I./ MỤC TIÊU :
-Học sinh làm quen và sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
-Nắm được một số nội qui và một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
-Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
-Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
43 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài : thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất và tách chất từ hỗn hợp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :2
Ngày soạn : 10 – 9 – 06
Ngày dạy : 11.9 – 16.9 – 06
Tiết :4
Bài : THỰC HÀNH 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT –TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
I./ MỤC TIÊU :
-Học sinh làm quen và sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
-Nắm được một số nội qui và một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
-Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất à thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
-Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
II./PHƯƠNG PHÁP :
-Thực hành thí nghiệm.
-Diễn giảng
III./CHUẨN BỊ :
-GV : + Hoá chất : lưu huỳnh ; parafin , cát lẫn muối ăn
+ Dụng cụ : ống nghiệm , giá nhiệt kế , cốc thuỷ tinh , chén sứ , lưới amiăng , kiến ,đèn cồn , phểu , giấy lọc , đủa thuỷ tinh , thìa lấy hoá chất rắn, bình nước
-Học sinh : xem trước cách tiến hành 2 thí nghiệm trong sgk , một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm sgk / 154.
IV./KIỂM TRA BÀI CỦ :
-Kiển tra sự chuẩn bị về hoá chất của học sinh
V./TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1./Vào bài :
2./Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của HS và giáo viên
Nội dung ghi bài
HS : Đọc sgk /154
GV : Hướng dẫn hs một số thao tác cơ bản khi thực hành trong phòng thí nghiệm
GV : Hướng dẫn học sinh các thao tác thí nghiệm theo thứ tự từng thí nghiệm .
HS : thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
HS : Khi làm thí nghiệm vừa quan sát vừa tìm hiểu để trả lời các câu hỏi trên bảng để hoàn thành phiếu thực hành
Lưu ý : Khi học sinh làm xong thì đậy nắp đèn cồn lại
GV : Hướng dẫn học sinh các thao tác thí nghiệm theo thứ tự từng thí nghiệm .
HS : thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
GV : Hướng dẫn học sinh xếp giấy â5 HS : Khi làm thí nghiệm vừa quan sát vừa tìm hiểu để trả lời các câu hỏi trên bảng để hoàn thành phiếu thực hành
GV : nhận xét và rút kinh nghiệm về tiết thực hành
I./Một số qui tắc an toàn :
-Cách sử dụng một số dụng cụ – hoá cấht trong phòng thí nghiệm ( sgk/154 – 155 )
II./Tiến hành thí nghiệm :
Thí nghiệm 1: Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của Lưu Huỳnh và Parafin
Số 1: Dùng thìa lấy hoá chất , lấy một ít lưu huỳnh vào ống nghiệm
Số 2: Lếy một ít parafin vào ống nghiệm
Số 3: Cho nước vào cốc thuỷ tinh khoảng chừng 3cm ,để kiếng , lưới amiăng , ô«1t đèn cồn
Số 4: Để 2 ống nghiệm đựng lưu huỳnh và parafin vào cốc rồi đun , cho nhiệt kế vào ống nghiệm có parafin , đọc nhiệt độ khi parafin vừa nóng chảy . cho nhiệt k vào lưu huỳnh nóng chảy và ghi nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh
Quan sát và trả lời các câu hỏi :
1.Parafin nóng chảy khi nào ? Nhiệt đ nóng chảy của parafin là bao nhiêu ?
2.Khi nước sôi , lưu huỳnh đã nóng chảy chưa ?
3.so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và của lưu huỳnh ?
Thí nghiệm 2 : Tách riêng chất từ hỗn hợp và muối ăn
Số 1: Cho vào cốc thuỷ tinh một ít hỗn hợp cát và muối ăn , cho nước vào , dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều
Số 2: Chuẩn bị thực hiện thao tác lọc ( dùng phểu , giấylọc )đổ từ từ qua phểu có giấy lọc hỗn hợp nêu trên .Quan sát chất còn lại trên giấy lọc.
