Bài giảng Chương 3 mol và các tính toán hóa học bài 18 mol

* Kiến thức: Hoạc sinh biết được khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí.

Vận dụng các khái niệm trên để tính số mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí.

* Kỹ năng: Quan sát phân tích khái quát hoá tổng hợp hoá. Củng cố cách tính phân tử khốicủa đơn chất và hợp chất.

* Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học.

 

doc25 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương 3 mol và các tính toán hóa học bài 18 mol, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : ……13……. Ppct : ……26….. NS: 12/11 ND: Chương III MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC Bài 18 MOL I . Mục tiêu * Kiến thức: Hoạc sinh biết được khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí. Vận dụng các khái niệm trên để tính số mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí. * Kỹ năng: Quan sát phân tích khái quát hoá tổng hợp hoá. Củng cố cách tính phân tử khốicủa đơn chất và hợp chất. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hóa học 8 . 2. Phương pháp: Giảng giải, thuyết trình, luyện tập. 3. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, đề bài tập. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Khối lượng nguyên tử hay phân tử rất nhỏ bé không thể cân đo. Tuy nhiên khi tập hợp một số lượng nhất định các nguyên tử hay phân tử nhất định ta có được những khối lượng nhất định và đặc trưng cho từng chất. Tập hợp một số nguyên tử hay phân tử chất được khái niệm thành khái niệm mol. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Mol là gì ? Giáo viên thông báo khái niệm mol và con số Avogađrô. Cho học sinh đọc phấn “em có biết” (?) 1 mol sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt? (?) 0,5 mol Axít Clohiđric có chứa bao nhiêu phân tử Axít Clohiđric ? (?) 2 mol đồng có chứa bao nhiêu nguyên tử đồng? Giáo viên nhận xét tổng kết. Hđ2 Khối lượng Mol là gì? Giáo viên thông báo khái niệm khối luợng mol. Giáo viên giảng: Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của chất có cùng trị số với nguyên tử hay phân tử của chất đó. Treo bảng phụ ghi đề bài: Chất Ng. tử/ phân tử khối Khối lượng mol HNO3 Cu ZnCO3 HgSO4 O3 Mg(NO3)2 Yêu cầu hs hoạt động nhóm hoàn thành bài Giáo viên nhận xét chung sửa chữa. Hđ3 Thể tích mol chất khí là gì? Giáo viên thông báo khái niệm thể tích mol chất khí. Treo hình 3.1 yêu cầu hs nhận xét về thể tích các chất khí trên tranh. I./ Mol là gì? Học sinh thu nhận kiến thức: Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó. Số 6.1023 được gọi là số Avogađrô.Ký hiệu là N Học sinh đọc thông tin mục “Em có biết” nắm được giá trị của con số Avôgađrô. Học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập. TK: Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó. Số 6.1023 được gọi là số Avogađrô.Ký hiệu là N II./ Khối lượng Mol là gì? Học sinh thu nhận kiến thức. TK:Khối lượng mol (M)của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó. Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của chất có cùng trị số với nguyên tử hay phân tử của chất đó. Quan sát bảng hoạt động nhóm hoàn thành bảng. Đại diện nhóm trình bày. Chất Ng. tử/ phân tử khối Khối lượng mol HNO3 Cu ZnCO3 HgSO4 O3 Mg(NO3)2 63 đvC 64 đvC 125 đvC 297 đvC 48 đvC 201 đvC M HNO =363 gam MCu =64 gam MZnCO3=125 gam MHgSO4=297 gam M O3 =48 gam MMg(NO3)2=201 gam Các nhóm khác nhận xét. III./ Thể tích mol chất khí là gì? Hs thu nhận kiến thức khái niệm mol chất khí. Hs quan sát hình nhận xét các chất khí có cùng thể tích khi cùng điều kiện môi trường. TK: Một mol của bất kỳ chất khí nào trong cùng điều kiện đều chiếm những thể tích bằng nhau. Trong điếu kiện tiêu chuẩn (đktc: 00c, 1 amt) mọi chất khí đều chiếm thể tích 22,4 l. 4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ 4.1./ Số phân tử của 0,5 mol nhôm oxit là a./ 3.1023 b./ 4.1023 c./ 5.1023 d./ 6.1023 4.2./ Khối lượng của 1 mol Canxi Cacbonat là: a. 150 gam b. 98 gam c. 100 gam d. 68 gam 4.3./ Thể tích 0.15 mol khí cabondioxit là(CO2) ở điều kiện tiêu chuẩn là: a. 1,5 lit b. 0,5 lít c. 1 lít d. 3,36 lít 4.3./ Khối lượng của N phân tử đồng (I) oxít( Cu2O) là: a. 150 gam b. 144 gam c. 100 gam d. 68 gam 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….