Bài giảng Bài thực hành 03 : dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học

1.1/ Kiến thức:

@/ Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm.

+ HS biết: Hiện tượng vật lí: Sự thay đổi trạng thái của nước. Hiện tượng hóa học: Đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hòa tan.

+ HS hiểu: Nhận dạng được hiện tượng vạt lí và hiện tượng hóa học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 7328 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài thực hành 03 : dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11– tiết PPCT : 20 Ngày dạy: 25/10/2012 BÀI THỰC HÀNH 3 : DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC 1. MỤC TIÊU: 1.1/ Kiến thức: @/ Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm. + HS biết: Hiện tượng vật lí: Sự thay đổi trạng thái của nước. Hiện tượng hóa học: Đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hòa tan. + HS hiểu: Nhận dạng được hiện tượng vạt lí và hiện tượng hóa học. @/ Hoạt động 2: Tường trình thí nghiệm. + HS biết: Nêu cụ thể cách tiến hành các thí nghiệm. + HS hiểu: Các hiện tượng diễn ra khác nhau. 1.2/ Kĩ năng: @/ Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm. + HS thực hiện được: Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, hành công các thi nghiệm trên.Quan sát , mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm. + HS thực hiện thành thạo: Mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết PT chữ. @/ Hoạt động 2: Tường trình thí nghiệm. + HS thực hiện được: Mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm. + HS thực hiện thành thạo: Phân biệt các hiện tượng diễn ra của thí nghiệm và viết PT chữ. 1.3/ Thái độ: @/ Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm. + Thói quen: Trực quan. + Tính cách: Cẩn thận trong làm thí nghiệm. @/ Hoạt động 2: Tường trình thí nghiệm. + Thói quen: Mô tả hiện tượng. + Tính cách: Cẩn thận trong mô tả, giải thích hiện tượng và viết PT chữ. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. - Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. 3. CHUẨN BỊ : 3.1/ Giáo viên : + Dụng cụ: ống thuỷ tinh chữ L, giá gỗ, ống nghiệm,đèn cồn, que diêm + Hoá chất: KMnO4, dd Na2CO3, dd Ca(OH)2. 3.2/ Học sinh : + Kiến thức : xem cách tiến hành 2 thí nghiệm + Đồ dùng : mẫu bản tường trình, viết, sgk, vở. 4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : ( 1 phút ) 4.2/ Kiểm tra miệng :( 5 phút ) Câu 1 : Dấu hiệu chính nào để phân biệt hiện tượng vật lí, hiện tương hoá học. Em hãy nêu 1 số dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra. Trả lới: - Dấu hiệu chính là có sự xuất hiện chất mới . - Một số dấu hiệu: màu sắc, trạng thái (khí, chất rắn), toả nhiệt và phát sáng . Câu 2 : Nội dung thực hành của bài học hôm nay cần có những hóa chất nào? Trả lới: KMnO4, dd Na2CO3, dd Ca(OH)2. 4. 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC @/ Hoạt động 1: ( 21 phút ) Tiến hành thí nghiệm. - GV nêu mục tiêu của bài thực hành. - GV hướng dẫn hs thực hành - hs thực hành - GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 - GV giới thiệu dụng cụ hoá chất trong thí nghiệm 1. - GV hướng dẫn: Lấy 1 lượng thuốc tím bằng hạt đỗ (0,5 g) chia làm 3 phần. - Ống 1: phần 1 hoà tan với 3ml nước, lắc cho tan. Quan sát hiện tượng, màu dung dịch. - Ống 2: 2 phần còn lại đun nóng, thử bằng que đóm, khi nào que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội , đổ nước vào lắc cho tan. Lưu ý giải thích vì sao que đóm bùng cháy (do khi đun thuốc tím sinh ra khí oxi) Quan sát ống nghiệm 2 và so sánh màu sắc ở 2 ống nghiệm. Thế nào là hiện tượng vật lí? Thế nào là hiện tượng hoá học?Ở ống nghiệm nào xảy ra hiện tượng vật lí? ống nghiệm nào xảy ra hiện tượng hoá học? - GV gọi hs đọc thí nghiệm 2. Các nhóm phân công người thực hiện thí nghiệm, người viết tường trình. - HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn. - GV hướng dẫn hs thực hiện thí nghiệm 2. + Ống nghiệm 1: 1ml nước cất. + Ống nghiệm 2: 1ml nước vôi trong. - HS quan sát 2 ống. Nhúng 1 đầu ống thuỷ tinh chữ L vào phần chất lỏng thổi từng ống nghiệm. - GV: Hướng dẫn hs quan sát. + Ống nghiệm 1: 1ml nước cất. + Ống nghiệm 2: 1ml nước vôi trong. Rót tiếp vào mỗi ống nghiệm 1ml dd Na2CO3. - GV: Hướng dẫn hs quan sát chất rắn không tan xuất hiện. - HS các nhóm thực hành, quan sát hiện tượng. - GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả theo gợi ý: Ống nghiệm 2 có hiện tượng gì xảy ra? Các dấu hiệu nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? @/ Hoạt động 2: ( 12 phút ) Tường trình thí nghiệm. - HS: Viết tường trình . - GV: Theo dõi suốt quá trình thí nghiệm của hs, nhắc nhở hs làm chính xác, nghiêm túc. - GV: Phát hiện ra chỗ sai và kịp thời uốn nắn. - GV: Chốt kiến thức của bài. I.Tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghệm 1: Hoà tan và đun nóng kalipemanganat (thuốc tím) 2. Thí nghiệm 2 Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit: Thổi khí cacbonđioxit vào dd canxi hidroxit. Đổ dd natri cacbonat vào dd canxihidroxit. II. Tường trình thí nghiệm 4.4. Tổng kết :( 2 phút ) - HS báo cáo tường trình thí nghiệm theo mẫu: TT Tên thí nghiệm Cách tiến hành thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Giải thích kết quả TN 1 2 … - HS các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận tuyên dương nhóm hoàn thành tốt, phê điểm. @/ Kiến thức bài học: - Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. - Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. 4.5. Hướng dẫn học tập : ( 5 phút ) - Đối với bài học ở tiết học này: + Ôn kiến thức cũ: giải thích vì sao trong 1 phản ứng hoá học có sự biến đổi chất này thành chất khác; số lượng nguyên tử của 1 nguyên tố trước và sau phản ứng có thay đổi không? - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Xem bài :" Định luật bảo toàn khối lượng" + Chú ý: nội dung thí nghiệm; định luật bảo toàn khối lượng - GV nhận xét và rút kinh nghiệm tiết thực hành.

File đính kèm:

  • docHoa 8 Tiet 20 Bai thuc hanh 3 1213.doc
Giáo án liên quan