Số 3: Thực hiện thao tác làm bay hơi phần nước qua lọc . Quan sát .
Trả lời câu hỏi
1.Dung dịch trước khi lọc có hiện tượng gì ?
2.Dung dịch sau khi lọc có chất nào ?
3.Chất còn lại trên giấy lọc ?
4.Lúc bay hơi trước hết thu được chất nào ?
III./Cuối tiết thực hành :
-Số 1:Đem các dụng cụ đã sử dụng đi rửa ( ống nghiệm rửa xong phải ứp vào giá )
-Số 2: Sắp xếp lại dụng cụ hoá chất cho ngay ngắn . Làm vệ sinh phòng thí nghiệm
-Các nhóm hoàn thành phiếu thực hành
3./Cũng cố :
4./Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
-Xem tiếp bài mới :
+ Nguyên tử là gì ? Nguyên tử gồm có những loại hạt nào ?
+Nguyên tử có điện tích như thế nào
VI./KINH NGHIỆM BỔ SUNG :
Tuần :3
Ngày soạn : 15 – 9 – 06
Ngày dạy : 18.9 – 23.9 – 06
Tiết :5
Bài 4:
NGUYÊN TỬ
I./MỤC TIÊU :
1./Kiến Thức :
-Biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ , trung hoà về điện và tạo ra chất . Nguy6en tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và võ tạo bởi các electron mang điện tích âm. Electron(e) mang điện tích âm nhỏ nhất ghi bằng dấu (-).
-Biết được hạt nhân nguyên tử tạo bởi prôton và nơtron . Prôton (P) có điện tích ghi bàng dấu cộng (+) còn nơtron không mang điện. Những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.
-Biết số p = số e trong một nguyên tử . Electron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp . Nhờ e mà nguyên tử có khả năng liên kết
2./ Kĩ năng :
-Rèn luyện tính quan sát và khả năng tư duy cho học sinh
3./Thái độ :
-Cô sở hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho học sinh hứng thú học bộ môn
II./PHƯƠNG PHÁP :
-Phương pháp thảo luận nhóm
-Phương pháp diễn giảng
-Phương pháp vấn đáp
-Phương pháp quan sát
III./ CHUẨN BỊ :
-GV : Sơ đồ nguyên tử neon , Hiđrô , oxi và natri
-HS : Chuẩn bị theo nội dung đã hướng dẫn ở phần hướng dẫn học sinh học ở nhà tiết trước
IV./KIỂM TRA BÀI CỦ :
-Cho một vài ví dụ về vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo và cho biết chúng được tạo thành từ những chất nào :
V./TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1./Vào bài : Qua các ví dụ vừa nêu , em đã biết có các chất mới có vật thể .còn các chất được tạo ra từ đâu. Để tìm hiểu vấn đề nay , hôn nay chúng ta cùng học bài : “Nguyên tử”
2./Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của HS và giáo viên
Nội dung ghi bài
HS : Đọc sgk phần đọc thêm trang 16
GV : Giải thích các chất được tạo ra từ nguyên tử . ta hãy hình dung một quả cầu cực bé có đường kính khoản g10-8cm
HS : đọc sgk/14 để tìm hiểu thêm về nguyên tử
GV : Từ những vấn đề đã nêu , các em có nhận xét gì về nguyên tử ?
GV : Đặc vấn đề : Ở vật lý 7 , các em đã học về nguyên tử .vậy nguyên tử là gì ? có cấu tạo như thế nào ? mang điện tích gí ?
HS : Tham khảo sgk và những kiến thức đã biết , thảo luận trả lời lần lượt từng ý khi gv yêu cầu
HS : nhận xét bổ sung
GV kết luận và cho hs ghi bài
HS : Đọc sgk phần II/14 để thảo luận va 2trả lời các câu hỏi của gv
GV : sau khi hs đọc sgk thì treo các câu hỏi cho hs thảo luận để tìm ra nội dung bài học
-Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ những hạt nào ?
