Bài giảng Bài thực hành 4 điều chế ôxi và thu khí ôxi và thử tính chất của ôxi

 I. Mục tiêu bài dạy

 - Học sinh nắm vững nguyên tắc điều chế O2 trong PTN, tính chất Vật lí (khí ít tan trong H2O, nặng hơn không khí ), tính chất hoá học của O2 (có tính ôxi hoá mạnh).

 - Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ, thu khí O2, nhận biết khí O2 ; tiến hành thí nghiệm đơn giản chứng minh tính chất hoá học của O2.

 

doc43 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài thực hành 4 điều chế ôxi và thu khí ôxi và thử tính chất của ôxi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/2/08 Tiết 45 Ngày giảng: 18/2/08 Bài Thực hành 4 Điều chế ôxi – Thu khí ôxi và thử tính chất của ôxi A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài dạy - Học sinh nắm vững nguyên tắc điều chế O2 trong PTN, tính chất Vật lí (khí ít tan trong H2O, nặng hơn không khí ), tính chất hoá học của O2 (có tính ôxi hoá mạnh). - Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ, thu khí O2, nhận biết khí O2 ; tiến hành thí nghiệm đơn giản chứng minh tính chất hoá học của O2. II. Chuẩn bị - Chuẩn bị 5 bộ dụng cụ, hoá chất thí nghiệm: ống nghiệm, đèn cồn, nút cao su, ống dẫn, giá sắt, kẹp sắt, kẹp gỗ, chậu tt, muôi sắt, hoá chất: KMnO4, S, que đóm. - Học sinh chuẩn bị trước lí thuyết ở nhà, viết một phần bản tường trình B. Phần thể hiện trên lớp I, Kiểm tra bài cũ(không kiểm tra) II. Bài mới(2 phút) Cách điều chế chế O2 trong TPN như thế nào, dựa trên nguyên tắc gì ? Những nguyên liệu như thế nào được dùng để điều chế oxi trong PTN? 1/ Lý thuyết các thí nghiệm(15 phút) Giáo viên cho học sinh nêu mục đích, cách tiến hành các thí nghiệm, GV hướng dẫn, bổ sung. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi * Cách tiến hành: Sgk. GV lưu ý hs cách nhiệt phân, sử dụng đèn cồn.. * Cách thu khí oxi: Đẩy nước hoặc đẩy không khí. * Hiện tượng: -Thu oxi bằng cách đẩy không khí, sau một thời gian đặt tàn đóm lại miệng lọ, tàn đóm bùng cháy -Thu oxi bằng cách đẩy nước * Giải thích: Do khí oxi sinh ra nặng hơn không khí và nhẹ hơn nước, ít tan trong nước. Thí nghiệm 2: Thử tính chất của oxi. * Cách tiến hành: sgk. Gv hướng dẫn hs chú ý lấy một lượng nhỏ S, cho vào muối sắt có xuyên qua nút cao su. * Hiện tượng: * Giải thích, viết phương trình phản ứng 2. Tiến hành thí nghiệm(20 phút) Gv chia hs ra 4-5 nhóm để tiến hành thí nghiệm. Gv theo dõi, uốn nắn thao tác cho hs. 3. Tường trình:(10 phút) Hs thu rọn PTN, báo cáo kết quả. Hoàn thành bản tường trình GV nhận xét giờ thực hành. III. Hướng dẫn học ở nhà.(3 phút) Nhắc hs ôn tập, giờ sau kiểm tra. Ngày soạn:21/2/08 Tiết 46 Ngày giảng:23/2/08 Kiểm tra viết A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài dạy Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của hs trong chương IV, củng cố kiến thức các chương đã học. Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, phân tích, viết CTCT, PTHH, tính theo PTHH. Giáo dục đức tính nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử. II. Chuẩn bị - Gv để kiểm tra, đáp án, biểu điểm, hs ôn tập. B. Phần thể hiện trên lớp: I. ổn định tổ chức: II. Đề Bài Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống: Khí oxi là đơn chất …………………………… …….