…………………………………………………………………………… Tuần : . 14 Ppct : 27 NS: 23/11. ND: Bài 19 CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, . THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT I . Mục tiêu * Kiến thức: HS hiểu được công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. Biết vận dụng các công thức trên để làm bài tập. * Kỹ năng: Phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá, giải bài tập. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hóa học 8 . 2. Phương pháp: Giảng giải, luyện tập, hoạt động nhóm. 3. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, đề bài tập. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Nêu khái niệm mol? Khối lượng mol là gì? Tính khối lượng mol của đồng oxít? 2/. Thể tích mol chất khí là gì? Thế nào là đktc? Tính thể tích mol của 0,15 mol khí hiđro (đktc)? 3. Bài mới: Trong các bài toán thường đề chỉ cung cấp cho chúng ta 1 số liệu nhất định có thể là số mol, số gam, hay thể tích chúng ta cần phải chuyển đổi giữa các đơn vị đó cho phù hợp với mục đích của từng bài. Vậy làm thế nào để chuyển đổi giữa các đại lượng đó? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Tìm hiểu cách chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất. Treo bảng phụ ghi đề bài: Tính khối lượng của 0,25 mol khí CO2. Giáo viên nhận xét thống nhất. Thông báo quy ước: Số mol: n Khối lượng: m Khối lượng mol: M Cho hs suy ra các công thức khác: Tính khối lượng mol, số mol. Giáo viện nhận xét sửa chữa đúng: Ghi ví dụ: Ví dụ 1:Tính khối lượng của 0,15 mol Đồng(II) Clorua (CuO) Ví dụ 2: Tính số mol của 16 gam Lưu huỳnh Trioxit (SO3) Ví dụ 3: 3 mol nguyên tố X có khối lượng 42 gam. Xác định tên nguyên tố X Hđ2 Tìm hiểu cách chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích mol chất khí Treo bảng phụ có ghi ví dụ: Tính thể tích của 0,25 mol khí cacbonđioxit (CO2) ở đktc. Giáo viên nhận xét tổ kết. Thông báo: Quy ước thể tích ký hiệu là V, số mol là n. Ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng tên như thế nào? Giáo viên nhận xét cho hs ghi vào vở. Treo bảng ví dụ: Ví dụ 1: Tính thể tích của các chất khí sau ở điều kiện tiêu chuẩn? a./ 0,3 mol khí hiđro b./ 0,15 mol khí oxi Ví dụ 2: Tính số mol của a./ 11,2 lít (đktc) khí Hiđro Sunfua (H2S) b./ 5,6 lít(đktc) khí Cacbonic (CO2) Ví dụ 3: Tính khối lượng của 5,6 l khí Hiđro Sunfua (H2S) (đktc) I./ Cách chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất Hs làm bài tập: 1 mol khí CO2 có khối lượng 44 gam 0,25 mol khí CO2 có khối lượng x gam ¨ x = 0,25 x 44 = 11 gam Học sinh suy ra công thức: m = M. n ( gam ) Khối lượng chất: n =( mol ) Số mol chất: M = ( gam ) Khối lượng mol: Học sinh hình thành nhóm hoạt động giải các bài tập trên Ví dụ 1: Khối lượng của 0,15 mol Đồng(II) Clorua (CuO) m = M. n =0,15 . 80 = 12 ( gam ) Ví dụ 2: Số mol của 16 gam Lưu huỳnh Trioxit (SO3) n === 0,2 ( mol ) Ví dụ 3: 3 mol nguyên tố X có khối lượng 42 gam. Xác định tên nguyên tố X M = = 14 ( gam ) Vậy X là nguyên tố Nitơ II./ Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích mol chất khí Học sinh nghiên cứu bài xung phong lên bảng giải Thể tích của 0,25 mol khí CO2 ở đktc là: 0,25 . 22,4 = 5,6 l Hs tự viết mối quan hệ giữa các đại lượng: n = V = n. 22,4 (l) ¨ Hs nghiên cứu htông tin hoạt động cá nhân giải bài tập: Ví dụ 1: a./ VH= 0,3 . 22,4 = 6,72 (l) b./ VO= 0,15 . 22,4 = 3,36 (l) Ví dụ 2: a./ n HS = = 0,5 (mol) b./ n CO = = 0,25 (mol) Ví dụ 3: - số mol của 5,6 l khí Hiđro Sunfua n = = 0,25 (mol) Khối lượng của 5,6 l khí Hiđro Sunfua m HS = n.M = 0,25. 