I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Biết được:
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
- Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
2. Kĩ năng
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 1: nguyên tử tiết 3: bài I: thành phần nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
Tiết 3: BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
Kiến thức
Biết được:
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
- Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
Kĩ năng
- So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.
- So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
TRỌNG TÂM
Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích của các loại hạt).
CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Ổn định lớp: 2 phút
Kiểm tra bài cũ: thực hiện trong quá trình dạy.
Tiến trình dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
3 phút
5 phút
5 phút
10 phút
7 phút
10 phút
Hoạt động 1: Vào bài
Tất cả các vật thể hiện hữu xung quanh chúng ta đều được cấu tạo từ các chất. Vậy cái gì tạo nên chất? Đó chính là nguyên tử. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về thành phần nguyên tử.
Hoạt động 2: Thành phần cấu tạo của nguyên tử
Electron
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và SGK nêu lên sự tìm ra electron.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK nêu khối lượng và điện tích của electron.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
Hoạt động 3: Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
GV: Nguyên tử trung hòa về điện, trong nguyên tử có e mang điện âm vậy ắt phải có phần mang điện dương. Vậy phần mang điện dương đó là gì?
HS: Nguyên tử phải chứa phần mang điện dương ở tâm có khối lượng lớn nhưng kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.
GV: Cho HS gạch dưới những phần quan trọng để học.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
Hoạt động 4: Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
GV: Dựa vào SGK nêu những hiểu biết của em về proton, nơtron và hạt nhân nguyên tử.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Yêu cầu HS làm ví dụ 1:
Cho nguyên tử Mg có M = 24, p = 12. Tính khối lượng của hạt e, n, p có trong nguyên tử Mg.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 5: Kích thước của nguyên tử
GV: Theo em thì nguyên tử có kích thước nhỏ hay lớn? Ta dùng đơn vị gì để biểu thị kích thước của nguyên tử?
HS: Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ nên ta dùng đơn vị nanomet (nm) hay angstron ().
1nm = 10-9 m ; 1 = 10-10 m
GV: Theo em nguyên tử nào có kích thước nhỏ nhất?
HS: - Nguyên tử nhỏ nhất: .
GV: Dựa vào SGK yêu cầu HS nêu kích thước của hạt nhân, electron, proton? Từ đó rút ra kết luận gì?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập 3 SGK.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 6: Khối lượng của nguyên tử
GV: Vì nguyên tử rất nhỏ nên ta rất khó sử dụng đơn vị khối lượng thông dụng của khối lượng như gam, kg để hình dung về khối lượng của nguyên tử, phân tử, e, p, n. Vậy theo em người ta sẽ dùng đơn vị gì để biểu thị khối lượng của chúng?
HS: Đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là u được gọi là đvC. 1u = 1,6605.10-27 kg.
GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài 5a trong SGK.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
TIẾT 3: Bài 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Thành phần cấu tạo của nguyên tử
Electron
- Năm 1897, Tôm – xơn phát hiện ra tia âm cực.
- Người ta gọi những hạt tạo thành tia âm cực là electron, kí hiệu là e.
- Khối lượng: me = 9,1094.10-31 kg.
- Điện tích: qe = - 1,602.10-19 C (Culông) quy ước bằng 1-.
Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
SGK
Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
Proton
- Tìm ra năm 1918 bởi Rơ-dơ-pho.
- Khối lượng: mp = 1,6726.10-27 kg.
- Điện tích: qp = 1,602.10-19 C (Culông) quy ước bằng 1+.
Nơtron
- Tìm ra năm 1932 bởi Chat-uých.
- Khối lượng: mn = 1,6748.10-27 kg.
- Điện tích bằng 0.
Hạt nhân nguyên tử
Hạt nhân = proton + nơtron
Vì nơtron không mang điện nên số proton phải bằng số electron.
Vd1:Cho nguyên tử Mg có M = 24, p = 12. Tính khối lượng của hạt e, n, p có trong nguyên tử Mg.
Giải
mp = 12.1,6726.10-27 = 20,0712.10-27 kg
mn = (24 – 12).1,6748.10-27 = 20,0976.10-27 kg
mp = 12.9,1094.10-31 = 10,9313.10-30 kg
Kích thước và khối lượng của nguyên tử
Kích thước
- Nguyên tử nhỏ nhất: .
- Đường kính hạt nhân: 10-5 nm.
Kết luận: Các electron rất nhỏ bé chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử.
BT3/9 (SGK) Chọn đáp án C
Khối lượng
- Đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là u được gọi là đvC.
1u = 1,6605.10-24 g.
BT5/9 (SGK)
rZn = 1,35.10-1 nm = 1,35.10-8 cm
Khối lượng 1 ngtử kẽm: 65.1,66.10-24 =107,9.10-24 (g)
Khối lượng riêng 1 nguyên tử kẽm:
Củng cố: Thực hiện trong quá trình dạy.
Dặn dò: (3 phút)
Về nhà học bài và làm BT còn lại trong SGK
Chuẩn bị bài 2.
File đính kèm:
- THANH PHAN NGUYEN TU.doc