đặc biệt ở nhiệt độ cao. Oxi có thể phản ứng với nhiều……………………., ………………. Và….… ………… Khí oxi cần cho ………………… của người và động vật, cần cho việc……. …………… Câu 2: Cho các chất: CaCO3; KMnO4, MgO, CaO, SO3, CO2, KClO3, H2SO4 , NaOH. Khoanh tròn vào một chữ cái trước đáp án đúng. 1. Các chất dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là: a. CaCO3; KMnO4, KClO3. b. KMnO4, KClO3. c. Tất cả các chất trên 2. Những chất thuộc loại oxit là: a. MgO, CaO, SO3, CO2, KClO3. b. CaCO3; KMnO4, KClO3. H2SO4 . c. MgO, CaO, SO3, CO2 d. Tất cả các chất trên 3. Những chất là oxit axit : a. SO3, CO2,H2SO4 , b. SO3, CO2, c. MgO, CaO, SO3, CO2 d. MgO, CaO, 4. Những chất là oxit bazơ: a. SO3, CO2,H2SO4 , b. SO3, CO2, c. MgO, CaO, NaOH d. MgO, CaO, Câu 3: Lập các phương trình hoá học xảy ra khi đốt sắt; phốtpho; mêtan trong khí oxi. Những phản ứng trên đâu phản ứng hóa hợp? …………………………………………………………….…………………..……...………………………………………………………….…………………….………...…………………………………………………….…………………..…..…………...……………………………………………….………………………… Câu 4: Hoàn thành các phương trình phản ứng: KMnO4 K2MnO4 + …… +………. KClO3 …………+…………. Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng ............................................. Câu 5: Đốt cháy một lượng lưu huỳnh trong không khí, sau phản ứng thu được 11,2 lít khí sunfurơ (đktc) a. Tính khối lượng S đã tham gia phản ứng b. Tính thể tích không khí cần dùng ( coi Vkk = 5 VO2) c. Nếu hiệu suất phản ứng chỉ đạt 90% thì lượng S cần đùng là bao nhiêu gam? ( S = 32) III. Đáp án- Biểu điểm. Câu 1: 1,5 điểm. Phi kim rất hoạt động Kim loại Phi kim Hợp chất Hô hấp Đốt nhiên liệu. Mỗi cụm từ đúng được 0,25 điểm Câu 2: ( 2 điểm) Mỗi lựa chọn đúng được 0,5 điểm Câu Đáp án b c b d Câu 3; 4 ( 3,5 điểm) – Lập đúng mỗi PTPU được 0,5 đ - Chỉ ra đúng loại phản ứng được 0,5 đ Câu 5: (3đ) a. Lập đúng PTHH được 0,5 đ Tính đúng khối lượng S cần dùng là: 16 gam được 1 đ b. Tính đúng thể tích kk cần dùng là 56 lít được 0,5 đ. c. Với hiệu suất 90% lượng lu huỳnh cần dùng là: 16x100:90 = 17,8gam (1đ) * Kết thúc Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. Đọc trước bài sau. Ngày soạn:29/2/08 Tiết 47 Ngày giảng:1/3/08 Chương V: HiĐRô - Nước Tính chất - ứng dụng của Hiđrô KHHH: H CTHH: H2 (H = 1) A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài dạy - Học sinh nắm được tính chất vật lí của H2, biết được H2 là chất khí, nhẹ nhất trong các khí. - Học sinh biết được H2 tác dụng được với ôxi, phản úng này toả nhiều nhiệt, biết được hỗn hợp H2, O2 là hỗn hợp nổ. - Học sinh biết cách đốt cháy H2 trong không khí, biết cách thử H2 nguyên chất và quy tắc an toàn khi đốt cháy H2. - Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, viết PTHH - Giáo dục đức tính cẩn thận, làm việc khoa học. II. Chuẩn bị - Giáo viên chuẩn bị sẵn một ống nghiệm chứa H2, túi bóng chứa H2 - Dụng cụ điều chế H2 (bình kíp đơn giản), dung dịch HCl, Zn viên cốc thuỷ tinh, một bình O2 (100 ml) B. Phần thể hiện trên lớp I. Kiểm tra bài cũ ( không kiểm tra) II. Bài mới * Vào bài: Giáo viên giới thiệu về chương V. Nghiên cứu cụ thể về H2 có những tính chất và ứng dụng gì ? Phương pháp Nội dung Gv cho học sinh quan sát, làm thí nghiệm theo