Bài giảng Tuần : 25 tiết : 48 bài 31: tính chất -– ứng dụng của hidro ( tiết 2)

 1.Kiến thức: Biết được:

- Tính chất hoá học của hidro tác dụng với CuO

- Khái niệm sự khử, chất khử

- Ứng dụng của hidro : làm nhiên liệu và nguyên liệu

 2.Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm , hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học của oxi

Viết được các phương trình minh hoạ

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 25 tiết : 48 bài 31: tính chất -– ứng dụng của hidro ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25 Tiết : 48 Bài 31: TÍNH CHẤT -– ỨNG DỤNG CỦA HIDRO ( t2) Ngày soạn: 14/02/2011 Ngày dạy : 16/02/2011 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải: 1.Kiến thức: Biết được: Tính chất hoá học của hidro tác dụng với CuO Khái niệm sự khử, chất khử Ứng dụng của hidro : làm nhiên liệu và nguyên liệu 2.Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm , hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học của oxi Viết được các phương trình minh hoạ Tính thể tích khí hidro ( đktc) tham gia phản ứng Rèn kỹ năng hoạt động nhóm .. 3.Thái độ: : Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Tính chất hoá học của hidro III. CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng dạy học : Giáo viên: Máy chiếu Hóa chất Dụng cụ -CuO, Cu -Zn , HCl -Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn. -Ống dẫn khí, khay thí nghiệm Học sinh :Bảng con 2.Phương pháp : Trực quan, thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp .. IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Oån định lớp :1’ 2.Kiểm tra bài cũ 5’ : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Hãy so sánh sự giống và khác nhau về tính chất vật lý giữa H2 và O2 ? -Tại sao trước khi đốt H2 cần phải thử độ tinh khiết của khí H2 à Hãy nêu cách thử độ tinh khiết của khí H2 ? Giống nhau: Đều là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước. Khác nhau: + H2: nhẹ hơn không khí. + O2 : nặng hơn không khí. - Tránh phản ứng nổ + Cách thử độ tinh khiết thu khí hidro và ống nghiệm và đốt trên ngọn lửa đèn cồn, nếu tiếng nổ nhỏ là đã tinh khiết 3.Bài giảng 2’ :Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu sự tác dụng của hidro và đơn chất khí oci . VẬy ! nếu là hợp chất chứa oxi thì hidro có thể phản ứng không ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. .HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của H2 với CuO (20’) Hoạt động 1: Tính chất hoá học - Gv yêu cầu đọc thí nghiệm -Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm : + Giới thiệu đèn cồn, ống nghiệm và nhiệm vụ của từng dụng cụ - Gv chiếu 1 lần thí nghiệm CuO tác dụng với H2 -Gv chiếu nội dung câu hỏi thảo luận : -Gv chiếu thí nghiệm 2 lần - Gv yêu cầu Hs độc lập quan sát thí nghiệm và nghi lại hiện tượng quan sát được và hoàn thành trong vòng 2’ sau đó thảo luận nhóm trong vòng 2’ hoàn thành câu hỏi thảo luận . - Gv yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung . ? Ở điều kiện thường có phản ứng xảy ra không ? Màu của CuO ? Màu của sản phẩm ? Sản phẩm tạo thành là gì? ? Viết PTHH và ghi rõ màu sắc trạng thái -Gv tổng kết và cho ghi bảng. ? Nhận xét thành phần phân tử của chất tham gia và tạo thành trong phản ứng ? ? Khí H2 có vai trò gì trong phản ứng trên ? Gv người ta nói hidro đã chiếm oxi của CuO do đó Hidro thể hiện tính khử . Và hidro chiếm oxi của chất khác nên gọi là chất khử à Chất khử là gì? Gv dẫn dắt hs khái niệm sự khử -Gv yêu