Bài giảng điều chế khí oxi và phản ứng phân hủy

- Học sinh biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp.

- Học sinh biết khái niệm phản ứng phân hủy và dẫn ra được ví dụ minh họa.

- Học sinh biết được vai trò của chất xúc tác.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 9209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng điều chế khí oxi và phản ứng phân hủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn Hóa Học 8 Giáo viên: Mai Bá Lộc Ngày soạn:10 tháng 01 năm 2007 Tiết : 41 Ngày dạy: 18 tháng 01 năm 2007 Tuần: 21 ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY Bài 27. A.MỤC TIÊU 1.Về kiến thức: - Học sinh biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp. - Học sinh biết khái niệm phản ứng phân hủy và dẫn ra được ví dụ minh họa. - Học sinh biết được vai trò của chất xúc tác. 2. Về kỹ năng: - Hình thành cách thu khí bằng cách đẩy nước. - Rèn luyện kỹ năng lập phương trình hóa học. - Phân biệt được phản ứng phân hủy với phản ứng hóa hợp. 3. Về thái độ: - Yêu thích bộ môn hóa học - Cẩn thận, tiết kiệm, khoa học trong thực hành thí nghiệm B. PHƯƠNG PHÁP: + Trực quan : quan sát thí nghiệm + Đàm thoại : vấn đáp và thảo luận nhóm C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH * Giáo Viên: + Chuẩn bị thí nghiệm: - Điều chế khí oxi từ KMnO4, KClO3 - Thu khí oxi bằng cách đẩy nước. + Dụng cụ: giá sắt, đế sứ, kẹp gỗ, ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn , diêm, chậu thủy tinh, lọ thủy tinh có nút, muỗng thủy tinh, bông, nhang ( tàn đỏ). + Hóa chất: KMnO4, KClO3, MnO2. *Học sinh: + Học bài và làm bài tập của bài OXIT + Đọc trước bài mới. D. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ , giới thiệu bài mới ( 5 phút) Nội dung kiểm tra Đáp án Gv treo bảng đề bài. Các oxit có công thức hóa học sau: a)SO3 b) CaO c) Fe2O3 d) N2O5 Những chất nào thuộc loại oxit axit? những chất nào thuộc loại oxit bazơ? Gọi tên các oxit đó? Gv yêu cầu Hs làm bài tập, gọi một Hs lên bảng. Sau đó , gọi Hs nhận xét ª Gv kết luận Gv giới thiệu: Khí oxi có rất nhiều ứng dụng và rất cần thiết trong đời sống. Làm thế nào có thể điều chế được khí oxi? Bài học hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi này. ª Gv ghi tựa bài. Để có một lượng ít khí oxi làm thí nghiệm, ta phải điều chế khí oxi. Cách điều chế như thế nào? ª Gv ghi phần I . Phân loại và gọi tên đúng cho mỗi oxit: 2,5 điểm Oxit axit Oxit bazơ SO3 : lưu huỳnh tri oxit N2O5 : đi nitơ penta oxit CaO : canxi oxit Fe2O3 : sắt (III) oxit Hoạt động 2: I.Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm (22 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Nguyên liệu nào dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ?ø - Có thể thu khí oxi bằng những cách nào? Nhìn vào hình 4.6 SGK, các em biết được có hai cách thu khí . Thực tế như thế nào ? Các em quan sát thí nghiệm sau đây. Gv tiến hành thí nghiệm điều chế khí oxi từ KMnO4 , thu khí bằng cách đẩy nước. Yêu cầu Hs quan sát. -Vì sao có thể thu khí oxi bằng cách này? - Nếu lấy ống dẫn khí ra khỏi chậu nước trước khi tắt đèn cồn, hiện tượng gì sẽ xảy ra? - Làm sao có thể kiểm tra khí oxi có trong lọ hay không? Sau đó, yêu cầu Hs kiểm tra và nhận xét Gv thông báo: ngoài khí oxi còn có hai sản phẩm khác là kali manganat (K2MnO4) và mangan (IV) oxit (MnO2), yêu cầu Hs lập phương trình hóa học. - Tại sao khí oxi đẩy được không khí khi thu bằng cách đẩy không khí ? (Gv không làm thí nghiệm thu khí oxi bằng cách đẩy không khí vì thời gian có hạn) - Ngoài ra, người ta còn dùng kali clorat (KClO3) để điều chế khí oxi. Gv giới thiệu hai ống nghiệm chứa KClO3, trong đó một ống có trộn MnO2. Sau đó, Gv thực hiện thí nghiệm. Thử bằng tàn đỏ, yêu cầu Hs quan sát và nhận xét, Gv hỏi : vai trò của MnO2 trong thí nghiệm này là gì ? Giải thích: đun nóng cùng một lúc, nhưng ống nghiệm có trộn MnO2, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ khoảng 220oC, lúc này ống nghiệm không trộn MnO2 chưa xảy ra phản ứng, nên tàn đỏ chỉ cháy bình thường. Gv thông báo: ngoài khí oxi , còn có một sản phẩm nữa là kali clorua (KCl), yêu cầu Hs lập phương trình hóa học. - Tại sao hai chất trên được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm? - Như vậy, trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách nào? Gv chuyển sang phần kết luận và