hướng dẫn SGK (Thay quả bóng bơm H2 bằng túi bóng PE) Yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi SGK. Gv nhận xét bổ sung Dự đoán tính chất hoá học của hiđro? Gv biểu diễn thí nghiệm ? - Gv thử độ tinh khiết bằng cách đốt thử. Sau khi H2 tinh khiết, đốt ngoài không khí và trong O2. ? Nêu hiện tượng , giải thích ? (Gv có thể dùng ống nghiệm chứa H2 đốt, đổ từ từ nước vào). ? hỗn hợp H2 và O2 có gì đặc biệt. Gv biểu diễn Thí nghiệm Gv giải thích. ? Trước khi làm thí nghiệm đốt cháy H2 cần lưu ý điều gì? ? Muốn điều chế hiđro tinh khiết ta là như thế nào Gv tổng kết I/ Tính chất vật lí (15 phút) 1/ Quan sát thí nghiệm 2/ Trả lời câu hỏi 3/ Kết luận Khí H2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí và ít tan trong nước. II/ Tính chât hoá học(25 phút) 1/ Tác dụng với O2 a. Thí nghiệm. - H2 cháy trong không khí. - H2 cháy trong O2 b. Nhận xét hiện tượng và giải thích - H2 cháy mạnh hơn khí có ngọn lửa màu xanh nhạt. H2 vào trong bình O2 hiđro cháy mạnh (2000 0 C) Xuất hiện những giọt nước do: 2H2 + O2 2 H2O c/ Chú ý Hỗn hợp H2 và O2 là hỗn hợp nổ mạnh nhất ở tỉ lệ về thể tích. đ Trước khi làm thí nghiệm với H2 cần thử trước. III. Hướng dẫn học ở nhà:(5 phút) - Về nhà các em học sinh đọc phần đọc thêm -Xem tiếp H2 cò tính chất hoá học nào khác và có ứng dụng gì Ngày soạn:1/3/08 Tiết 48 Ngày giảng:3/3/08 Tính chất - ứng dụng của hiđro A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài dạy - Học sinh biết được khí hiđro có tính khử . Nó có thể khử được nguyên tố oxi cả ở dạng đơn chất và hợp chất, các phản ứng này đều toả nhiệt. - Hs biết được hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu là do tính nhẹ, tính khử và phản úng toả nhiều nhiệt khi cháy. - Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ; tiến hành thí nghiệm khử CuO bằng H2, kĩ năng quan sát, phân tích so sánh. II. Chuẩn bị - Chuẩn bị 5 bộ dụng cụ, hoá chất thí nghiệm: ống nghiệm, đèn cồn, nút cao su, ống dẫn, giá sắt, kẹp sắt, kẹp gỗ, CuO; Zn, dd HCl - Học sinh chuẩn bị bài ở nhà. B. Phần thể hiện trên lớp I .Kiểm tra bài cũ(5 phút) * Câu hỏi: ? Trình bày thí nghiệm đốt hiđrô trong không khí, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng . * Đáp án: Nhận xét hiện tượng và giải thích - H2 cháy mạnh hơn khí có ngọn lửa màu xanh nhạt. Khi cho H2 vào trong bình O2 hiđro cháy mạnh (2000 0 C) Xuất hiện những giọt nước do: 2H2 + O2 2 H2O II. Bài mới: * Vào bài:Ngoài khả năng phản úng với oxi khí hiđro còn có thể phản ứng với những chất nào khác? Phương pháp Nội dung Dự đoán hiđro có tác dụng với CuO không? Gv hướng dẫn học sinh các tiến hành thí nghiệm ? Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, giải thích. Chú ý: bột CuO phải được đun nóng trước một thời gian rồi mới dẫn luồng khí hiđro đi qua. Gv theo dõi hoạt động của các nhóm uốn nắn thao tác thí nghiệm cho học sinh nếu cần. Cho đại diện nhóm học sinh báo cáo. Nhóm khác nhận xét. Gv nhận xét tổng kết. ? Trong phản ứng hoá học trên chất nào đã chiếm oxi của CuO Gv giới thiệu Hiđro có tính khử ( gọi là chất khử) ? vậy khí hiđro có thể khử được nguyên tố oxi ở những dạng nào? Gv cho học sinh đọc kết luận SGK Hs quan sát tranh vẽ, rút ra nhận xét ứng dụng