-Những hạt đó có kí hiệu như thế nào và điện tích ra sao ?
HS : Thảo luận trình và trình bày đáp án – nhận xét – bổ sung
GV : kết luận và cho hs ghi bài
GV : giải thích cho hs hiểu tại sao nguyên tử lại trung hoà về điện
GV : đặc câu hỏi vấn đáp : Những nguyên tử cùng loại thì có đặc điểm gì giống nhau ?
HS : tìm hiểu sgk để trả lời
GV : Trong nguyên tử khối lượng của các hạt như thế nào , có mối quan hệ ra sao ?
HS : Tìm hiểu sgk trả lời – nhận xét bổ sung
GV : kết luận và giải thích thêm cho hs hiểu.
GV : các electron trong nguyên tử thì hoạt động như thế nào ?
HS : đọc sgk để thảo luận và trả lời
GV : dùng sơ đồ minh hoạ của 3 nguyên tử H , O , Na để giải thích sự sắp xếp các e và sự di chuyển của các e tạo thành từng lớp e
Lưu ý : gv có thể giải thcích cho hs hiểu tạo sao mỗi nguyên tử lại có số lớp e khác nhau và mỗi lớp từ trong hạt nhân ra là có bao nhiêu nguyên tử
GV : Để tạo ra chất này trong chất káhc , các nguyên tử phải liên kết với nhau . Nhờ đâu mà nguyên tử liên kết với nhau được ?
HS : thảo luận trả lời – nhận xét bổ sung
GV : hướng dẫn hs từ sơ đồ cấu tạo nguyên tử xác định số p , số e , số lớp e… và ngược lại
I./Nguyên tử là gì ?
-Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hoà về điện.
-Nguyên tử gồm :
+Hạt nhân mang điện tích dương
+Võ tạo bởi những electron mang điện tích âm
II./Hạt nhân nguyên tử:
-Hạt nhân tạo bởi Proton và notron
-Trong mỗi nguyên tử : số Proton ( p;+) và số nơtron (n) không mang điện
-Trong nguyên tử , số p (+) bằng số electron (e;-)
-Những nguyên tử cùng loại thì có cùng số p
-Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử
III./Lớp electron :
-Các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và tạo thành từng lớp
3./Cũng cố :
-GV : Treo bảng câu hỏi đểhs nhóm thảo luận :
-Câu 1:Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tử C ; S ; P
-Câu 2: Từ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của Ca;Al hãy tìm ra số p , số e , số lớp e , số e lớp ngoài cùng ( tham khảo sgk/42 )
4./Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
-Xem lại kiến thức của bài để tìm ra số p , số e , số lớp e , số e lớp ngoài cùng ( tham khảo sgk/42 ) của bài 5sgk/16
-Xem trước nội dung bài mới : thế nào là nguyên tố hoá học , Kí hiệu hoá học dựa vào nguyên tắc nào ? Nguyên tố hoá học có khối lượng như thế nào ?
VI./KINH NGHIỆM BỔ SUNG :
Tuần :3
Ngày soạn : 15 – 9 – 06
Ngày dạy : 18.9 – 23.9 – 06
Tiết :6
Bài 5:
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I./MỤC TIÊU :
1./Kiến Thức :
-Hiểu được nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại , có cùng số p trong hạt nhân.
-Biết được kí hiệu háo học dùng để biểu diễn nguyên tố hoá học ; mỗi kí hiệu còn chỉ một nguyên tử cuả một nguyên tố .
-Biết cách ghi đúng và nhớ kí hiệu của một số nguyên tố .
-Biết được thành phần khối lượng các nguyên tố có trong võ trái đất là không đồng đều và oxi là nguyên tố phổ biến nhất .
2./ Kĩ năng :
-Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học , biết sử dụng thông tin tư liệu để phân tích ,tổng hợp để giải thích vấn đề .
3./Thái độ :
-Tạo hứng thú học tập bộ môn.