yêu cầu Hs ghi bài Gv chuyển ý: Điều chế trong phòng thí nghiệm chỉ phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Để có một lượng lớn khí oxi ta sản xuất bằng cách nào? Ta sang phần II. Kali pemanganat (KMnO4 ) Đẩy không khí và đẩy nước. Hs quan sát thí nghiệm Vì khí oxi tan ít trong nước. Nước sẽ bị hút vào Thử bằng tàn đỏ , tàn đỏ cháy sáng lên nếu có khí oxi Hs lập phương trình hóa học, nhận xét, ghi bài. - Vì khí oxi nặng hơn không khí. Hs nghe Gv giới thiệu và quan sát thí nghiệm. Hs nhận xét hiện tượng: tàn đóm đỏ cháy sáng lên phía ống nghiệm có trộn MnO2 . MnO2 là chất xúc tác. Hs lập phương trình hóa học, nhận xét và ghi bài. Hs nêu: hai hợp chất trên giàu oxi, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Hs nêu kết luận, nhận xét. Hs ghi bài. 1/ Thí nghiệm. to PTHH: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 á to 2KClO3 2 KCl + 3 O2 á 2/ Kết luận Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Hoạt động 3: II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp (5 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -Trong công nghiệp, người ta sản xuất khí oxi từ những nguyên liệu nào? - Làm sao có thể tách khí oxi từ không khí ? - Sản xuất khí oxi từ nước bằng cách nào? Gv thông báo: Bình điện phân được giới thiệu trong chương 5 - Để chứa một thể tích khí oxi lớn trong một bình có thể tích nhỏ, người ta làm sao? Chuyển ý: Từ những nội dung trên, các em đã biết được một số phản ứng mới. Những phản ứng này thuộc loại phản ứng phân hủy. Vậy phản ứng phân hủy là gì? Ta sang phần III Hs đọc thông tin SGK và trả lời. Hóa lỏng không khí , sau đó làm bay hơi không khí lỏng thu được khí oxi ở – 183oC. Điện phân nước thu được khí oxi và khí hidro. Thường hóa lỏng khí oxi và nén dưới áp suất cao trong các bình thép. 1/ Sản xuất khí oxi từ không khí Làm bay hơi không khí lỏng ở nhiệt độ – 183oC thu được khí oxi. 2/ Sản xuất khí oxi từ nước đp 2H2O 2H2 + O2 Hoạt động 4: III .Phản ứng phân hủy (7 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Yêu cầu Hs đọc câu hỏi và thảo luận nhóm. Gv phát phiếu ghi kết quả cho các nhóm Hs quan sát câu hỏi thảo luận và thảo luận nhóm, thời gian thảo luận (3 phút), kết quả ghi trên phiếu 1/ Điền vào chỗ trống trong các cột ứng với các phản ứng sau: to Phản ứng hóa học Số chất phản ứng Số chất sản phẩm to 2KClO3 2KCl + 3 O2á to 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2á CaCO3 CaO + CO2á . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2/ Các phản ứng trên có điểm nào khác nhau so với các phản ứng thuộc loại phản ứng hóa hợp? ĐÁP ÁN: 1/ Điền vào chỗ trống trong các cột ứng với các phản ứng sau: to Phản ứng hóa học Số chất phản ứng Số chất sản phẩm to 2KClO3 2KCl + 3 O2á to 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2á CaCO3 CaO + CO2á 1 1 1 2 3 2 2/ Các phản ứng trên có điểm nào khác nhau so với các phản ứng hóa hợp? Các phản ứng trên Các phản ứng hóa hợp - Có một chất phản ứng - Tạo ra hai hay nhiều sản phẩm - Có hai hay nhiều chất phản ứng - Tạo ra một sản phẩm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Từ kết quả thảo luận, hãy cho biết: - Thế nào là phản ứng phân hủy? - Yêu cầu Hs ghi thí dụ ( phản ứng nung CaCO3) Nêu định nghĩa phản ứng phân hủy. ª Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. (Hs ghi thí dụ) Hoạt động 5. Củng cố (4 phút) Hoạt động của giáo viên Đáp án Yêu cầu hs làm các bài tập sau: 1/ Chất nào được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm? a. CaCO3 b. H2O c. KClO3 2/ Trong các phản ứng sau: a/ Fe + 2HCl FeCl2 + H2 b/ MgCO3 MgO + CO2 c/ 2SO2 + O2 2SO3 d/ 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O Phản ứng nào là: *Phản ứng phân hủy: . . . . . *Phản ứng hóa hợp: . . . . . . 1/ Phương án đúng : c 2/ Trong các phản ứng sau: a/ Fe + 2HCl FeCl2 + H2 b/ MgCO3 MgO + CO2 c/ 2SO2 + O2 2SO3 d/ 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O *Phản ứng phân hủy: b, d *Phản ứng hóa hợp: c Hoạt động 6. Dặn dò (2 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Học bài và làm các bài tập sau: 2; 4; 5; 6 / SGK Hóa Học 8, tr. 94 - Xem trước bài : KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY - Nhận xét tiết học. Hs ghi bài tập về nhà và nghe Gv nhận xét tiết học. ˜&™

File đính kèm:

  • docDieu che khi oxi Phan ung phan huy.doc
Giáo án liên quan