Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 43, Bài 28: Không khí. Sự cháy (Tiếp theo) - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :Biết được:

- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.

- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháytrong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra 1 cách hiệu quả.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong 1 số hiện tượng của đời sống và sản xuất.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tích cực tham gia vào công việc bảo vệ bầu không khí trong lành.

- Học sinh có ý thtức trong công tác phòng chống chữa cháy.

4. Trọng tâm:

 - Khái niệm sự oxi hóa chậm và sự cháy.

- Điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên.: diêm, đèn cồn, Bảng phụ.

b. Học sinh: học bài, đọc trước bài mới.

2. Phương pháp: Trực quan, hợp tác nhóm, đàm thoại gợi mở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp (1’): kiểm tra sĩ số

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 43, Bài 28: Không khí. Sự cháy (Tiếp theo) - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn : 26/01/2013. Tiết 43 Ngày giảng : 28/01/2013. Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (Tiếp theo). I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức :Biết được: - Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng. - Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. - Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháytrong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra 1 cách hiệu quả. 2. Kỹ năng: - Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong 1 số hiện tượng của đời sống và sản xuất. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tích cực tham gia vào công việc bảo vệ bầu không khí trong lành. - Học sinh có ý thtức trong công tác phòng chống chữa cháy. 4. Trọng tâm: - Khái niệm sự oxi hóa chậm và sự cháy. - Điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên.: diêm, đèn cồn, Bảng phụ. b. Học sinh: học bài, đọc trước bài mới. 2. Phương pháp: Trực quan, hợp tác nhóm, đàm thoại gợi mở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp (1’): kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ:( 15’) * Câu 1 (5điểm): Cho các oxit sau: SO3, CuO, P2O5, CO2, K2O, FeO, SiO2, Fe2O3, MgO, N2O5. Hãy cho biết, oxit nào thuộc loại oxit axit, oxit nào thuộc loại oxit bazơ, gọi tên các oxit đó. t0 t0 t0 * Câu 2 (5 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau và cho biết trong các phản ứng đó, phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân hủy, phản ứng nào thuộc loại phản ứng hóa hợp. t0 a. 4P + ? ® 2P2O5. b. ? ® 2KCl + 3O2. c. 3Fe + ? O2 ® ? d. 2KMnO4 ® ? + MnO2 + ? e. ? Fe(OH)2 + O2 + H2O ® 4Fe(OH)3. 3. Vào bài mới (29’): * Như các em đã biết, sự cháy là rất quan trọng với chúng ta.Vậy sự cháy là gi? Điều kiện để phát sinh và dập tắtsự cháy là gì? Ta cùng nhau tìm hiểu ở tiết học hôm nay: “Không khí - Sự cháy” (tiếp theo). Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu sự cháy và sự oxi hóa chậm. (10’) GV: Đưa ra 1 số ví dụ phản ứng cháy như phản ứng đốt cháy S, P, Feyêu cầu học sinh nêu hiện tượng đã quan sát được khi thực hiện phản ứng đốt cháy các chất trên. GV giới thiệu những hiện tượng như trên gọi là sư cháy ® định nghĩa về sự cháy. GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2’ so sánh sự cháy các chất kể trên trong không khí và trong oxi, giải thích vì sao? GV nhận xét, bổ sung. GV giới thiệu 1 số ví dụ về sự oxi hóa chậm xảy ra trong thực tiễn và hướng dẫn học sinh nắm được định nghĩa của sự oxi hóa chậm và điều kiện để sự oxi hóa chậm chuyển thành chất cháy. GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ thực tế. ? Hãy so sánh điểm giống và khác nhau của sự oxi hóa chậm và sự cháy. HS nêu hiện tượng quan sát được: có sự tỏa nhiệt và phát sáng. HS nêu định nghĩa: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. HS thảo luận nhóm và đại diện lên bảng báo cáo: *Giống: bản chất là sự oxi hóa. *Khác: cháy trong không khí chậm va tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi. HS ghi bài. HS lắng nghe. HS lấy ví dụ thực tế và so sánh * Giống nhau: đều là sự oxi hóa, có tỏa nhiệt. * Khác: Sự cháy có phát sáng, sự oxi hóa chậm không phát sáng. II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm: 1. Sự cháy: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. Ví dụ: gas cháy, củi cháy * Sự cháy của 1 chất trong oxi và trong không khí: - Giống: bản chất là sự oxi hóa. - Khác: cháy trong không khí chậm và tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi. 2. Sự oxi hóa chậm: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng. Ví dụ: sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ. * Trong điều kiện nhất định sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy đó là sự tự bốc cháy. Hoạt động 2:Tìm hiểu về điều kiện phát sinh và các biệ pháp dập tắt sự cháy ( 15’). GV: ta để cồn, gỗ, thantrong không khí, chúng không tự bốc cháy ® muốn cháy được phải có điều kiện gì? GV: đối với bếp than, nếu ta đóng cửa lò, có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao? GV: Vậy các điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là gì? GV: vậy muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp nào? (GV hướng dẫn học sinh cách ghi bài song song để dễ đối chiếu). GV: yêu cầu học sinh nêu ra những việc cần làm khi gặp 1 đám cháy. GV lắng nghe và yêu cầu học sinh giải thích cơ sở của từng biện pháp đó. GV giới thiệu về cách sử dụng bình chữa cháy. HS: muốn gỗ, than, cồn cháy được phải đốt cháy các vật đó. HS: than sẽ cháy chậm lại và có thể tắt vì thiếu oxi. HS: Các điều kiện phát sinh sự cháy là: - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. - Phải có đủ oxi cho sự cháy. HS: muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp sau: - Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. - Cách li chất cháy với oxi( với không khí). HS: gọi điện thoại 119 hoặc phụ giúp dập tắt đám cháy nếu có thể với các biện pháp phù hợp cho từng loại đám cháy như: phun nước, phun khí CO2 vào vật cháy để ngăn cách vật cháy với không khí hoặc với đám cháy nhỏ ta trùm vải hay phủ cát 3. Điều kiện pháy sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy: a. Điều kiện phát sinh: - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. - Phải có đủ oxi cho sự cháy. b. Biện pháp dập tắt sự cháy: - Hạ nhiệt độ của vât cháy xuóng dưới nhiệt độ cháy. - Cách ly chất cháy với oxi. 4. Củng cố – Dặn dò: (4’) a. Củng cố : - GV treo bảng phụ bài tập: * 1. Trường hợp nào sau đây không phải là sự cháy: A. Bếp củi đang cháy. B. Cục than nóng đỏ. C. Cây nến đang cháy. D. Bóng đèn điện sáng. *2. Để dập tắt các đám cháy người ta dùng nước, điều này có đúng trong mọi trường hợp không?giải thích. b. Dặn dò : - Học bài, làm bài tập 5, 6, 7trang 99. - Ôn tập kiến thức ở bài luyện tập 5. IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_43_bai_28_khong_khi_su_chay_tiep.doc
Giáo án liên quan