của oxi Gv bổ sung 2/ Tác dụng với CuO(25 phút) a. Thí nghiệm. Dẫn luồng khí hiđro vào ống nghiệm chứa CuO đốt nóng b. Nhận xét hiện tượng và giải thích - Bột đồng oxit màu đen chuyển dần sang màu đỏ - có những giọt nước đọng lại trên thành ống nghiệm. c. giải thích. H2 + CuO Cu + H2O Vậy nguyên tố hiđro có tính khử. 3. kết luận: SGK III. ứng dụng(10 phút) - Dùng làm nhiên liệu - SX amoniăc, phân bón - Khử một số oxit kim loại - Bơm vào khí cầu... III. Hướng dẫn học ở nhà:(5 phút) - Đọc KL chung. - GV hướng dẫn bài 6 sgk - VN làm các bài tập sgk; 50% số bài trong sbt. Ngày soạn:5/3/08 Tiết 49 Ngày giảng:8/3/08 phản ứng oxi hoá - khử A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài dạy - Học sinh biết được chất chiếm oxi là chất khử, chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hoá. Biết được sự khử và sự oxi hoá. Hiểu được phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. Học sinh nhận biết được phản ứng oxi hoá khử, chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá trong một phản ứng hoá học. - Rèn kỹ năng phân tích so sánh. II. Chuẩn bị - Học sinh chuẩn bị bài ở nhà. B. Phần thể hiện trên lớp * Câu hỏi: Bài 1 sgk tr. 109(5 phút) * Đáp án: Các phương trình phản ứng: II. Bài mới * Vào bài: Các phản ứng trên được gọi là phản ứng oxi hoá khử. vậy phản ứng oxi hoá khử là gì? * Nội dung: Phương pháp Nội dung Quan sát phản ứng : ? H2 đã thể hiện tính chất gì? ? Các hợp chất PbO; Fe2O3 đã biến đổi như thế nào? GV: Trong các phản ứng trên đã diễn ra sự khử các oxit. ? Vậy sự khử là gì? GV: Sự oxi hoá là gì? Cho VD? GV có thể cho học sinh liên hệ đến sự oxi sắt trong thực tế và cho học sinh xác định sự khử, sự oxi hoá. ? Hãy xác định chất khử, chất oxi hoá trong phản ứng hoá học trên? Gv có thể cho học sinh lấy thêm vd. ? Cho biết trong phản ứng trên thì đã diễn ra sự khử chất nào, chất nào dóng vai trò là chất khử. Gv có thể hỏi ngược lại với sự oxi hoá và chất oxi hoá. Gv: các phản ứng hoá học trên được gọi là phản ứng oxi hoá khử. ? Thế nào là phản ứng oxi hoá khử? Gv giới thiệu thêm một số phản ứng oxi hoá khử. Hs đọc sgk I. Sự khử - Sự oxi hoá.(15 phút) 1. Sự khử. Ví dụ: H2 + CuO Cu + H2O Trong phản ứng trên đã diễn a sự khử CuO Kết luận: Sự khử là sự tách oxi ra khỏi một chất. 2/ Sự oxi hoá: Sự oxi hoá là sự kết hợp của một chất với oxi. VD trong phản ứng hoá học trên đã diễn ra sự oxi hoá H2 tạo thành nước. II. Chất khử - Chất oxi hoá.(10 phút) * Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. * Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác. III. Phản ứng oxi hoá - khử.(7 phút) vd: sgk KL: Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học diễn ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. IV. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá khử.