II./PHƯƠNG PHÁP :
-Phương pháp thảo luận nhóm
-Phương pháp diễn giảng
-Phương pháp vấn đáp
III./ CHUẨN BỊ :
-GV : Oáng nghiệm đựng 1g nước cất ; sơ đồ tranh vẽ hình 1.7 ; 1.8sgk/19
-HS : Chuẩn bị theo nội dung đã hướng dẫn ở phần hướng dẫn học sinh học ở nhà tiết trước
IV./KIỂM TRA BÀI CỦ :
-Nguyên tử có cấu tạo như thế nào ? Vì sao nói nguyên tử lại trung hoà về điện ?
-Những nguyên tử cùng loại thì có cùng số nào trong hạt nhân ? Vì sao khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử ?
V./TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1./Vào bài : Trên nhãn hộp sữa có ghi hàm lượng canxi cao, thực ra phải nói trong thành phần sữa có nguyên tố hoáhọc canxi . bài học này giúp các em hiểu biết về một số nguyên tố hoá học
2./Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của HS và giáo viên
Nội dung ghi bài
GV : nhắc lại các chất tạo nên từ những nguyên tử , ví dụ : nước tạo nên từ hai nguyên tử H và O
GV : cho số liệu hs thấy 1 g nước để thấy số nguyên tử là vô cùng lớn để chuyển đến định nghĩa ( phần 1)
GV : yêu cầu hs nhớ lại những nguyên tử cùng loâi thì có cùng số p trong hạt nhân để chuyển đến ý 2 trong định nghĩa
HS : theo dõi sgk và nhớ lại kiến thức củ để tìm hiểu nguyên tố hoá học là gì ? sau đó phát biểu định nghĩa và ghi bài vào tập
Gv ; sau khi định nghĩa gv phân tích thêm về hạt nhân tại sao chỉ nói tới số p vì số p mới quyết định , nguyên tử nào có cùng số thì nguyên tử đó thuộc cùng một nguyên tố hoá học . sau đó gv khẳng định :
GV : nhấn mạnh ý : các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học thì có tính chất hoá học như nhau
Chuyển : GV đặc vấn đề : Trong khoa học để trao đổi với nhau về nguyên tố hoá học cần có cách biểu diễn ngắn gọn và ai cũng hiểu kể cả khắp thế giới đó là kí hiệu hoá học
GV : treo bảng câu hỏi phụ :
-Các nguyên tố hoá học được biểu diễn như thế nào : cho ví dụ ?
-Kí hiệu hoá học cho biết ý nghĩa gì về nguyên tố hóa học?
HS : tiến hành đọc kĩ câu hỏi sau đó thảo luận nhóm ; báo cáo kết quả – nhận xét bổ sung
GV : kết luận lại vấn đề
HS : phát biểu lại và ghi bài vào tập
HS : đọc bài tập 3 sgk/20 sau đótiến hành suy nghĩ và tar3 lời theo yêu cầu của giáo viên
Chuyển : có bao nhiêu nguyên tố hoá học
Hs : đọc sgk
GV : dùng phương pháp đàm thoại để tìm ra kiến thức
GV : dùng hình 1.8 để giải thích cho học sinh hiểu thêm về nguyên tố hoá học trong tự nhiên , võ trái đất để tổng kết
I./Nguyên tố hoá hôc là gì ?
1./Định nghĩa:
-Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân
-Số p là số đặc trung cho nguyên tố hoá học
2/.Kí hiệu hoá học :
-Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một hoặc 2 chữ cái , chữ đầu viết in hoa , chữ sau viết thường .
-Kí hiệu hoá học được biểu diễn nguyên tố háo học , còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố .
-Ví dụ : H chỉ 1 nguyên tử H
2Ca chỉ 2 nguyên tử Ca
5Al chỉ 5 nguyên tử Al
II.Có bao nhiêu nguyên tố hoá học ?
