Bài giảng Bài ôn tập học kì 2 tiết 69

1. Kiến thức: - Hs cần nắm được cách tính toán một bài toán áp dụng công thức đã học và tính theo PTHH

2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng viết CTHH của các chất

 - Kĩ năng giải toán theo PTHH

3. Thái độ: Có lòng ham học hỏi, say mê nghiên cứu tìm tòi

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài ôn tập học kì 2 tiết 69, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:32 Ngày soạn: 27/04/08 Tiết: 69 Ngày dạy : 29/04/08 Bài ÔN TẬP HỌC KÌ II (tt) I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Hs cần nắm được cách tính toán một bài toán áp dụng công thức đã học và tính theo PTHH 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng viết CTHH của các chất - Kĩ năng giải toán theo PTHH… 3. Thái độ: Có lòng ham học hỏi, say mê nghiên cứu tìm tòi II . CHUẨN BỊ: A. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ ( Nội dung ôn tập) 2. Chuẩn bị của học sinh - Oân lại các bài học của chương IV, V, VI B. PHƯƠNG PHÁP : Thảo luận nhóm, nêu vấn đề III . TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Giới thiệu bài: ( 1 phút):Các em đã nắm được định nghĩa, công thức tính , cách lập PTHH. Vậy bài hôm nay chún ta cần ôn lại một số dạng toán để chuẩn bị tiết kiểm tra tốt hơn 2. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ( 34 phút) Gc cho Hs làm một số bài tập sau: Bài tập 1: Nhận biết các chất khí sau bị mất nhãn đựng trong các lọ riêng biệt: Khí hidro, oxi, cacbonic Khí oxi, niơt, hidro Bài tập 2: Hoàn thành PTHH sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào đã học: Al + HCl AlCl3 + H2 Al + H2SO4 Al2 (SO4 )3 + H2 Na + O2 Na2O FeO + C Fe + CO2 CuCl2 + Al Cu + AlCl3 NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O Bài tập 3: Khử sắt (III) oxit bằng khí hidro thu được 11,2 g kim loại sắt và nước: a. Tính thể tích khí Hidro cần dùng? b. Tính khối lượng sắt (III) oxit cần dùng? - Gv yêu cầu Hs tóm tắt đề bài? + Phương pháp giải bài toán này như thế nào? + Cho 1 Hs nêu các bước làm trên bảng - Gv cho Hs thảo luận hoàn thành cách làm Bài tập 4: Cho 5,6 g sắt tác dụng hết với dung dịch HCl a. Tính thể tích hidro thoát ra?(đktc) b. Nếu dùng dd HCl 20% thì cần bao nhiêu gam dung dịch này để phản ứng hết lượng sắt trên . - Gv yêu cầu Hs tóm tắt đề bài? + Phương pháp giải bài toán này như thế nào? + Cho 1 Hs nêu các bước làm trên bảng - Gv cho Hs thảo luận hoàn thành cách làm Lưu ý : Gv cho Hs hiểu và áp dụng được công thức tính nồng độ % để tính khối lượng dung dịch - Hs cá nhân tự suy nghĩ và làm bài: Bài tập 1: + Sử dụng que đóm có tàn đỏ : cho vào lọ đựng khí oxi que đóm bùng cháy, cho vào lọ đựng khí cacbonic que đóm tắt còn lọ khí hidro không hiện tượng gì. + Sử dụng que đom đang cháy đỏ: cho vào lọ đựng khí oxi cháy to hơn, lọ đựng khí nitơ tắt còn lọ không khí không hiện tượng gì. Bài tập 2: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 ( phản ứng thế) 2Al + 3H2SO4 Al2 (SO4 )3 + 3H2( phản ứng thế) 4Na + O2 2Na2O( phản ứng hóa hợp) 2FeO + C 2Fe + CO2(phản ứng oxi hóa-khử) 3CuCl2 + 2Al 3Cu + 2AlCl3( phản ứng thế) 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O ( phản ứng phân hủy) Bài tập 3: + Bài toán tính theo PTHH + Tính số mol Viết PTHH Dựa vào PTHH tính số mol khí Hidro và Sắt (III) oxit Tính thể tích và khối lượng khí Hidro và Sắt (III) oxit - Hs thảo luận nhóm và hoàn thành Bài tập 4: + Bài toán tính theo PTHH + Tính số mol Viết PTHH Dựa vào PTHH tính số mol khí Hidro và số mol của HCl Tính thể tích và khối lượng khí Hidro và HCl Tính khối lượng dung dịch HCl: mdd = IV . CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố: ( 9 phút): I. Gv cho học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm kiểm tra đánh giá Học sinh: Câu 1: Cho phản ứng sau: 1. CO2 + Ca(OH)2CaCO3 + H2O 2. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 3. AgNO3 + HCl AgCl + HNO3 4. Zn + AgNO3 Zn(NO3)2 + Ag Các phản ứng thuộc loại phản ứng thế là: a. 1 và 2 b. 2 và 3 c. 2 và 4 d. 3 và 4 Câu 2. Trong các dãy chất sau, dãy chất nào đều là các muối trung hòa: a. NaCl, KHCO3, Zn(OH)2, H2S b. NaCl, ZnSO4, MgCO3, HCl c. ZnCl2, MgCO3, CuSO4, BaCl2 d. BaCl2, CuSO4, NaH2PO4, ZnCl2 Câu 3.Nồng độ mol của 500ml dung dịch có hòa tan 5,85 g NaCl là: a. 0,02 M b. 0,2 M c. 2 M d. 20 M Câu 4. Cho các oxit : K2O, P2O5, SO2, Na2O, những oxit đó đã hóa hợp với nước tạo thành dãy chất là: a. KOH, H3PO4, H2SO4, NaOH b. KOH, H2PO3, H2SO3, NaOH c. KOH, H3PO4, H2SO3, NaOH d. KOH, H3PO4, H2SO3, Na(OH)2 Câu 5. Phản ứng Oxi hoá – Khử là phản ứng hoá học trong đó có: a. chất chiếm oxi của chất khác b. chất nhường oxi cho chất khác c. nguyên tử đơn chất thay thế 1 nguyên tố hợp chất. d. xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử II. Cho 6,5 g kẽm tác dụng với axit HCl Tính thể tích khí hidro thoát ra điều kiện chuẩn Tinh khối lượng dung dịch HCl 20% đẫ dùng để than gia phản ứng trên Gv hướng dẫn và gợi ý cho Hs làm bài theo cách giải PTHH Tính số mol của sắt Viết PTHH Dựa vào PTHH tính số mol của Hidro, axit HCl Tính thể tích khí Hidrô Tính khối lượng axit Tính khối lượng dung dịch HCL theo công thức 2. Dặn dò: ( 1 phút): - Xem lại dạng bài tập tính theo PTHH . V . NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 69 On tap Hoa 8HKII.doc
Giáo án liên quan