Bài giảng Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Ngữ văn 11, tập 1

• Ngòi bút có uy lực hơn lưỡi gươm”

• ( Bulwer Lytton )

• Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người”

•NỘI DUNG BÀI HỌC

•I/ TÌM HIỂU CHUNG

•II/ ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN

•III/ TỔNG KẾT

Các tác phẩm chính:

Một chuyến đi (1938), Vang bóng một

thời (1940), Thiếu quê hương (1940),

Chiếc lư đồng mắc cua (1941), Tình

chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà

Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)

 

 

 

ppt22 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Ngữ văn 11, tập 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN NGỮ VĂN 11, TẬP 1 “Ngòi bút có uy lực hơn lưỡi gươm” ( Bulwer Lytton ) Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người” NỘI DUNG BÀI HỌC I/ TÌM HIỂU CHUNG II/ ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN III/ TỔNG KẾT 1/ Tác giả I/ TÌM HIỂU CHUNG Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi hán học đã tàn. -Quê ở làng Mọc, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà nội. -Năm 1945 Nguyễn Tuân đến với cách mạng và dùng ngòi bút của mình phục vụ cho hai cuộc kháng chiến của dân tộc. -Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; góp phần thúc đẩy thể loại tùy bút phát triển. -Phong cách tài hoa và độc đáo và là bậc thầy về ngôn ngữ. -Năm 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT. Các tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắc cua (1941), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)… 2/ Tác phẩm Vang bóng một thời I/ TÌM HIỂU CHUNG Chữ người tử tù (Dòng chữ cuối cùng) được in trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời (1940) gồm 11 truyện ngắn. Vang bóng một thời là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng Tháng 8. Vang bóng một thời viết về những cái đẹp của một thời còn vương sót lại (uống trà, chơi chữ, chơi hoa, làm lồng đèn…). Nhân vật chính là những nhà Nho cuối mùa bất lực trước xã hội nhưng vẫn cố giữ “thiên lương” và sự “trong sạch tâm hồn”. Qua đó tác giả không chỉ nuối tiếc về cái đẹp của quá khứ mà còn trân trọng và tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc. 1/ Tình huống truyện 1/ Tình huống truyện Đó là cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai con người khác thường. Huấn Cao: là tử tù nguy hiểm, khí phách lẫy lừng; nổi tiếng với biệt tài bẻ khóa và viết chữ đẹp Viên quản ngục: là quan của triều đình, đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng lại rất say mê chữ đẹp Trong tù: nơi tối tăm, dơ bẩn và xấu xa không phù hợp cho cuộc gặp gỡ giữa hai người yêu cái đẹp Tác dụng Làm nổi bật khí phách anh hùng của Huấn Cao và sự trân trọng của quản ngục đối với cái đẹp Làm cho câu chuyện hấp dẫn và kịch tính hơn theo hành trình của sự khẳng định cái đẹp 2/ Hình tượng nhân vật Huấn Cao Hình tượng Huấn Cao được khắc họa như thế nào? a/ Cái tài của Huấn Cao Huấn Cao có những tài năng đặc biệt nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết chữ đẹp và tài viết chữ của Huấn Cao? -Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật viết thư pháp: “ người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và ø rất đẹp” -Chữ đẹp được nhắc đến ở đây là chữ Hán, một loại chữ ngày xưa chỉ được dạy cho nam giới, dạy ở những nơi đào tạo nho sĩ và quan lại -Muốn viết chữ đẹp thì phải học, phải rèn luyện -Chữ Huấn Cao đẹp về hình thức. Điều này đã được cai ngục thừa nhận: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Chính Huấn Cao cũng thừa nhận đó là “những nét chữ vuông tươi tắn”. Chữ của Huấn Cao còn mang ý nghĩa giá trị tinh thần. Vì vậy, cai ngục mới cho rằng: “có chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Chính Huấn Cao cũng cho rằng những chữ ấy “nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Viết chữ đẹp không chỉ là hình thức, là thú chơi mà còn là nét đẹp văn hóa. Bởi vì qua nét chỉ ta biết được tính cách của người viết. Huấn Cao viết chữ đẹp và nhân cách của ông cũng rất đẹp. a/ Cái tài của Huấn Cao Huấn Cao có tài bẻ khóa vượt ngục, ra vào nhà tù như ở chốn không người. Nhưng khi nói đến tài năng này tác giả chỉ muốn nhấn mạnh rằng Huấn Cao là người yêu tự do, và có thể tạo được tự do cho mình. Tuy vậy, là một người quân tử nên ông sẵn sàng chết chứ không thèm vượt ngục. Em có suy nghĩ gì vềtài bẻ khóa của Huấn Cao? a/ Cái tài của Huấn Cao Tài cảm hóa con người của Huấn Cao được thể hiện ở chi tiết nào? Trong tù có nhiều tiểu cai ngục, nhiều loại tù nhân nhưng với con mắt tinh đời Huấn Cao đã nhận ra viên cai ngục tốt bụng biết yêu chữ đẹp để rồi ông cho chữ. Chính vì thế mà ông đã cảm hóa được viên cai ngục, một