1.Kiến thức:
-Cho HS biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp.
-Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hóa học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử, phân tử khối, hóa trị.
2.Kĩ năng:
-Tập cho HS biết cách nhận ra tính chất của chất và tính riêng chất.
-Biết biểu diễn nguyên tố bằng ký hiệu hóa học và biểu diễn chất bằng 82
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 01 chất- Nguyên tử và phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẤT- NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ
Chương I:
MỤC TIÊU CHƯƠNG:
1.Kiến thức:
-Cho HS biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp.
-Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hóa học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử, phân tử khối, hóa trị.
2.Kĩ năng:
-Tập cho HS biết cách nhận ra tính chất của chất và tính riêng chất.
-Biết biểu diễn nguyên tố bằng ký hiệu hóa học và biểu diễn chất bằng 82 CTHH.
- Biết cách lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị.
-Biết cách tính PTK.
3.Thái độ:
Bước đầu tạo cho HS có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hóa học; năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất.
Baì - Tiết 2
CHẤT
Tuần:1
ND: 18/ 08/ 2011 Bài 2:
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết khái niệm chất và một số tính chất của chất ( chất cĩ trong vạt thể xung quanh ta).
-Khai niệm về chất nguyên chất (tinh khiết hay hỗn hợp)
- Cách phân biệt chất nguyên chất( tinh khiết)và hỗn hợp đựa vào tính chất vật lí)
2. Kĩ năng:
- Quan sát TN , hình ảnh, mẫu chất ..rút ra được nhận xét về tính chất của chất ( chủ yếu là tính chất vật lí )
- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Tách được một số chất rắn khoi3ho64n hợp dựa vào tính chất vật li2( Tách muối ăn ra khỏi hổn hợp muối ăn và sắt)
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống: đường , muối, tinh bột..
3. Thái độ:
- HS biết sử dụng chất hợp lí trong cuộc sống.
II.Trọng tâm:
Tính chất của chất
Phân biệt chất nguyên chấ và hỗn hợp
III. Chuẩn bị:
- GV: Một số mẫu chất: lưu huỳnh; phốt pho đỏ; nhôm, đồng, muối tinh, đường
Dụng cụ làm TN đo nhiệt độ nóng chảy , , dụng cụ thử tính dẫn điện.
- HS: khúc mía, ly thủy tinh, ly nhựa, giấy bao thuốc lá, sợi dây đồng
IV.Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS (1 phút)
8A1:…………………………………………………….
8A2:…………………………………………………..
8A3…………………………………………………..
8A4…………………………………………………..
8A5…………………………………………………..
2. Kiểm tra miệng
Câu hỏi
Đáp án
-Hóa Học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ( 5đ)
+ Để học tốt môn hóa học em phải làm gì? (5đ)
-Là Hóa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.(5đ)
+Biết làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng thí nghiệm.(2đ)
Có hứng thú say mê, chủ động chú ý rèn luyện,phương pháp tư duy óc sáng tạo.(3đ)
.Bài mới: (30 phút)
*Bài mở đầu đã cho biết: Môn hóa học là khoa học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi của chất. Trong bài học này, ta sẽ làm quen với chất, cụ thể là chất có ở đâu? Chất gồm những tính chất nào?
HOẠT ĐỘNG THẦY, TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chất có ở đâu? (10p)
-GV: Hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, quả chuối, máy bơm… và cả bầu khí quyển. Những vật thể này phải là chất không? Chất và vật thể có gì khác với nhau? Các em hãy quan sát và kể tên những vật thể mà nhóm đã chuẩn bị
+HS nhóm phát biểu:Cái bàn, cặp, sách, cây cối, xe đạp…
*-GV bổ sung: người, động vật, cây cỏ, khí quyển,…là vật thể.
+HS nhóm thảo luận phát biểu: vật thể tự nhiên như cây mía gồm có những chất: nước, đường saccarôzơ; xenlulôzơ; vật thể nhân tạo: cái bàn, ly nhựa làm bằng vật liệu nhựa ( cao su )
-GV: dùng bảng ghi sẵn và thông tin cho HS, yêu cầu HS đọc:
Vật thể tự nhiên
Vật thể nhân tạo
Gồm có một số chất
Được làm ra từ vật liệu ( đều là chất hay hỗn hợp của chất )
pGV:Vậy chất có ở đâu?