(5 phút) sgk III. Hướng dẫn học ở nhà:(3 phút) - Đọc KL chung. - Đọc thêm sgk tr.112. Làm bài tập 2 sgk - VN làm các bài tập sgk; 50% số bài trong sbt. Ngày soạn:8/03/08 Tiết 50 Ngày giảng:10/3/08 Điều chế hiđro - phản ứng thế. A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài dạy - Học sinh hiểu được phương pháp cụ thể nguyên liệu, phương pháp điều chế H2 trong phòng thi nghiệm, biết được phương pháp điều chế H2 trong công nghiệp. - Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ; tiến hành thí nghiệm khử CuO bằng H2, kĩ năng quan sát, phân tích so sánh. II. Chuẩn bị - Chuẩn bị 5 bộ dụng cụ, hoá chất thí nghiệm: ống nghiệm, dụng cụ đc H2, đèn cồn, nút cao su, ống dẫn, giá sắt, kẹp sắt, kẹp gỗ, Zn, dd HCl; bình thu H2 - Học sinh chuẩn bị bài ở nhà. B. Phần thể hiện trên lớp I. Kiểm tra bài cũ(5 phút) * Câu hỏi: Bài tập 3 sgk tr.113 * Đáp án: Các phương trình hoá học: Các phản ứng trên đều là phản ứng oxi hoá- khử, vì trong phản ứng đồng thời diễn ra sự oxi hoá và sự khử II. Bài mới: * Vào Bài: ? Điều chế H2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào? Phản ứng  thế là gì? * Nội dung: Phương pháp Nội dung Gv tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Thảo luận các vấn đề sau: - Nguyên liệu để điều chế H2 trong phong thí nghiệm . - Cách tiến hành - Cách thu H2 - Cách thử tính chất của H2 Gv cho học sinh thảo luận nhóm 5 phút sau đó cho học sinh báo cáo. HS nhóm khác nhận xét, gv nhận xét bổ sung. Cho các nhóm tiến hành điều chế H2, thu và thử tính chất của H2. GV theo dõi uốn nắn thao tác cho học sinh . Gv yêu cầu học sinh chú ý phải thử độ tinh khiết của H2 trước khi đốt cháy trực tiếp. Gv giới thiệu hoạt động của bình kíp ( để đc một lượng lớn H2 trong ptn) ? Nguồn nguyên liệu nào giàu H2 sẵn có trong TN ? Cách sx H2 trong CN Gv cho học sinh viết phương trình phản ứng của Al với H2SO4 để điều chế H2? ? Nhận xét đặc điểm của các phản ứng trên ? Phản ứng thế là gì. I. Điều chế H2.(15 phút) 1. Điều chế H2 trong phòng thí nghiệm. - Nguyên liệu: Zn ( Al; Fe) và dd HCl ( H2SO4) - Cách tiến hành: sgk - Cách thu H2:Đẩy nước và đẩy kk - Cách thử tính chất của H2, dùng tàn đóm còn hồng tàn đóm không bùng cháy. Đốt H2 trong không khí H2 cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. 2. Nhận xét: sgk Zn + 2 HCl đ ZnCl2 + H2 II. Điều chế H2 trong công nghiệp(10 phút) - Dùng C để khử hơi nước ở nhiệt độ cao. - Điện phân nước. 2H2O 2H2 + O2 III. Phản ứng thế.(10 phút) Ví dụ: Zn + 2 HCl đ ZnCl2 + H2 2Al + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2 Kết luận: SGK III. Hướng dẫn học ở nhà:(5 phút) - Đọc KL chung. Viết các phương trình phản ứng thế sau: Fe + H2SO4 đ Mg + AgNO3 đ - VN làm các bài tập sgk; 50% số bài trong sbt. Ngày soạn:15/3/08 Tiết 51 Ngày giảng:17/3/08 Bài luyện tập 6 A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài dạy - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và khái niệm hoá học về tính chất vật lí ( tính nhẹ) , tính chất hoá học ( chủ yếu là tính khử) của hiđro, các ứng dụng của tính chất trên. HS biết cách so sánh các tính chất và cách điều chế hiđro và oxi. - Biết và hiểu khái niệm phản ứng thế, phản ứng oxi hoá khử, củng cố các khái niệm liên quan.Hs nhận biết được từng loại phản ứng . - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích so sánh. II. Chuẩn bị - Bảng phụ, phiếu học tập.. - Học sinh chuẩn bị bài ở nhà. B. Phần thể hiện trên lớp I. Kiểm tra bài cũ( Không kiểm tra) II. Bài mới: * Vào bài: Để nẵm vững cách điều chế, tính chất , ứng dụng của hiđro, các loại phản ứng hoá học các em học tiết luyện tập. * Nội dung: Phương pháp Nội dung Gv nêu các yêu cầu ra phiếu học tập. Chia học sinh ra 2 nhóm thảo luận 2 vấn đề Đại diện học sinh của nhóm báo cáo. Hs khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chấm điểm Gv gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài 5,6 Hs dưới lớp tự làm, đối chiếu với bài của bạn nhận xét. Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh dưới lớp hoàn thành bài tập. Gv nhận xét chấm điểm. Gv có thể cho học sinh nhận xét cách giải từng loại bài tập trên I. Kiến thức cần nhớ.(15 phút) Khí H2: - Khả năng hoạt động hoá học . (I) - ứng dụng - Điều chế trong PTN -Cách thu H2 * Phản ứng thế: (II) * Phản ứng oxi hoá khử. (Sự khử, sự oxi hoá; chất khử, chất oxi hoá) II. Bài tập:(25 phút) Bài tập 5: a. H2 + CuO Cu + H2O (1) 3H2 + Fe2O3 2Fe+ 3H2O (2) b. Chất khử là: H2 Chất oxi hoá là: Fe2O3, CuO c. nFe = 0,05 mol nCu = Theo (1) nH2 = nCu = 0,05 mol Theo (2) nH2 = 1,5nFe = 0,075 mol ồnH2 = 0,125 mol VH2 đktc = 0,125 x 22,4 = 2.8 lit Bài 6: a. Zn + H2SO4 đ ZnSO4 + H2 2Al + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2. Fe + H2SO4 đ FeSO4 + H2 b. ba kim loại có cùng khối lượng là m gam. Theo (1) nH2 = nZn = m:65 Theo (2) nH = 1,5 nAl = 1,5.m :27 mol Theo (3) nH2 = nFe = m:56 mol Vậy Nhôm sẽ cho H2 nhiều nhất, còn kẽm cho ít nhất. c. Tương tự Khối lượng nhôm cần ít nhất III. Hướng dẫn học ở nhà:(5 phút) - Hoàn thiện các bài tập vào vở, GV nhắc nhở học sinh ôn tập - VN làm các bài tập sgk; 50% số bài trong sbt. - Chuẩn bị cho tiết học sau thực hành. Ngày soạn:20/3/08 Tiết 52 Ngày giảng:22/3/08 Bài thực hành 5 A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài dạy *Học sinh nắm vững nguyên tắc điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí, tính chất hoá học của hiđro. - Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế và thu khí hiđro, biết tiến hành thí nghiệm với hiđrô ( kiểm tra độ tinh khiết của hiđro, đốt cháy, khử CuO) II. Chuẩn bị - GV:Chuẩn bị cho các nhóm học sinh 4 bộ đồ dùng điều chế hiđro ( ống thuỷ tinh cong; 4 đèn cồn; ống thuỷ tinh vuốt nhọn; kẹp, giá thí nghiệm . Hoá chất dd HCl; Zn viên; CuO. - Học sinh chuẩn bị một phần bản tờng trình ở nhà. B. Phần thể hiện trên lớp. I. Kiểm tra bài cũ(Không kiểm tra) II. Bài mới. 1. Hướng dẫn lí thuyết.(15 phút) GV cho học sinh nêu mục đích, cách tiến hành các thí nghiệm , Gv lưu ý học sinh trong từng thí nghiệm . Thí nghiệm 1: Điều chế khí hiđro từ dd HCl và Zn.. Đốt cháy hiđro trong không khí. * Các tiến hành: SGK * Hiện tượng: Zn tan trong dd HCl, sủi bọt khí, khí sinh ra đốt cháy có ngọn lửa màu xanh nhạt, toả nhiệt. Zn + 2 HCl đ ZnCl2 + H2 2H2 + O22H2O * Lưu ý: Cần thử dộ tinh khiết của hiđro trớc khi đốt. Thí nghiệm 2. Thu khí hiđro bằng cách đảy không khí. * Cách tiến hành: SGK * Hiện tượng: Thu hiđro và đốt thử, còn tiếng nổ, khí hd còn lẫn kk. * Lưu ý: Không được thử đốt trực tiếp lên đầu ống vuốt nhọn ở bình điều chế khí hiđro ( có thể nổ mạnh, nguy hiểm) Thu khí hiđro bằng cách đẩy nước hoặc đẩy kk ( để úp ống nghiệm) Thí nghiệm 3: khí hiđro khử CuO. * Cách tiến hành: SGK * Hiện tượng: CuO từ màu đen chuyển dần sang màu đỏ, có những giọt nước đọng lại ở phần lạnh của ống thuỷ tinh cong. * Giải thích: ở nhiệt độ cao khí hiđro