Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất. rút ra được nhận xét về tính chất của chất.
- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
90 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chuẩn kiến thức và kĩ năng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI. Chuẩn kiến thức và kĩ năng
Đây là chuẩn kiến thức, kĩ năng về hóa học mà HS cần đạt được ở mỗi lớp.
Lớp 8
1. Chất. Nguyên tử, phân tử
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Chất
Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất.
- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
- Chất có trong các vật thể xung quanh ta.
- Chủ yếu là tính chất vật lí
của chất.
- Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát.
2. Nguyên tử
Kiến thức
Biết được:
- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.
- Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.
- Vỏ electron nguyên tử gồm các electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp.
- Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.
Chưa có khái niệm phân lớp electron, tên các lớp K,L, M, N.
Chú ý: Kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan là yêu cầu chung cần đạt ở tất cả các chủ đề, ở tất cả các lớp, nên không ghi lặp lại.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
Kĩ năng
Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể ( H, C, Cl, Na).
3. Nguyên tố hoá học
Kiến thức
Biết được:
- Những nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.
- Nguyên tử khối: Khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lựơng của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Kĩ năng
- Đọc được tên một số nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại.
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể.
Hạn chế ở 20 nguyên tố đầu tiên.
5. Công thức hoá học
Kiến thức
Biết được:
- Công thức hoá học (CTHH) biểu diễn thành phần phân tử của chất.
- Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có).
- Công thức hoá học của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.
- Cách viết CTHH đơn chất và hợp chất.
- CTHH cho biết: nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của nó.
Kĩ năng
- Quan sát CTHH cụ thể rút ra được nhận xét về cách viết CTHH đơn chất và hợp chất.
- Viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.
- Nêu được ý nghĩa CTHH của chất cụ thể.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
6. Hoá trị
Kiến thức
Biết được:
- Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
- Quy ước: Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II; và cách xác định hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể theo hoá trị của H và O.
- Quy tắc hoá trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy: a.x = b.y
(a,b: hoá trị tương ứng của hai nguyên tố A, B ).
Kĩ năng
- Tính được hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hoá học cụ thể
- Lập được công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị của hai nguyên tố hoặc nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất.
Quy tắc hoá trị đúng với cả B hoặc A là một nhóm nguyên tử.
2. phản ứng hoá học
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Sự biến
đổi chất
Kiến thức
Biết được:
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó có sự biến đổi về thể nhưng không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
Kĩ năng
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
2. Phản ứng hoá học
Kiến thức
Biết được:
- Phả - Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất ban đầu phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hoặc chất xúc tác.
- Dựa vào một số dấu hiệu quan sát được ( thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra...) để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.
- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia) và sản phẩm (chất tạo thành).
3. Định luật bảo toàn khối lượng
Kiến thức
Hiểu được: Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
Chú ý: Các chất tác dụng với nhau theo một tỉ lệ nhất định về khối lượng.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
4. Phương trình hoá học
Kiến thức
Biết được:
- Phương trình hoá học (PTHH) biểu diễn phản ứng hoá học.
- Các bước lập PTHH.
- ý nghĩa: PTHH cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa chúng.
Kĩ năng
- Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm..
- Xác định được ý nghĩa của một số PTHH cụ thể.
3. mol và tính toán hoá học
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Mol.
Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
Tỉ khối của các chất khí
Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa : mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn
(00C, 1 atm).
- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng (m), thể tích (V) và lượng chất (n).
- Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.
Kĩ năng
- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.
- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở đktc khi biết các đại lượng có liên quan.
- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
Chỉ xét mol nguyên tử và mol phân tử.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
2. Tính theo công thức hoá học
Kiến thức
Biết được:
-ý nghĩa của CTHH cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích ( nếu là chất khí).
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH.
- Các bước lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần % khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
Kĩ năng
- Dựa vào CTHH:
+ Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.
+ Tính được % khối lượng của các nguyên tố khi biết CTHH của một số hợp chất và ngược lại.
- Xác định được CTHH của hợp chất khi biết % khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.
3. Tính theo phương trình hoá học
Kiến thức
Biết được:
- PTHH cho biết tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng.
- Các bước tính theo PTHH.
Kĩ năng
- Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo PTHH cụ thể.
- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định hoặc ngược lại.
- Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học.
4. oxi - không khí
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Tính chất của oxi
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hoá học của oxi : Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...), nhiều phi kim (S, P...) và hợp chất (CH4...). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi.
- Viết được các PTHH.
- Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
2. Sự oxi hoá. Phản ứng hoá hợp. ứng dụng của oxi
Kiến thức
Biết được:
- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
- Khái niệm phản ứng hoá hợp.
- ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
Kĩ năng
- Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.
- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
3. Oxit
Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa oxit.
- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị.
- Cách lập CTHH của oxit.
- Khaí niệm oxit axit, oxit bazơ.
Kĩ năng
- Phân loại được oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể.
- Gọi được tên một số oxit theo công thức hoá học hoặc ngược lại.
- Lập CTHH oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hoá trị của nguyên tố.
4. Điều chế oxi. Phản ứng phân huỷ
Kiến thức
Biết được:
- Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (hai cách thu khí oxi) và điều chế oxi trong công nghiệp.