-Có khảong 110 nguyên tố hoá học , 92 nguyên tố hoá học trong tự nhiên
-các nguyên tố hoá học phân bố không đồng đều , oxi chiếm gần nửa khối lượng võ trái đất
3./Cũng cố :
-Hãy dùng chũ số và kí hiệu hoá học để diễn đạt các ý sau : ba nguyên tử Nitơ ; bảy nguyên tử Canxi ; bốn nguyên tử natri
-Diền từ thích hợp vào chổ trống : đáng lẽ nóinhững………………………..loại này , những ………………….loại kia thì trong khoa học nói …………………….hoá học này ,……………………….hoá học kia.
4./Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
-Dựa vào kiến thức đã học làm bài tập 1bsgk.20
-Bài tập số 8sgk/20
-xem tiếp phần còn lại của bài : Xem nguyên tử rất nhỏ thì có thể dùng cân cân được không ? dùng đơn vị nào để đo khối lượng nguyên tử
VI./KINH NGHIỆM BỔ SUNG :
Tuần :1
Ngày soạn : 25 – 8 – 06
Ngày dạy : 4.9 – 9.9 – 06
Tiết :1
Bài :
MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
I./MỤC TIÊU :
1./Kiến Thức :
-Biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng . Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.
-Biết hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta . Do đó cần có kiến thức cần thiết về hoá học và sử dụng chúng trong cuộc sống .
2./ Kĩ năng :
-Rèn kĩ năng biết làm thí nghiệm , biết quan sát
-Chú ý rèn luyện phương pháp tư duy , ós suy luận sáng tạo .
-Làm việc tập thể
3./Thái độ :
-Phải có hứng thú say mê học tập , ham thcíh đọc sách . Nghiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát được và tự rút ra kết luận cùng với gv điều chỉnh các kết luận.
II./PHƯƠNG PHÁP :
-Phương pháp thực hành thí nghiệm
-Phương pháp thảo luận nhóm
-Phương pháp vấn đáp.
III./ CHUẨN BỊ :
-Dụng cụ : Giá ống nghiệm , ống nghiệm , kẹp , thìa lấy hoá chất rắn , ống pipet
-Hoá chất : DD CuSO4 ; DD NaOH ; DD HCl , đinh sắt
IV./KIỂM TRA BÀI CỦ :
V./TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1./Vào bài : Hoá học là gì ? có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ? Chúng ta phải làm gì để học tốt môn hoá học ? Chúng ta cùng tìm hiểu phần đầu tiên của bài
2./Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của HS và giáo viên
Nội dung ghi bài
GV : giới thiệu dụng cụ và hoá chất cũng như cách sử dụng một số dụng cụ của thực hành thí nghiệm môn hoá học . Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm cũng như cách quan sát hiện tượng thí nghiệm
HS : Theo dõi cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm cũng như thao tác thí nghiệm . các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên , quan sát các hiện tượng xảy ra trong khi làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi của gv khi giáo viên yêu cầu để rút ra được hoá học là gì ?
HS : Tiến hành trình bày nhận xét của nhóm, bổ sung kết quả quan sát được của nhóm
GV : chốt lại vấn vấn đề
HS : rút ra kết luận học hoá học là học những gì ? nhận xét – bổ sung
GV : nêu vấn đề : hoá học là nghiên cứu các chất , mà các chất có xung quanh chúng ta . vậu hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta .
HS : Để trả lời câu hỏi này yêu cầu hs đọc 3 câu hỏi trong sgk và suy nghĩ để tar3 lời
GV : treo 3 câu hỏi lên bảng cho hs thảo luận
HS : tiến hành thảo luận nhóm để tìm ra kết quả , sau đó trình bày kết quả của nhóm , nhận xét – bổ sung
( có thể chia ra một câu 2 nhóm để thảo luận cho rút thời gian)
GV : kết luận lại vấn đề
HS : phát biểu lại và ghi bài .
Chuyển : vậy làm gì để học tốt môn hoá học
GV : Để học môn hoá học các em cần phải thực hiện các hoạt động nào ?
