Nêu hiện tượng quan sát được
HS các nhóm giải thích hiện tượng
HS các nhóm hoàn thiện bản tường trình thực hành .
? từ 2 thí nghiệm rút ra kết luận gì về thành phần của chất .
HS : Phân tử là hạt hợp thành của chất .
I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Thí nghiệm 1: Sự lan toả của amoniac
+ Tiến hành : SGK
+ hiện tượng : Quỳ tím đổi từ từ sang mầu xanh .
+ Giải thích : Các phân tử Amoniac tách khỏi nhau lan toả ra khắp ống nghiệm tiếp xúc với quỳ tím làm cho quỳ tím đổi màu .
2. Thí nghiệm 2.
Sự lan toả của klipemanganat .
+ Tiến hành : Như hình vẽ/sgk
+ Hiện tượng : Kalipemanganat lan toả trong nước ,làm cho dung dịch ở 2 cốc đều chuyển thành mầu tím . (Cốc 1 nhanh ,cốc 2 từ từ )
+ Giải thích : ở cả 2 cốc đều xảy ra sự lan toả của Kalipemanganat .
II. TƯỜNG TRÌNH
- Theo mẫu
IV . CỦNG CỐ
+ 1hs nêu lại kết luận
+ GV lưu ý trường hợp đơn chất kim loại và 1 số phi kim có nguyên tử chính là hạt hợp thành của chất .
V. HƯỚNG DẪN
+ GV nhận sét buổi thực hành
+ GV hướng dẫn HS thu dọn và vệ sinh dụng cụ .
+ Hoàn thiện và nộp tường trình .
+ Xem trước bài học số 8
______________________________________________
Ngày soạn :………………… Tuần : 6
Ngày giảng :………………… Tiết : 11
BÀI LUYỆN TẬP 1 .
A .MỤC TIÊU :
+ HS Nêu được mối quan hệ giữa các khái niệm đã học : đơn chất ,hợp chất ,nguyên tử ,phân tử ,chất .
+ Rèn kĩ năng so sánh ,giải bài tập .
+ Giáo dục tính tích cực trong học tập .
B. CHUẨN BỊ :
+ GV : Giáo án
+ HS : tìm hiểu trước nội dung bài học .
C .TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
I. ổn định tổ chức lớp .
II. Kiểm tra bài cũ – Kiểm tra 15 phút .
Đề bài :
Câu 1 : thế nào là đơn chất ,hợp chất ? Lấy mỗi loại 3 ví dụ minh hoạ ?
Câu 2 : Hoàn thiện các câu sau đây bằng các từ hay cụm từ thích hợp ?
…(1)…….là những chất có ……..(2)……gồm những nguyên tử khác loại …(3)….
Hầu hết các …….(4) có phân tử là hạt hợp thành ,còn …..(5)…..
Là hạt hợp thành của ……(6)…kim loại .
III. BÀI MỚI :
GV giới thiệu vào bài như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV yêu cầu hs trả lời các câu hỏi sau :
? Thành phần cấu tạo nên vật thể
? Cái gì cấu tạo nên chất .
? Phân loại chất
? Cho ví dụ mỗi loại
HS phát biểu,bổ sung hoàn thiện sơ đồ bên .
GV phát vấn các câu hỏi :
? Khái niệm nguyên tử ,phân tử
? Thế nào là NTK ,PTK
HS phất biểu ,nhân xét bổ sung ,ghi nhớ .
HS quan sát hình vẽ sgk
? Xác định số p ,e …
GV hướng dẫn hs lập bảng như bên
Nêu nhận xét : chỉ ra Điểm giống và khác nhau .
1HS đọc đề bài
Gv phân tích , ? Dựa vào đâu ta tính được PTK của hợp chất .
HS : Sư nặng nhẹ hơn phân tử hiđrô
PTK của hợp chất được tính thê nào ?
HS : 2X + O =
1 hs lên bảng trình bày các em khác làm nháp
GV yêu cầu HS thảo luận nhanh theo nhóm bào tập số 4/sgk .
? Đại diện các nhóm báo cáo kết quả .
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái n
File đính kèm:
- Giao an Hoa 8 chi in.doc