Bài giảng Chương 1 : chất – nguyên tử - Phân tử tiết 2 bài 2 chất tuần 1

- Học sinh phân biệt được vật thể, vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu .

- Học sinh biết cách nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định .

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 1 : chất – nguyên tử - Phân tử tiết 2 bài 2 chất tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 : CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ Tiết 2 Bài 2 CHẤT Tuần 1 - Ngày soạn : - Ngày dạy : - Dạy lớp : A. Mục tiêu : - Học sinh phân biệt được vật thể, vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu . - Học sinh biết cách nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định . - Học sinh biết phân biệt chất và hỗn hợp . - Biết dựa vào tính chất khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp . B. Đồ dùng dạy học : Lớp chia làm 5 nhóm , mỗi nhóm gồm : - Dụng cụ : 1 nhiệt kế ; 1 bát sứ ; 1 đèn cồn ; 1 kiềng 3 chân ; 1 giá thuỷ tinh ; 1 dụng cụ thử điện ; 1 cốc thuỷ tinh - Hoá chất : 1 lọ lưu huỳnh ; 1 lọ photpho ; 1 đoạn dây nhôm ; 1 ít muối ăn . C. Tiến trình bài giảng : 1. Mở bài : 1’ Như ở bài 1 các em đã biết : Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất . . . Vậy chất có ở đâu ? Làm thế nào để xác định được tính chất của chất ? Ta cùng tìm hiểu bài 2 . 2. Phát triển bài : 37’ tg Nội dung Hoạt đông GV Hoạt động HS 15’ I. Chất có ở đâu ? Vật thể tự nhiên nhân tạo Gồm có Đều là một số chất chất hay 1hh 1 số chất Ở đâu có vật thể là ở đó có chất II. Tính chất của chất : 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định : - Tính chất vật lí : Trạng thái, màu, mùi, vị, tính tan, tos , tonc , khối lượng riêng, dẫn điện, dẫn nhiệt - Tính chất hoá học : Là khả năng biến đổi thành chất khác Làm thế nào để biết được tính chất của các chất ? - Quan sát - dùng dụng cụ đo - Làm thí nghiệm 2. Việc hiểu biết những tính chất của chất có lợi gì ? - Phân biệt được chất này với chất khác - Biết cách sử dụng chất - Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất - Giới thiệu : Vật thể là những vật cụ thể mà ta nhìn thấy được hay cảm nhận được . - Hãy kể một số vật thể mà em biết ? - Lần lượt ghi các vật thể lên bảng - Xác định cho học sinh thấy được vật thể có 2 loại ( biểu diễn bằng sơ đồ ) - Diễn giảng tiếp : + Vật thể tự nhiên gồm 1 số chất ( Vd ) + Vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu . Vật liệu là chất hay hỗn hợp 1 số chất ( Vd ) - Bổ sung tiếp vào sơ đồ - Qua sơ đồ trên, em hãy cho biết chất có ở đâu ? - Bổ sung và kết luận . - Thông báo : Hiện nay khoa học đã biết hàng chục triệu chất - Giới thiệu : Nói đến tính chất của chất, cần phân biệt: Tính chất vật lí và tính chất hoá học - Yêu cầu học sinh đọc đoạn đầu của phần 1 SGK. Đâu là tính chất vật lí ? Đâu là tính chất hoá học ? - Nhận xét bổ sung và kết luận - Vậy làm thế nào để biết được tính chất của chất ? - Giới thiệu 2 lọ P và S . Hãy cho biết trạng thái và màu sắc của chúng ? - Làm thế nào biết được các tính chất ấy ? - Làm thế nào để biết được nhiệt độ sôi của nước ? muối có tan được trong nước hay không ? nhôm có dẫn điện hay không ? - Tiến hành biểu diễn - Sửa chữa . - Vậy bằng cách nào để xác định được các tính chất trên ? - Kết luận . - Lưu ý : Để xác định được tính chất hoá học của các chất ta cần phải làm thí nghiệm - Yêu cầu học sinh đọc SGK phần 2 . Hỏi : - Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? - Bổ sung giải thích và kết luận - Nêu 1 số vật thể xung quanh ( . . . ) - Viết sơ đồ - Trao đổi và nêu được : Ở đâu có vật thể là ở đó có chất - Đọc SGK . Phân biệt được : + Tính chất vật lí : Trạng thái, màu mùi . . . + Tính chất hoá học : Khả năng biến đổi thành chất khác - Quan sát và mô tả : Trạng thái, màu sắc - Bằng quan sát - Cả lớp cùng quan sát thí nghiệm và nêu kết quả - Xác định bằng dụng cụ đo, bằng thí nghiệm -Đọc SGK lần lượt nêu những ích lợi của việc hiểu biết về tính chất của chất 3. Củng cố : 3’ Chất có ở đâu ? làm thế nào để biết được tính chất của chất ? 4. Kiểm tra , đánh giá : 3’ Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện bài tập 3 SGK 5. Dăn dò : 1’ - Bài tập 4,5,6 SGK - Chuẩn bị trước phần III

File đính kèm:

  • docTiết 2 Bài 2 CHẤT.doc
Giáo án liên quan