HS : Tìm hiểu sgk cũng như cách học những môn khác để trả lời
HS : nhận xét – bổ sung
GV : kết luận lại vấn đề
GV : giải thích thêm cho học sinh hiểu về các hoạt động cần thực hiện
GV : Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học ?
HS : tìm hiểu sgk để trả lời câu hỏi này và sau đó ghi bài vào tập
GV : Diễn giảng thêm cho hs hiểu về pp học tốt môn hoá học
I./Hoá học là gì ?
1.Thí nghiệm : sgk/3
2. Quan sát :
TN1 : Có sự biến đổi cấht , tạo ra chất mới không tan trong nước
TN2 : Có sự biến đổi chất , tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng.
3. Nhận xét :
-Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi các chất.
II./Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta ?
-Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta . Nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực : Vật dụng sinh hoạt , nông nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , y học ………
III./Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học ?
1. Khi học tập môn hoá học các em cần phải thực hiện các hoạt động sau :
-Thu thập tìm kiếm kiến thức
-Xử lí thông tin
-Vận dụng
-Ghi nhớ những kiến thức cần thiết
2. Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt ?
Để học tốt môn hoá học cấn phải :phần III.2sgk/5
3./Cũng cố :
4./Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
-Hướng dẫn hs cách thử dụng cụ tính dẫn điện để hs làm
-Mỗi nhóm mang theo một khúc mía , dây đồng , giấy bạc , ly nhựa , li thuỷ tinh
-Tìm kiếm một số chất có xung quanh cuộc sống của chúng ta
VI./KINH NGHIỆM BỔ SUNG :
Tuần :4
Ngày soạn :
Ngày dạy
Tiết :7
Bài :
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I./ MỤC TIÊU:
1./Kiến Thức :
2./ Kĩ năng :
3./Thái độ :
II./PHƯƠNG PHÁP :
III./ CHUẨN BỊ :
IV./KIỂM TRA BÀI CỦ :
1./Cho biết sơ đồ của bốn nguyên tử . hãy viết tên và kí hiệu hoá học của các nguyên tố đó ( bài 5.3sbt/6 – dựa vào bảng 1sgk/42 )
2./Dùng chữ số và kí hiệu hoá học để diễn đạt các ý sau : chín nguyên tử magiê ; sáu nguyên tử clo ; tám nguyên tử cacbon
V./TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1./Vào bài : Giáo viên cho hs phát biểu lại thế nào là nguyên tử để giáo viên vào phần tiếp theo của bài học
2./Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của HS và giáo viên
Nội dung ghi bài
Hs : Đọc sgk để thấy được nguyên tử có khối lượng không thể tính bằng gam vì khi sử dụng không thể cânmà phải tính bằng đơn vị khác là đơn vị cacbon
GV : giải thích cho hs hiểu về đơn vị cacbon và tại sao người ta chọn đơn vị cacbon làm đơn vị để tính cho khối lượng nguyên tử.
GV : giải thích tiếp cho hs hiểu về nối liên hệ chuyển đổi giữa đơn vị cacbon và đơn vị gam
HS : đọc sgk để thấy được khối lượng của nguy6en tử chỉ mang tính chất tương đối khi tính bằng đơn vị cacbon ( đvC)
GV : vậy nguyên tử khối là gì ?
HS : tổng hợp các ý kiến để phát biểu – nhận xét , bổ sung
GV : kết luận và cho hs ghi bài
GV : đặc vấn đề : cách ghi : H = 1 đvC ; O = 16 đvC ; Al = 27 đvC để diễn đạt nguyên tử khối của nguyên tố có đúng không ? Vì sao ?
HS : dựa vào sgk , guy nghĩ trả lời ( giáo viên gợi ý về KHHH để chỉ 1 nguyên tử
GV : phân tích nguyên tử khối từ chổ gán cho C = 12 ( hư số )nên bỏ bớt đvC sau trị số NTK
GV : cho một vài ví dụ về nguyên tử khối để cho hs thấy được nguyên tử khối còn cho biết sự nặng nhe khác nhau giữa các nguyên tử
GV : cho O= 16 ; C = 12 . vậy nguyên tử O nặng hay nhẹ hơn nguyên tử C ? và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần ?
