1.Kiến thức: HS biết được:
Mục đích và các bước tiến hành , kĩ thuật thực hiện một số TN:
- Hiện tượg vật lí : sự thay đổi trạng thái của nước
- Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, phản ứng của canxi hiđroxit.
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm
- quan sát , mô tả, giải thích được các hiện tượng hóa học
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài thực hành 3: tuần dạy: 10 phản ứng hóa học và dấu hiệu của phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14. Tiết 20
BÀI THỰC HÀNH 3:
Tuần dạy: 10 PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ DẤU HIỆU CỦA PƯHH
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết được:
Mục đích và các bước tiến hành , kĩ thuật thực hiện một số TN:
Hiện tượg vật lí : sự thay đổi trạng thái của nước
Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, phản ứng của canxi hiđroxit.
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm
- quan sát , mô tả, giải thích được các hiện tượng hóa học.
- Viết tường trình TN.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận khi sử dụng dụng cụ, hoá chất.
II . Trọng tâm:
Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học
Điều kiện để PƯHH xảy ra và dấu hiệu để nhận biết PƯHH xảy ra.
III.Chuẩn bị:
1/ GV: Dụng cụ thí nghiệm ( 4 nhóm TH ): Ống nghiệm, giá TN, Đèn cồn, đũa thuỷ tinh
HoÙa chất ( 4 nhóm ): nước đá, đường, nước
2/ HS: Đọc bài thực hành, chuẩn bị bản tường trình TN
IV. Tiến trình:
1. Ổn định và Kiểm diện HS
8A1
8A2
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
-Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học?
+Dựa vào dấu hiệu nào để biết hiện tượng hóa học xảy ra?(10đ)
-Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu là hiện tượng vật lý.
Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác là hiện tượng hóa học.
+Dấu hiệu: Có chất mới tạo thành.
3.Bài mới: (30 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*GV: Để củng cố về hiện tượng hoá học và PƯHH.Bài thực hành hôm nay các em sẽ phân biệt rõ hơn hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học. Nhận biết dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra.
GV: ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiến hành các thí nghiệm: -GV: Nêu mục đích TN 1.
-GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1:
Lấy một cục nước đá bỏ vào cốc.
? Sự biến đổi trạng thái của nước là hiện tượng vật lí hay hoá học? Giải thích?
TN2: Hoà tan và đun nóng đường.
- Nêu mục đích TN 2
-GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2:
+ Lấy khoảng 20g đường. Chia làm hai phần:
- Phần 1: cho vào cốc và khuếy đều.
- Phần 2: Cho vào ống nghiệm và đun nóng.
Quan sát và nhận xét về sự biến đổi chất? Và dấu hiệu nào chứng tỏ xảy ra phản ứng hoá học? Điều kiện xảy ra phản ứng hoá học?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết tường trình theo mẫu.
-HS: viết tường trình TN theo mẫu hướng dẫn.
Tiết 20: Bài thực hành3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học.
I/ Tiến hành thí nghiệm.
1.Thí nghiệm 1: Sự thay đổi trạng thái của nước:
- Theo dõi
+ HS Thực hành theo hướng dẫn: Quan sát sự thay đổi trạng thái cuả nước. Nhận xét .
=> xảy ra hiện tượng vật lí.
2. Thí nghiệm2: Hoà tan và đun nóng đường.
Theo dõi
Làm TN 2 theo hướng dẫn . quan sát, nhận xét hiện tượng:
đường tan: xảy ra hiện tượng vật lí.
Đường cháy tạo thành chất màu đen và nước; xảy ra hiện tượng hóa học.
II.Viết tường trình:
Tên Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Quan sát được
Giải thích. Viết PT chữ của phản ứng
Kết luận về dấu của phản ứng hóa học.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố
- Sắp xếp lại dụng cụ hóa chất, làm vệ sinh bàn thí nghiệm
- Các nhóm hoàn thành phiếu thực hành, nộp lại
- Đem rửa dụng cụ, thu dọn sạch sẽ
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (4 phút)
- Bài cũ: ôn kĩ lại các kiến thức trong bài thực hành: hịen tượng vật lí, hoá học, phản ứng hoá học.
- Bài mới: Chuẩn bị bài “ Định luật bảo toàn khối lượng”: đọc kĩ nội dung bài và ôn lại CTHH .
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- 20.doc