cầu HS đọc đề bài tập 1 : Sắt (III) oxít Thuỷ ngân (II) oxít Chì (II) oxít Gv gợi mở: Hidro mang tính khử nên nó chiếm oxi tạo ra hợp chất nước và đẩy kim loại ra ngoài . - Gv yêu cầu Hs làm việc độc lập GV: Ở những nhiệt độ khác nhau, H2 đã chiếm nguyên tử oxi của 1 số oxít kim loại để tạo ra kim loại. Đây là 1 trong những phương pháp điều chế kim loại ? Vậy Hiđrô có những tính chất hoá học nào -Hs đọc thí nghiệm -Hs theo dõi -Hs quan sát -Hs quan sát câu hỏi và nắm vấn đề cần quan sát -Hs quan sát -HS tự làm và thảo luận hòan thành câu hỏi thảo luận -Đại diện nhóm báo cáo kết quả và các nhóm khác hoàn thành nội dung à Không xảy ra à Màu đen à Màu đỏ à là kim loại đồng à Cu và nước -Hs hoàn thành trên bảng - Chất tham gia CuO b và H2 . chất tạo thành là H2O và Cu à Hidro chiếm oxi của CuO - Hs tiếp thu kiến thức à Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử à Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử -Hs đọc đề : - Hs tiếp thu kiến thức -Hs làm việc cá nhân vàcó thể cho điểm Hs làm vào vở bài tập. - Hs tiếp thu kiến thức - Hs kết luận II. Tính chất hoá học 1.Tác dụng với oxi. 2.Tác dụng với đồng (II) oxít a. Thí nghiệm b. Hiện tượng . - Ơû nhiệt độ thường không có phản ứng hoá học xảy ra - Khi cho một luồng khí H2 đi qua CuO nung nóng thì có kim loại Cu và H2O được tạo thành. Phản ứng toả nhiệt H2(k) + CuOr Cur +H2Ol k. màu đen đỏ k. màu chất khử ( tính khử ) Trong phản ứng trên H2 đã chiếm oxi trong hợp chất CuO. Do đó người ta nói rằng H2 có tính khử - Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử - Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử * Vận dụng: bài 1 H2 + PdO Pd + H2O Fe2O3 + 3H2 2Fe +3H2O HgO + H2 Hg + H2O - Chất khử : H2 -Chất oxi hóa : PdO , HgO Fe2O3 * Kết luận : Ở nhiệt độ thích hợp Hidro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà nó còn có thể kết hợp với oxi trong một số oxít kim lọai .Các phản ứng đều tỏa nhiều nhiệt và hidro có tính khử . Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của hiđrô (5’) Gv treo tranh phóng to hình 5.3 : Ứng dụng của hidro ? Nêu ứng dụng của H2 ? Ưùng dụng trên dựa trên cơ sở nào ? GV mở rộng : Hiện nay trên thế giới người ta sử dụng nhiên liệu là xăng dầu màsản phẩm đốt của nó là khí CO2 góp phần làm ô nhiễm môi trừơng . Nay một số nước đã dần sử dụng nhiên liệu là Hidro , chất khí thân thiện với môi trừơng. Gv yêu cầu HS kết luận Hs quan sát và trả lời được: - Bơm khinh khí cầu : Vì Hidro nhẹ -Khử kim loại vì hidro có tính khử ….. - Tiếp thu kiến thức -Hs kết luận I. ỨNG DỤNG CỦA HIDRO - Làm nguyên liệu - Làm nhiên liệu V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ .Củng cố: 10’: - Giáo viên yêu cầu 1 HS đọc phần đóng khung trong SGK - Gv yêu cầu HS làm bài tập sau : + Bài 1: Hãy chọn PTHH mà em cho là đúng. Giải thích sự lựa chọn a. 2H + Ag2O 2Ag + H2O b. H2 + AgO Ag + H2O c. H2 + Ag2O 2 Ag + H2O d. 2H2 + Ag2O Ag + 2H2O (c) (b,d,e ) + Bài tập4/ SGK : hướng dẫn Hs làm về nhà hoàn thành vào vở bài tập Cho mCuO = 48 (g) Tìm a. mCu =? b. nCuO = 0,6 (mol) Phương trình hóa học: H2 + CuO Cu +H2O Theo Pt 1 mol 1 mol 1 mol 1 mol Theo đề : 0,6 mol 0,6 mol 0,6 mol 0.6 mol a. mCu = 38,4 (g) b. Dặn dò2’: Học bài và làm bài tập 1,2 tranh 99 Học bài và làm bài tập 1, 3, 4, 5 / 109 SGK Xem lại bài 25 và bài 31 Chuẩn bị bài tiếp theo : Phản ứng oxi hóa khử + Chất khử là gì ? Chất oxi hóa là gì? + Sự khử là gì? … + Bản chất phản ứng oxi hóa khử.

File đính kèm:

  • doctiet 48.doc
Giáo án liên quan