Bài giảng: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

1. Tác giả

(1930 – 1989), là nhà văn quân đội.

- Quê : huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Là nhà văn có vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam.

- Được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc)

 

ppt75 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 23420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- (1930 – 1989), là nhà văn quân đội. - Quê : huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Là nhà văn có vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. - Được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc) I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: + Trước 1975: Tác phẩm mang đặc điểm chung của văn học thời chống Mỹ: cảm hứng sử thi và màu sắc trữ tình lãng mạn. - Đặc điểm sáng tác : Sáng tác thiên về cảm hứng thế sự đời thường với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Năm 1967 xuất hiện truyện vừa Cửa sông của Nguyễn Minh Châu, viết về những người ở một làng nhỏ ven sông, về cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam đã làm thay đổi ra sao đời sống dân làng và tâm trạng của họ: Vào thời điểm thử thách nặng nề đối với Tổ quốc, cả thanh niên, cả những người lính phục viên cũng tái ngũ. Ngay cả cụ Lâm 80 tuổi cũng thấy tiếc là mình không thể cầm súng như đứa cháu mình...  Nhà văn thời ấy đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật: Niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, của cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã "tắm rửa sạch sẽ" các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong bầu không khí vô trùng: những trái bom địch ném xuống dường như không thể giết ai. Trên thực tế mảnh bom chỉ làm xây xát nhẹ trên vai nữ nhân vật... Nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời Cô Quỳ xinh đẹp trong chiến tranh đã mất người yêu - Hòa, người chỉ huy trung đoàn; đau khổ vì một sự ân hận muộn màng; đã có lúc cô muốn thấy ở Hòa một lý tưởng lãng mạn nào đó, được tẩy sạch khỏi mọi cái thường ngày, nhưng anh vẫn là một người tài giỏi mà vẫn là kẻ "không có gì xa lạ với con người": Có thể hớn hở vì được thăng cấp, vì được ăn ngon... Quỳ đau khổ trong đơn độc, yếu đuối. Khi cô lấy chồng - là một người bạn cũ của Hòa - thì đó là một tặng phẩm tưởng nhớ người đã khuất và khát vọng giúp đỡ một con người chứ không phải là ý định tìm hạnh phúc riêng. - Các tác phẩm chính: + Tiểu thuyết: Cửa sông (1967), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977)… + Tập truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987)… + Tiểu luận phê bình:Trang giấy trước đèn (1994) Vợ chồng nhà văn Nguyễn Minh Châu 2. Văn bản : a. Xuất xứ: - Sáng tác 1983. - Lúc đầu, được in trong tập Bến quê (1985), sau được in trong tập “Chiếc thuyền ngoài xa” (1987). b. Vị trí và đặc điểm chung: - Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau năm 1975. - Mang xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. c. Bố cục: - Đoạn 1: Từ đầu đến “đã biến mất”  Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. - Đoạn 2: Tiếp theo đến “sóng gió giữa phá”  Câu chuyện của người đàn bà hàng chài. - Đoạn 3: Còn lại  Cảm nghĩ của người nghệ sĩ về tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”. - Theo lời đề nghị của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một bức ảnh bổ sung cho bộ lịch chuẩn bị xuất bản. - Sau nhiều ngày “phục kích”, anh đã phát hiện và chụp được cảnh “đắt” trời cho – cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. - Nhưng khi chiếc thuyền tiến gần vào bờ, người nghệ sĩ đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh một người chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man, ... - Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn. Lần này, người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp và bị đánh trả làm cho bị thương… - Trước hoàn cảnh đó, chánh án Đẩu (một đồng đội cũ của Phùng) đã mời người đàn bà hàng chài đến toà án huyện để thu xếp chuyện gia đình cho chị. - Tại đây, chị đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không thể bỏ lão chồng vũ phu. - Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. - Rời vùng biển trở về, Phùng vinh dự vì tấm ảnh chụp cảnh chiếc thuyền ngoài xa dạo trước được chọn vào bộ lịch năm ấy. - Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh ban mai. Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà lam lũ, nghèo khổ ấy bước ra từ bức ảnh. a. Phát hiện thứ nhất : II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: - Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh. - Phùng đã dự tính bố cục, đã “phục kích” mấy buổi sáng để chụp được một cảnh thật ưng ý. . “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào” . “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắt như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ” - Đánh giá của người nghệ sĩ : + Đó là cảnh đắt trời cho, trước đây chưa lần nào nhìn thấy. Một vẻ đẹp mà cả đời bấm máy dường như anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần. + Cảnh đẹp đến nỗi giống như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” + “Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp”, “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” - Cảm xúc của người nghệ sĩ: + cảm thấy “bối rối” và “ trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”.  Vô cùng xúc động, cảm thấy hạnh phúc - niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. + "tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn…”  bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi. + cảm thấy “bản thân của cái đẹp chính là đạo đức”  cái đẹp gắn liền với cái thiện; cái đẹp thanh lọc tâm hồn, làm cho tâm hồn trở nên cao khiết, thánh thiện. b. Phát hiện thứ hai : - Phùng đã có những giây phút: "hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại"; - Anh chiêm nghiệm: "bản thân của cái đẹp chính là đạo đức“ - Hoá ra đằng sau cái đẹp chẳng phải là "đạo đức", là "chân lí của sự toàn thiện". Khi tâm hồn đang bay bổng, người nghệ sĩ lại chứng kiến cảnh tượng bất ngờ, trớ trêu: + Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ: hình ảnh một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi: "trạc ngoài bốn mươi", "với những đường nét thô kệch", "rỗ mặt", "khuôn mặt mệt mỏi", "tấm lưng áo bạc thếch và rách rưới", dáng vẻ cam chịu, nhẫn nhục. + Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn: "lưng rộng và cong như một chiếc thuyền", "mái tóc tổ quạ", "đi chân chữ bát", "hàng lông mày cháy nắng rũ xuống", "hai con mắt đầy vẻ độc dữ".  Những hình ảnh xấu xí, thô mộc, gai góc của đời sống, đối lập với khung cảnh thiên nhiên trong bức ảnh nghệ thuật. + Lão đàn ông còn có hành động độc ác: . "rút trong người ra chiếc thắt lưng của lình nguỵ ngày xưa", "chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà", . vừa đánh lão vừa "thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két" và nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!"  Hành động hung bạo, dã man, lạnh lùng như một con thú dữ. Lão xem đó như một phương thức để giải tỏa uất ức, khổ đau. + Phùng còn chứng kiến: đứa con chạy vụt tới để che chở cho người mẹ : . Nó giằng được chiếc thắt lưng rồi "vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng của cha nó." . Giằng lại chiếc thắt lưng không được, cha nó "dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát" rồi lẳng lặng trở về thuyền. - Tâm trạng của người nghệ sĩ : + Kinh ngạc đến thẫn thờ chết lặng, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt: “Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”.  Không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp của tạo hoá lại có cái xấu, cái ác đến mức không thể tin được. + Phùng cay đắng nhận ra: cuộc đời vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, phức tạp  Những ngang trái, xấu xa kia là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà bỗng hiện hình thật khủng khiếp, ghê sợ. - Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, chứa đựng những nghịch lí, mâu thuẫn: đẹp - xấu, thiện – ác… - Trong cuộc sống, đừng nhẫm lẫn giữa hiện tượng với bản chất: hình thức bên ngoài và nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. c. Thông điệp của nhà văn: - Đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bề ngoài  phải thận trọng để phát hiện ra bản chất thực bên trong. - ở lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, để tác phẩm thực sự có ý nghĩa, người nghệ sĩ phải có cái nhìn sâu sắc về cuộc đời và con người, phải nhận thức được rằng: c. Thông điệp của nhà văn: + Giữa nghệ thuật và cuộc sống có mối quan hệ gắn bó: Cuộc đời là nơi sản sinh cái đẹp nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật. + Nghệ thuật cần tránh cái nhìn chủ quan đơn giản hóa, thi vị hóa, lãng mạn hóa hiện thực: Nếu muốn khám phá cuộc đời và con người thì phải tiếp cận chúng ở nhiều góc độ. c. Thông điệp của nhà văn: 2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện: a. Hoàn cảnh dẫn đến việc người đàn bà hàng chài kể chuyện đời mình: - Chánh án Đẩu đã mời chị đến để thu xếp chuyện gia đình và đề nghị chị từ bỏ lão chồng vũ phu. - Nhưng chị đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ. Chị van nài toà: “Con lạy quý tòa (…) Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” - Chị đã kể về cuộc đời mình như sự thanh minh cho lời từ chối trên. b. Nội dung câu chuyện: - Đó là câu chuyện về sự thật cuộc đời; giúp cho Đẩu và Phùng hiểu rõ nguyên