- Khái niệm phản ứng phân huỷ .
Kĩ năng
- Nhận biết được một số phản ứng cụ thể thuộc loại phản ứng phân hủy hay phản ứng hóa hợp.
- Viết được các PTHH điều chế khí oxi từ KMnO4 và từ KClO3.
- Tính thể tích khí oxi điều chế được (ở đktc) trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
5. Không khí. Sự cháy
Kiến thức
Biết được:
- Thành phần của không khí theo thể tích và theo khối lượng.
- Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
- Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy; cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể; biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.
- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.
Kĩ năng
Phân biệt được sự oxi hoá chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.
5. hiđro - nước
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Tính chất của hiđro.
ứng dụng của hiđro
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.
- Tính chất hoá học của hiđro : Tác dụng với oxi, với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử.
- ứng dụng của hiđro : Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thực nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro.
- Viết được PTHH minh hoạ tính khử của hiđro.
- Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
Hiđro là chất khí nhẹ nhất.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
2. Phản ứng oxi hoá- khử
Kiến thức
Biết được :
Khái niệm về chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá, phản ứng oxi hoá-khử
(dựa vào sự chiếm oxi và nhường oxi cho chất khác).
Kĩ năng
- Phân biệt được chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá trong một PTHH cụ thể.
- Phân biệt phản ứng oxi hoá - khử với các loại phản ứng đã học.
- Tính được lượng chất khử, chất oxi hoá hoặc sản phẩm theo phương trình hoá học.
Có nội dung đọc thêm về
khái niệm phản ứng
oxi hoá- khử theo quan điểm chuyển dịch electron
3. Điều chế hiđro. Phản ứng thế
Kiến thức
Biết được:
- Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
- Phản ứng thế. là phản ứng ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro.
- Viết được các PTHH điều chế khí hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit
( HCl, H2SO4 loãng).
- Phân biệt phản ứng thế với phản ứng oxi hoá - khử. Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể.
- Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đktc.
Chỉ xét trường hợp cụ thể : nguyên tử kim loại thay thế nguyên tử H trong phân tử axit.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
4. Nước
Kiến thức
Biết được:
- Thành phần định tính và định lượng của nước.
- Tính chất của nước: Nước hoà tan được nhiều chất; nước phản ứng với nhiều chất ở điều kiện thường: như: kim loại (Na, Ca), oxit bazơ (CaO, Na2O), oxit axit ( P2O5, SO2).
- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất; sự ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.
- Viết được PTHH của nước với một số kim lọai (Na, Ca), oxit bazơ, oxit axit.
- Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể.
5. Axit-
Bazơ - Muối
Kiến thức
Biết được: Định nghĩa axit, bazơ, muối theo thành phần phân tử.
Kĩ năng
- Phân loại được axit, bazơ, muối dựa theo công thức hoá học cụ thể.
- Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hoá trị của kim loại và gốc axit.
- Đọc được tên một số axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể và ngược lại.
- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.
- Tính được khối lượng của một số axit, bazơ, muối tạo thành trong phản ứng.
6. dung dịch
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Dung dịch
Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm về dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà.
- Biện pháp làm quá trình hoà tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
Kĩ năng
- Hoà tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, thuốc tím...) trong nước.
- Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.
Chỉ hạn chế sự hoà tan không xảy ra phản ứng hoá học.
Chỉ hạn chế dung môi là nước.
2. Độ tan
Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất.
Kĩ năng
- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.
- Thực hiện được một số thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.
- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định theo các số liệu thực nghiệm.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
3. Nồng độ dung dịch
Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm về nồng độ dung dịch, nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol (CM).
- Công thức tính C%, CM của dung dịch.
Kĩ năng
- Xác định được chất tan, dung môi, dung dịch trong trường hợp cụ thể.
- Vận dụng được công thức để tính C%, CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan.
4. Pha chế dung dịch
Kiến thức
Biết được: Các bước tính toán, tiến hành pha chế dung dịch, pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước.
Kĩ năng
Tính toán được lượng chất cần lấy để pha chế được một dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước.
7. thực hành hoá học
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Làm quen với nội quy, một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
Làm sạch muối ăn có lẫn tạp chất là cát.
Kiến thức
Biết được:
- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học; cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm cụ thể.
+ Quan sát, so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.
Kĩ năng
- Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện các thí nghiệm đơn giản trên.
- Viết tường trình thí nghiệm.
2. Sự chuyển động khuyếch tán của các phân tử.
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm cụ thể.
+ Sự khuyếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.
+ Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc ancol (rượu) etylic trong nước.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
3. Phản ứng hoá học và dấu hiệu của phản ứng hoá học.
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :
+ Hiện tượng vật lí: Sự thay đổi trạng thái của nước.
+ Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng.
- Viết tường trình thí nghiệm.
4. Điều chế, thu khí oxi và thử tính chất của oxi
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của mỗi thí nghiệm:
+ Điều chế oxi từ KMnO4 và thu khí oxi theo hai cách.
+ Nhận biết khí oxi bằng que đóm có tàn đỏ.