đã khử đồng oxit tạo ra đồng và nước. H2 + CuO Cu + H2 Lưu ý: Có thể úp thoát khí hiđro sẽ thấy đọng lại những giọt nước nhỏ. Lượng CuO lấy vừa phải (1/2 thìa sắt). GV có thể minh hoạ cách tiến hành bằng hình vẽ lên bảng. 2. Tiến hành thí nghiệm. (20 phút) Gv cho từng nhóm học sinh tiến hành các thí nghiệm đã hướng dẫn, ghi lại hiện tượng, giải thích hiện tượng. GV theo dõi, giúp đỡ từng nhóm. 3.Kết thúc(8 phút) - GV nhận xét buổi thực hành, cho đại diện 1 nhóm học sinh lên báo cáo và làm thí nghiệm. Cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét. - Hs thu rọn PTN III. Hướng dẫn học ở nhà.(2 phút) - Hoàn thiện bản tường trình. - Gv nhắc nhở học sinh ôn tập giờ sau kiểm tra 45 phút. Ngày soạn:22/3/08 Tiết 53 Ngày giảng:24/3/08 Kiểm tra viết A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài dạy - Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh trong chương V ( các kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hoá học của hiđro, điều chế và ứng dụng của khí hiđro). Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về các khái niệm, các loại phản ứng đã học. Học sinh vận dụng để giải các bài tập, viết phương trình hoá học. - Tiếp tục rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng, tính theo phương trình hoá học. - Giáo dục đức tính cẩn thận, kiên trì, nghiêm túc. II. Chuẩn bị - GV: đề bài, đáp án, biểu điểm. - Học sinh chuẩn bị bài ở nhà. B. Phần thể hiện trên lớp. I. ổn định tổ chức. II. Câu hỏi kiểm tra.(45 phút) Câu 1:( 2 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái trước đáp án đúng nhất: 1.1. Khí hiđro là chất khí: a. Nhẹ nhất trong các khí c. Có tính khử b. Tan tốt trong nước d. cả a và c đều đúng. 1.2. Nguyên liệu để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là: a. Kẽm và dd axit HCl b. Kẽm ( nhôm hoặc sắt...) với dd HCl hoặc dd H2SO4 loãng c. Nước 1.3. Khí hiđro có ứng dụng nhiều chủ yếu dựa vào: a. tính nhẹ nhất c. khi cháy toả nhiều nhiệt b. có tính khử d. Tất cả a, b, c đều đúng 1.4. Sự khử một chất là: a. Sự tách oxi ra khỏi hợp chất đó c. Chất đó nhường oxi b. Sự kết hợp của chất đó với oxi d. Chất đó nhận oxi. Câu 2:( 4 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng, xác định nó thuộc loại phản ứng hoá học nào? STT Phương trình hoá học Thuộc loại phản ứng CuO + H2 ..............+............. H2O ...............+ ................ H2 + O2 ............. Zn + HCl đ ................+ ............... CO + Fe3O4 CO2 + ................. Al + H2SO4 đ .............. +................ Câu 3: ( 1 điểm) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc khi cho 13 gam kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Câu 4 ( 3 điểm) Khử hoàn toàn hỗn hợp FeO và Fe2O3 bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao tạo ra nước và sắt kim loại.. a. Viết các phương trình hoá học xảy ra. b. Tính thể tích khí hiđro đktc cần dùng để khử hỗn hợp có : 7,2 gam FeO và 16 gam Fe2O3. c. Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp trên cần 5,6 lít khí hiđro ( đktc) và sau phản ứng tạo ra 11,2 gam Fe. Tính m. ( Fe = 56 ; O = 16 ) III. Đáp án - Biểu điểm Câu 1: Chọn mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. Câu 1.1 1.2 1.3 1.4 Đáp án d b d a Câu 2: - Điền đúng tên mỗi chất được 0,25 điểm/ phơng trình . - Cân bằng phơng trình đúng được 0,25 đ/ phơng trình - xác định đúng loại phản ứng hoá học được 0,25 đ/pt . Câu 3: Viết đúng phương trình hoá học được 0,5 điểm. Zn + H2SO4đ ZnSO4+ H2. 0.5đ Theo phơng trình hoá học ta có. nH2 = nZn phản ứng = 13:65 = 0,2 mol Vậy thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc là: VH2 = 0,2 x 22,4 = 4,48 lít. 0.5đ Câu 4: ( 3 điểm) a. Viết đúng mỗi phương trình được 0.5 đ. H2 + FeO H2O + Fe (1) 3H2 + Fe2O3 3H2O + 2Fe (2) b. Theo phương trình (1) nH2 = nFeO = 7,2: 7 2 = 0,1 mol Theo phương trình (2) nH2 = 3nFe2O3 = 3 x16 : 160 = 0,3 mol. 0,5đ Vậy tổng số mol H2 cần dùng là: 0,3 + 0,1 = 0,4 mol. Vậy thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc là: VH2 = 0,4 x 22,4 = 8,96 lít. 0,5đ c. - Đổ số liệu ra mol' 0.25 đ - Lập luận tính theo phương trình hoá học được số mol của từng chất là: nFeO = 0,1 mol đ mFeO = 0.1 x 7.2 = 7,2 gam; n Fe2O3 = 0,05 mol đ mFe2O3 = 8 gam. Vậy m = 15,2 gam. 0,75 đ *Kết thúc. - Thu bài kiểm tra, nhận xét - VN đọc trước bài sau Ngày soạn:26/3/08 Tiết 54 Ngày giảng:29/3/08 Nước A/ Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài dạy - Qua phương pháp thực nghiệm học sinh biết và hiểu được thành phần hoá học của nước gồm 2 nguyên tử hiđro và oxi. Chúng hoá hợp với nhau tỉ lệ thể tích là 2 phần khí hiđro, một phần khí oxi. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích so sánh. II. Chuẩn bị - Bình điện phân nước, H2SO4, diêm, sơ đồ tổng hợp nước. - Học sinh chuẩn bị bài ở nhà. B. Phần thể hiện trên lớp I, Kiểm tra bài cũ II. Bài mới * Vào bài: Nước được tạo nên từ những nguyên tố hoá học nào? Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ về khối lượng và thể tích như thế nào? * Nội dung: Phương pháp Nội dung GV trình bày cách tiến hành thí nghiệm . ? Dự đoán hiện tượng xảy ra. ? Làm thế nào để biết được khí nào sinh ra ở mỗi điện cực. ? So sánh thể tích của mỗi khí sinh ra ở mỗi điện cực GV: Chú ý quan sát hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng? GV biểu diễn thí nghiệm , học sinh quan sát, giải thích, viết phương trình phản ứng. Gv treo sơ đồ tổng hợp nước, giảng giải cách tiến hành ? Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên. ? Vậy chúng đã hoá hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng như thế nào? ? Từ hai thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì. I. Thành phần hoá học của nước. 1. Sự phân huỷ nước. (15 phút) a. quan sát và trả lời câu hỏi b. Nhận xét - Khi có dòng điện một chiều đi qua trên hai điện cực xuất hiện bọt khí, cực âm thể tích khí thu được luôn gấp 2 lần thể tích khí cực dương. - khí cực âm cháy với ngọn lửa màu xanh -Khí cực dương làm tàn đóm bùng cháy. c. Kết luận. Khi phân huỷ nước thu được khí hiđro và khí oxi theo tỉ lệ thể tích là 2:1. 2H2O 2H2 + O2 2. Sự tổng hợp nước.(15 phút) a. Quan sát hình vẽ. sgk b. Nhận xét. - Nếu đốt cháy 2 thể tích khí oxi với 2 thể tích khí hiđro sẽ thấy còn lại một thể tích khí, khí này là tàn đóm bùng cháy ( khí oxi). Vậy chứng tỏ khí hiđro đã hoá hợp với khí oxi theo tỉ lệ 2:1 về

File đính kèm:

  • docKi 2 - hoa 8.doc
Giáo án liên quan