HS : dựa vào cach tính trong sgk để tìm ra kết quả
GV : Khi biết được nguyên tử khối của một nguyên tố nào đó thì ta có thể biết được KHHH và tên của nguyên tố đó được không ? vì sao ?
HS : tìm hiểu trả lời ( xem bảng 1 trang 42sgk )
III.Nguyên tử khối:
1đvC = kl1 nguyên tử C
( kl1ngtử C = 1,9926.10-23g)
® 1đvC = .1,9926.10-23 g
-Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon (đvC)
Ví dụ : O = 16đvC ;
C = 12đvC
-Nguyên tử khối còn cho biết sự nặng nhẹ khác nhau giữa các nguyên tử
3./Cũng cố :
-Hãy so sánh xem nguyên tử Magiê nặng hay nhẹ hơn và bằng bao nhiêu lần so với nguyên tử : cacbon , lưu huỳng , nhôm
-Theo giá trị của nguyên tử C được tính bằng gam trong bài học , thì khối lượng cả nguyên tử nhôm được tính bằng gam là :
a.5,342.10-23g b.6,023.10-23g
c.6,482.10-23g d.3,990.10-23g
4./Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
-Làm bài tập 4,5,6 sgkhh8/20 ( Giáo viên hướng dẫn cụ thể từng bài )
-Bài tập 5.5 – 5.7 sbthh8/6-7 ( Giáo viên hướng dẫn cụ thể từng bài )
-Xem lại định nghĩa hỗn hợp , chất
Xem bài đơn chất – hợp chất – phân tử : Định nghĩa , đặc điểm cấu tạo
VI./KINH NGHIỆM BỔ SUNG :
Tuần :4
Ngày soạn :
Ngày dạy
Tiết :8
Bài :
ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ
I./MỤC TIÊU :
1./Kiến Thức :
-Hiểu được đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học ; hợp cấht là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
-Phân biệt được đơn chất kim loại ( có tính dẫn nhiệt , dẫn điện ) và đơn chất phi kim
-Biết được trong một mẩu chất kể cả đơn chất và hợp chất , các nguyên tử không tách rời nhau mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp sát liền nhau
2./ Kĩ năng :
-Biết sử dụng thông tin , tư liệu để phân tích , tổng hợp để giải thích vấn đề từ đó sử dụng ngôn ngữ hoá học cho chính xác : đơn chất , hợp chất …
3./Thái độ :
-Tạo hứng thú trong học tập bộ môn
II./PHƯƠNG PHÁP :
-Phương pháp quan sát
-Phương pháp diễn giảng
-Phương pháp vấn đáp
-Phương pháp thảo luận nhóm
III./ CHUẨN BỊ :
-GV : Hình cẽ các mô hình : Kim loại đồng , khí H2 , khí O2 , nước và muối ăn
IV./KIỂM TRA BÀI CỦ :
-Hãy nêu một vài thí dụ về đơn chất mà em biết ? Đơn chất đó tạo nên từ nguyên tố hoá học nào ?
-Đá vôi là do các nguyên tố ( Ca , C , O ) tạo nên . Vì sao nói đá vôi là hợp chất ? hãy nêu một ví dụ về hợp chất mà em biết ?
V./TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1./Vào bài :Làm sao mà học hết hàng trệiu chất khác nhau , không phải bâng khuân về điều đó , các nhà hoá học đã phân chia các chất thành từng loại , rất thậun lợi cho việc nghiên cứu của chúng ta . bài học nay giúp ta phân loại được các chất và biết được phân tử là hạt họp thành của hầu hết các chất .
2./Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của HS và giáo viên
Nội dung ghi bài
GV : đặt va
File đính kèm:
- GiaoanHoa 8.doc