do của những điều tưởng chừng như vô lí. - Bề ngoài, đó là một người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu: + Khi được mời tới toà án: . Sợ sệt, lúng túng, tìm một góc tường để ngồi. . Rón rén ngồi ghé vào chiếc ghế mà chánh án Đẩu mời. + Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ thật khốn khổ: “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. + Vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão chồng vũ phu. - Qua những lời giãi bày chân thành của chị, ta mới thấy được nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh nơi người đàn bà này: + Vì tình thương con vô bờ bến: . Chị nói thật có lí: “Các chú đâu có phải là người làm ăn … cho nên các chú đâu có hiểu được… như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…”  nhận thức về cuộc sống trên biển: nghề biển không thể thiếu đàn ông, gã đàn ông ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời đi biển của chị. . một người mẹ giàu đức hi sinh: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông … để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa … phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…” + Trong đau khổ triền miên, chị vẫn chắt lọc được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: . “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…” . “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ” . "Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn" + Cảm thông với người chồng: . “Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. . “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…” => Có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và tâm hồn bên trong: + thất học > Ý nghĩa: Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời và phải là cuộc đời. 4. Nghệ thuật: a. Nét độc đáo trong cách xây dựng cốt truyện: Tác giả tạo ra tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống (tình huống nhận thức) * Nhận thức về nghệ thuật và cuộc đời (nghệ sĩ Phùng): - Ban đầu: Phùng nhìn đời bằng con mắt của người nghệ sĩ, anh rung động, say mê trước cảnh đẹp “trời cho” của thuyền biển sớm mai. - Chính trong giây phút tâm hồn thăng hoa, anh bất ngờ chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình thuyền chài. - Anh còn nghe được câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện. - Từ đó, Phùng có cách nhìn đời và nhìn người khác hẳn: + Hiểu rõ đằng sau cảnh ngang trái của gia đình thuyền chài + Hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà + Hiểu sâu thêm bản chất của người bạn đồng đội Đẩu và hiểu thêm chính mình. * Nhận thức về con người và xã hội (nhân vật Đẩu): - Nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, Đẩu nhìn thấy: + đằng sau cái vô lí là cái có lí + đằng sau cái tưởng chừng như đơn giản lại chứa đựng nhiều phức tạp. - Đẩu cũng “vỡ ra” được : + Muốn giải quyết những vấn đề của đời sống, không chỉ dựa vào thiện chí và pháp luật hoặc lí thuyết sách vở, + phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực.  Tình huống truyện được đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu để phát hiện tính cách con người và sự thật cuộc đời. b. Đặc điểm ngôn ngữ truyện: * Ngôn ngữ người kể chuyện: - Tác giả hóa thân vào nhân vật Phùng để kể như lời của người trong cuộc. - Tác dụng: + Tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện; + Lời kể khách quan, chân thực, giàu sức thuyết phục. * Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người - Giọng điệu lão đàn ông: thô bỉ, tàn nhẫn với những ngôn từ đầy vẻ tục tằn, hung bạo. - Những lời của người đàn bà: dịu dàng, xót xa khi nói với con, đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về mình. - Những lời của Đẩu ở toà án huyện: người tốt bụng, nhiệt thành.  ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo  góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của truyện Chủ đề: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, tác phẩm mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể giản đơn, sơ lược khi nhìn nhận về con người và cuộc sống. IV. Tổng kết: - Ý nghĩa nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" - Phân tích tình huống truyện "Chiếc thuyền ngoài xa". - Phân tích những phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong "Chiếc thuỳên ngoài xa" - Phân tích các nhân vật trong "Chiếc thuyền ngoài xa" để làm nổi bật tư tưởng của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Hướng dẫn học bài : * Chuẩn bị bài mới: - Đọc kỹ các ngữ liệu 1, 2, 3 ở trang 79, 80 - Tìm hiểu các câu hỏi gợi ý sau mỗi ngữ liệu - Hàm ý là gì? - Để nói một câu hàm ý người ta dùng những cách thức gì? - Khi nào ta cần dùng cách nói hàm ý? Hãy luôn yêu mến và tin tưởng vào con người! Và tin vào chính mình!

File đính kèm:

  • pptChiec thuyen ngoai xa-2.ppt