người cũng say mê cái đẹp. Chính ông cũng đã thốt lên: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. b/ Cái tâm của Huấn Cao Cái tâm của Huấn Cao được thể hiện ở chi tiết nào? Được viên cai ngục đối xử tử tế nên Huấn Cao cũng dùng sự tử tế để đền đáp lại. Đó là ông cho viên cai ngục chữ đẹp và lời khuyên: “Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở… lương thiện đi” -Ôâng ra đi không để lại vật chất cho đời mà để lại chữ đẹp và lời khuyên cho thế hệ mai sau: Muốn chơi chữ đẹp, yêu cái đẹp thì trước hết bản thân mình phải đẹp, phải trong sáng. Mình có tốt thì mới giúp cho người khác tốt được. c/ Khí phách hiên ngang bất khuất của Huấn Cao Trước khi vào tù: Huấn Cao là người không chịu được bất công nên ông đã nổi dậy chống lại triều đình, không chấp nhận cuộc sống hèn hạ của viên quan triều đình. ông“không vì vàng ngọc hay quyền lực mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Khi ở trong tù: hành động dỗ gông và phớt lờ sự dọa dẫm của tên lính áp giảithản nhiên trước cường quyền. ông sống ung dung, sinh hoạt bình thường “ thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”. khi cai ngục nhận được lệnh chém Huấn Cao từ triều đình thì lo sợ, trong khi đó ông vẫn bình tĩnh như không có chuyện gì. Trước lúc ra pháp trường: cho dù chân mang xiềng, cổ mang gông nhưng ông vẫn làm chủ hoàn cảnh. Biến phòng giam thành thư phòng, cẩn thận nắn nót từng con chữ. ông đã bước vào cái chết, chờ đón cái chết với tất cả khí phách của một người anh hùng và sự lạc quan, yêu đời của một người nghệ sĩ. Khí phách hiên ngang bất khuất của Huấn Cao được thể hiện ở những chi tiết nào? Huấn Cao = + Khí phách hiên ngang Ngang tàng và Nghệ sĩ Huấn Cao là hình tượng điển hình cho người anh hùng nhưng lại mang bản chất của người nghệ sĩ, là biểu tượng của một nhà nho yêu nước trước sự uy hiếp của văn minh phương Tây thời kì đầu khi nước ta bị nô lệ. 3/ Nhân vật viên quản ngục - Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quý trọng cái đẹp: ông yêu cái đẹp và “sở nguyện cao quý”ù là được treo một đôi câu đối do chính tay Huấn Cao viết. -Có tấm lòng quý trọng người tài, cảm phục tài năng và nhân cách Huấn Cao với thái độ cung kính và “biệt nhỡn liên tài” với ông Huấn. Nhân vật viên quản ngục được tác giả khắc họa là người như thế nào? -Là người yêu cái thiện thể hiện qua việc yêu chữ đẹp vì những chữ đó dạy người ta làm điều thiện (nhân, đức, nghĩa, trí, tín…) - Là người biết phục thiện: đó là hành động quỳ xuống, hai tay run run đỡ từng con chữ lúc nhận chữ từ Huấn Cao và sau khi nghe lời khuyên của Huấn Cao ông cúi đầu nói: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Chính những phẩm chất đáng quý ấy ở viên quản ngục đã làm cho Huấn Cao cảm động và xem đó là “một tấm lòng trong thiên hạ”. Nguyễn tuân cũng trân trọng viên quản ngục và xem như là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Huấn Cao đã trân trọng tấm lòng của viên quản ngục và xem viên quản ngục là gì? Nguyễn Tuân cũng rất trân trọng tấm lòng của viên quản ngục, ông đã ví viên quản ngục là gì? 4/ Cảnh cho chữ Cảnh cho chữ được miêu tả là cảnh tượng xưa nay chưa từng có: - Nó diễn ra giữa nhà tù (nơi ngự trị của bóng tối, cái ác, thù địch với cái đẹp), trong hoàn cảnh người cho chữ sắp bị xử tử. -Tư thế của những người cho chữ thật đặc biệt: người xin chữ là người có quyền lực nhưng lại không có “quyền uy”, tay run run, khúm núm nhận từng con chữ. Trong khi đó người cho chữ lại là tên tử tù sắp ra pháp trường nhưng dáng vẻ lại ung dung, đường bệ. Người có chức năng giáo dục lại được tội phạm “giáo dục”. Cảnh cho chữ được miêu tả như thế nào? Nó diễn ra ở địa điểm và trong hoàn cảnh như thế nào? Tư thế và phong thái của người cho chữ và xin chữ có gì đặc biệt? Nghệ thuật: Thủ pháp tương phản: Sự đối lập giữa ánh sáng và bĩng tối ; cái hỗn độn, xơ bổ, nhơ bẩn và cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, nét chữ đẹp đẽ ; giữa kẻ tử tù đang ban phát cái đẹp và cái thiện với viên quan coi ngục.   Tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào để miêu tả cảnh cho chữ?  Từ bĩng tối đến ánh sáng : Cảnh cho chữ bắt đầu được đặc tả bởi sự bao phủ của bĩng tối nhà lao... rồi dần dần nhen lên và rực rỡ ánh sáng.  Từ hơi hám, nhơ bẩn đến cái đẹp : Cảnh Huấn Cao cho chữ hiện dần lên trên nền ánh sáng của bĩ đuốc tẩm dầu. Mỗi nét chữ hiện hình là cái đẹp nảy sinh. III/ Tổng kết Ghi nhớ (SGK) IV/ Củng cố-dặn dò Hình tượng nhân vật Huấn Cao được khắc họa như thế nào? Cảnh cho chữ được miêu tả ra sao? Nghệ thuật được sử dụng? Học bài cũ, chuẩn bị bài “ Hạnh phúc của một tang gia”. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

File đính kèm:

  • pptChu nguoi tu tu_DG.ppt
Giáo án liên quan