+HS trả lời: Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
pGV: Yêu cầu hs làm bài tập 3 sgk/11
+HS thảo luận nhóm 3p làm BT 3/11 sgk: Hãy chỉ ra đâu là vật thể là chất trong các câu sau.
a. Cơ thể người có 63-68% về khối lượng là nước.
b. Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
c.Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
d. Aùo may bằng sợi bông,mặc thoáng mát hơn may bằng ni lon.
e. Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su…
pGV:Nhận xét bài làm của nhóm học sinh.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của chất (20p)
-*GV: hiện nay người ta đã biết được khoảng 3 triệu chất khác nhau, nhưng vẫn còn đang tiếp tục phát hiện và điều chế thêm. Muốn tìm ra chất mới phải nghiên cứu về tính chất của chất để phân biệt chất này với chất khác. Vậy làm thế nào để biết được tính chất của chất? Người ta thường dùng các cách sau:
Quan sát
Dùng dụng cụ đo
Làm thí nghiệm
-GV: Quan sát chất lưu huỳnh, nhôm, nêu một số tính chất bên ngoài biết được cả hai chất này
+ HS quan sát thảo luận, 2 HS ở 2 nhóm lên bảng ghi:Chất rắn, màu vàng, hắc.
p?GV:Làm thế nào để ta biết được nhiệt độ sôi của một chất ? ( Gv dùng tranh vẽ hình 1,2 sgk )
+HS: nhóm quan sát và trả lời. Đọc sgk dùng dụng cụ đo
-GV: còn có một số tính chất muốn biết ( tính tan trong nước, tính dẫn điện…) ta phải làm TN
+HS nhóm thử tính dẫn điện của lưu huỳnh, nhôm trả lời.
p*GV: Những tính chất mà ta vừa tìm hiểu là tính chất vật lí.Còn về tính chất hóa học thì phải làm TN mới biết được.
+HS làm BT 4/ 12 sgk: Hãy so sánh các tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy đượccủa các chất muối ăn, đướng và than.
Màu
Vị
Tính tan trong nước
Tính cháy
Muối ăn
Trắng
Mặn
tan
không
Đường
Nhiều màu
Ngọt
tan
Cháy
Than
Đen
Không
không
Cháy
p*GV:Khi đường cháy nó có bị mất đi không?
+HS: Không mất đi mà chì biến đổi thành chất khác.
-GV: Khả năng đó gọi là tính chất hóa học.
-GV: với các chất khác nhau, em có nhận xét gì về tính chất của chúng.
-GV: Biết tính chất của chất có lợi ích gì?
? Hãy cho biết muối ăn và đường có tính chất nào giống và khác nhau?
+HS: Giống: Thể rắn, màu trắng, tan trong nước.
Khác:Mặn, ngọt
? Vậy lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất là gì?
p*GV:Axit sunfuric là chất gây bỏng, cháy da thịt, vải. Khi sử dụng chú ý điều gì?
+HS:Tránh để axit dây vào người, quần áo…
?Biết tính chất của chất biết điều gì nữa?
+Giúp nhận biết được chất.
? Hãy cho biết tính chất của cao su và ứng dụng của chúng?
+HS: Không thấm nước, có tính đàn hồi,chịu mài mòn nên dùng để tạo lốp xe.
? Hiểu biết tính chất của chất còn có lợi ích gì?
+HS: Biết ứng dụng chất thích hợp
pGV: Nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận chung.
I. Chất có ở đâu?
Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
VD:
Vật thể
a.Cơ thể người
b.Lõi bút chì
c.Dây điện
d.Aùo
e.Xe đạp
Chất
Nước
Than chì
Đồng,chất dẻo
Sợi bông.nilon
Sắt, nhôm, cao su
II. Tính chất của chất:
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định.
-Mỗi chất ( tinh khiết ) có những tính chất vật lý và hóa học nhất định.
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có những ích lợi gì?
+ Giúp nhận biết được chất
+ Biết cách sử dụng các chất
+ Biết ứng dụng chất thích hợp
4.Câu hỏi bài tâp củng cố:
Câu hỏi
Trả lời
-BT1/11/SGK
a. Nêu hai thí dụ về vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
b. vì sao nói được, đâu có vật thể là có chất?
BT 2/11/SGK: Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng.
a. Nhôm b. thủy tinh c. chất dẻo
a. Hai vật thể tư nhiên:nước, cây…
Hai vật thể nhân tạo:ám nước, bình thủy…
b.Bởi vì, trong tư nhiên chất có mặt khắp nơi tư trong vậy thể tự nhiên đến vật thể nhân tạo. Do đó, ta có thể nói rằng;đâu có vật thể là ở đó có chất.
2. a. Nhôm: Aám đun nước, muỗng ăn, lõi dây điện…
b. Thủy tinh:Ly nước, chậu cá kiểng, mắt kính…
c. chất dẻo: Thau nhựa, thùng đựng rác, đũa…
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (4 phút)
*Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài:Nắm được chất có ở đâu, tính chất của chất.
- Làm BT 5, 6/ 11 sgk và các BT bổ sung trong vở bài tập.
*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài mới: Phần III bài “ Chất tinh khiết “:
Chuẩn bị một chai nước khoáng và một chai nước cất có nhãn.
+Đọc kĩ nội dung III sgk/ 10
V. Rút kinh nghiệm.
ND
pp -----------------------------------------------------------------
DDDH---------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tiet2.doc