+ Phản ứng của oxi với đơn chất lưu huỳnh, photpho, sắt ở nhiệt độ cao.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
5. Điều chế, thu khí hiđro và thử tính chất của khí hiđro
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :
+ Điều chế hiđro từ kẽm và axit clohiđric, thu khí hiđro bằng hai cách.
+ Nhận biết khí hiđro bằng cách đốt cháy và xác định màu ngọn lửa, sản phẩm tạo thành là hơi nước.
+ Hiđro khử oxit kim loại (CuO) ở nhiệt độ cao.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để thực hiện được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, mô tả, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
6. Tính chất hoá học của nước
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Tác dụng của nước với natri, với oxit bazơ (CaO), với oxit axit (P2O5).
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để thực hiện được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng và viết được phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
7. Pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
+ Pha chế dung dịch (đường, natri clorua).có nồng độ xác định.
+ Pha loãng dung dịch trên để thu được dung dịch có nồng độ xác định.
Kĩ năng
- Tính toán được lượng hoá chất cần dùng.
- Cân, đo lượng dung môi, dung dịch, chất tan để pha chế được một khối lượng hoặc thể tích dung dịch cần thiết.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Lớp 9
1. Các loại hợp chất vô cơ
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Oxit
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hóa học: Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ; oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit; Sự phân loại oxit.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế CaO, SO2.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO2.
- Viết được các PTHH minh họa tính chất hoá học của một số oxit.
- Nhận biết một số oxit cụ thể.
- Tính % khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất.
Đối với oxit không tạo muối và oxit lưỡng tính chỉ nêu khái niệm.
Không nêu tính khử và tính oxi hoá của SO2.
2. Axit
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hóa học của axit: tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.
- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước). Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được tính chất hoá học của axit nói chung.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của HCl, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc với kim loại.
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng.
Không viết PTHH của kim loại với HNO3.
Chưa nêu được điều kiện để kim loại tác dụng vói dung dịch axit giải phóng khí hiđro.
Chỉ viết PTHH của H2SO4 đặc, nóng với Cu .
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
- Nhận biết được dung dịch axit HCl và dung dịch muối clorua, axit H2SO4 và dung dịch muối sunfat.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCl, H2SO4 trong phản ứng.
3. Bazơ
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hóa học chung của bazơ (tác dụng với axit), tính chất riêng của kiềm (tác dụng với oxit axit, dung dịch muối), tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).
- Tính chất, ứng dụng của NaOH, Ca(OH)2, phương pháp sản xuất NaOH từ muối ăn.
- Thang pH và ý nghĩa giá trị pH của dung dịch
Kĩ năng
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
- Quan sát thí nghiệm rút ra được tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của NaOH, Ca(OH)2.
- Nhận biết được môi trường dung dịch bằng giấy thử pH hoặc giấy quỳ tím, nhận biết được dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2.
- Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của bazơ.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch NaOH và Ca(OH)2 tham gia phản ứng.
4. Muối .
Phân bón hoá học.
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hóa học của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, phản ứng nhiệt phân và điều kiện để các phản ứng xảy ra.
- Một số tính chất, ứng dụng của NaCl, KNO3.
- Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
- Tên, thành phần hoá học, ứng dụng của một số phân bón hoá học thông dụng.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
Kĩ năng
- Tiến hành được một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được tính chất hoá học của muối.
- Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học thông dụng.
- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của muối.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
5. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
Kiến thức
Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit, axit, bazơ, muối.
Kĩ năng
- Lập được sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Viết được các PTHH biểu diễn sơ đồ dãy chuyển hoá.
- Nhận biết được một số hợp chất vô cơ cụ thể.
- Tính thành phần % về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp khí.
2. Kim loại
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Tính chất của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí của kim loại.
- Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối.
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe , Pb, H, Cu, Ag, Au.
ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
Có nội dung đọc thên về tính khử của kim loại theo quan điểm nhường electron..
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả một phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước, dung dịch muối.
- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần % khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
2. Nhôm, sắt. Hợp kim sắt
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hóa học: Nhôm, sắt có những tính chất hóa học chung của kim loại, nhôm, sắt không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội, nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm, sắt là kim loại có nhiều hóa trị.
- Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy.
- Thành phần chính của gang và thép.
- Sơ lược về phương pháp luyện gang, thép.
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của nhôm và sắt. Viết các PTHH minh họa.
- Quan sát sơ đồ, hình ảnh... để rút ra được nhận xét về phương pháp sản xuất nhôm, luyện gang, thép.
- Nhận biết được nhôm và sắt bằng phương pháp hoá học.
- Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp bột nhôm sắt; tính khối lượng nhôm hoặc sắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất.
Chỉ biết:
- Phản ứng CO khử Fe2O3 thành Fe trong quá trình luyện gang.
- Sơ đồ cấu tạo lò luyện gang, sơ đồ cấu tạo lò luyện thép (lò thổi oxi) .
- Sơ lược về quy trình kĩ thuật.
- Không viết PTHH của Al với dung dịch NaOH.
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
3 Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Kiến thức
File đính kèm:
- Chuan kien thuc va ki nang mon Hoa hoc.doc