- Ôn lại các khái niệm cơ bản đã được học trong học kỳ I: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, mol, khối lượng mol,
- Cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử.
- Cách lập công thức hoá học của hợp chất.
1.2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng:
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài -Tiết 35 ôn tập học kỳ i tuần dạy:18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài -Tiết PPCT : 35 ÔN TẬP HỌC KỲ I
Tuần dạy:18
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Ôn lại các khái niệm cơ bản đã được học trong học kỳ I: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, mol, khối lượng mol, …
- Cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử.
- Cách lập công thức hoá học của hợp chất.
1.2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng:
- Lập công thức hoá học, chuyển đổi thành thạo các công thức tính khối lượng, số mol, thể tích chất.
- Giải bài toán tính theo phương trình hoá học.
1.3. Thái độ: Rèn học sinh tính cẩn thận chính xác khi tính toán.
2. TRỌNG TÂM
Các khái niệm cơ bản, Mol và tính toán hóa học
3.CHUẨN BỊ :
3.1. Giáo viên : Giáo án – bảng phụ bài tập.
3.2. Học sinh : Ôn các câu hỏi, bài tập.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng :
4.3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Ôn tập học kỳ I”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Ho¹t ®éng 1 :Để củng cố các kiến thức đã học của HKI, chúng ta cùng ôn tập một số kiến thức
* Hoạt động 2: Ôn lại các khái niệm hoá học cơ bản
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại các khái niệm hoá học cơ bản:
? Nguyên tử là gì ? Cấu tạo nguyên tử?
? Hạt cấu tạo nên hạt nhân? Đặc điểm của từng hạt đó?
? Hạt nào cấu tạo nên lớp vỏ? Đặc điểm của loại hạt đó.
? Nguyên tố hoá học là gì?
? Đơn chất là gì?
? Hợp chất là gì?
? Định nghĩa mol, khối lượng mol ?
* Hoạt động 3: Luyện giải bài tập
- GV treo bảng phụ bài tập
BT1: Lập CTHH của hợp chất
a. Kali với nhóm SO4
b. Nhôm vơi nhóm NO3
c. Sắt (III) với nhóm OH
d. Bari với nhóm PO4
BT 2: Tính hoá trị của N, Fe, S, P trong các công thức sau:
a.NH3 b. Fe2(SO4)3
c. SO3 d. P2O5
e. FeCl2 f. Fe2O3
BT 3: Lập PTHH các phản ứng sau:
a. Al + Cl2 ----> AlCl3
b. Fe2O3 + H2 ----> Fe + H2O
c. P + O2 ----> P2O5
d. Al(OH)3 ----> Al2O3 + H2O
HS hoạt động nhóm giải bài tập
- GV theo dõi uốn nắn nhóm yếu.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức:
Để so sánh 2 chất khí ta làm thế nào ?
? Nêu các bước tính theo CTHH ?
Một học sinh giải bảng cả lớp giải vào tập
- GV chấm điểm 5 tập học sinh
Gọi học sinh có cách giải hay ngắn gọn trình bày
- GV tuyên dương học sinh có cách giải hay, gọn.
- GV: Cho điểm khuyến khích học sinh yếu tích cực hoạt động tam gia giải bài tập.
I. Các khái niệm hoá học cơ bản
1. Nguyên tử
Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
2. Hạt nhân nguyên tử
- Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron:
+ Hạt proton: (p) mang điện tích +1
+ Hạt nơtron: (n) không mang điện
+ Khối lượng hạt proton bằng khối lượng hạt nơtron (mp = mn )
- Lớp vỏ được tạo bới một hay nhiều electron
+ Electron (e) : mang điện tích -1
+ Trong mỗi nguyên tử: số p luôn bằng số e.
3. Nguyên tố hoá học
Nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
4. Đơn chất
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học.
5. Hợp chất
Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
6. mol , khối lượng mol
- Mol là lượng chất có chứa N (6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Khối lượng mol của một chất là là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, tính bằng gam, có trị số bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối.
II. Luyện tập
1. Lập Công thức hoá học và PTHH
Bài tập1: Giải
Công thức hoá học của hợp chất là:
a. K2SO4 c. Fe(OH)3
b. Al(NO3)3 d. Ba3(PO4)2
Bài tập 2: Giải
Hóa trị của N, Fe, S, P, trong các công thức:
a. N (III) b. Fe (III)
c. S (VI) d. P (V)
e. Fe (II) f. Fe (III)
Bài tập 3: Giải
a. 2Al + 3Cl2 2AlCl3
b. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
c. 4P + 5O2 2P2O5
d. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
2. Tỉ khối của chất khí
Bài tập: Cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí hiđrô bao nhiêu lần?
Giải
= 44g = 2g
lần
Tính theo CTHH
Bài tập 4 : Tính thành phần phầm trăm theo khối lượng các nguyên tố có trong 1mol H2O ?
Giải :
Trong 1mol nước có : nH = 2mol
nO = 1mol.
%H =
%O =
Bài tập5: Tính thành phần % các nguyên tố có trong H2SO4 ?
Giải :
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
(Luyện tập ở phần trên)
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
*Đối với bài học ở tiết học này
- Ôn lại công thức tính n, m, v và bài toán tính theo phương trình hoá học.
- Ôn bài theo đề cương thi học kì I
*Đối với bài học ở tiết học sau
Oân tập lại tất cả kiến thức đã học chuẩn bị thi học kì I
5. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung
Phương pháp
Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học
File đính kèm:
- Tiet 35.doc