34 = 8,5 (g) 4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ. Cho hs lên ghi lại các công thức chuyển đổi vừa học trong bài. Gv mở rộng công thức khối lượng chất khí : m = .M (g) 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới, làm bài tập 3,4,5,6 / 67 SGK 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………………………………………………………………………… Tuần : ……14……. Ppct : …28….. NS: 24/11 ND:…………… BÀI LUYỆN TẬP I . Mục tiêu * Kiến thức: Biết vận dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất để làm bài tập. Củng cố các công thức chuyển đổi. rèn luyện kỹ năng giải bài tập. * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hóa, rèn luyện kỹ năng giải bài tập. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hóa học 8 . 2. Phương pháp:Luyện tập, hoạt động nhóm. 3. Đồ dùng dạy học:Bảng phu.ï III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Viết công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất? Làm bài tập 4.b 2/. Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí(đktc). Làm bài tập 3.b 3. Bài mới: hôm trước chúng ta đã nghiên cứu về các công thức chuyển đổi giữa các đại lượng khối lượng, thể tích và lượng chất. Bài hôm nay chúng ta sẽ củng cố 1 vài dạng bài tập có liên quan đến cống thức đó: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Luyện tập công thức Treo bảng phụ ghi đề bài tập: Bài 1:Cho biết số mol của những chất sau: a./ 3 gam cacbon. b./ 6,2 gam photpho. c./ 42 gam sắt. Bài 2: Tính: a./ Số mol của 6,72 lit khí lưu huỳnh trioxit (SO3) b./ Thể tích ở đktc của 0,19 mol khí cacbon oxit. Bài 3: Tính: a./ Khối lượng của 11,2 lít khí Đinitơ penta oxit (N2O5) ở điều kiện tiêu chuẩn. b./ Thể tích của 32 gam khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn. Giáo viên nhận xét cho điểm hs. Hđ2 Xác định CTHH của hợp chất Bài 1: Hợp chất A có công thức R2O. Biết rằng 0,25 mol chất A có khối lượng là 15,5 gam xác định công thức hóa học của A. Bài 2: Khí B có công thức XO3. 5,6 lít khí B có khối lượng 20 gam. Xác định tên nguyên tố X và CTHH của B. Giáo viên nhận xét tổng kết cho điểm các nhóm có bài làm tốt I./ Luyện tập Hs nghiên cứu đề bài hoạt động cá nhân giải các bài tập. Bài 1: a./ nC == = 0,25 (mol) b./ nP == = 0,5 (mol) c./ nFe == = 0,75 (mol) Bài 2 : a./ Số mol của 6,72 lit khí lưu huỳnh trioxit (SO3) n SO = = = 0,3 (mol) b./ Thể tích ở đktc của 0,19 mol khí cacbon oxit. V = n. 22,4 = 0,19. 22,4 = 20,16 (l) Bài 3: Số mol của 11,2 lít khí Đinitơ Penta Oxit nNO = = = 0,5 (mol) Khối lượng của 11,2 lít khí Đinitơ Penta Oxit m NO = 0,5 . 108 = 54 (gam) b./ Số mol 32 gam oxi là: n O = = = 1 (mol) Thể tích khí oxi là: V = n. 22,4 = 1 . 22,4 = 22,4 (l) II./ Dạng bài tập xác định CTHH của chất khi biết khối lượng và lượng chất Hs hoạt động nhóm hoàn thành các bài tập trên bảng theo sự hưỡng dẫn của giáo viên. Các nhóm báo cáo. Các nhóm khác sửa chửa. Bài 1: Phân tử khối hợp chất A M RO == = 62 (g) Khối lượng mol nguyên tử R là: MR== 23 (g) Vậy R là nguên tố Natri (Na) Vậy CTHH của A là: Na2O Bài 2: Số mol của chất khí B là: n XO == =0,25 (mol) Phân tử khối của B là M XO == =80 (g) Khối lượng mol nguyên tử của X là: MX = 80 – 3.16 = 32 (g) Vậy X là nguyên tố Lưu huỳnh (S) Công thức hóa học của B là: SO3 4. Củng cố: hs nhắc lại các công thức chuyển đổi. 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới. 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….………………………………………………………………………………… Tuần : 15. Ppct : 29. NS: 2/12 ND:………… Bài 20 TỶ KHỐI CHẤT KHÍ I . Mục tiêu * Kiến thức: biết cách xác định tỷ khối của khí A đối vối khí B, hay tỷ khối của 1 khí đối với không khí. Giải được các bái toán hóa học có liên quan đến tỷ khối chất khí. * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hóa học 8 . 2. Phương pháp: Thuyết trình, hỏi đáp, thực hành. 3. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, tranh vẽ minh họa khối lượng khí. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Viết công thức chuyển đổi giữa khối lượng, lượng chất và khối lượng mol, làm bài tập 4.c. 2/.Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí, làm bài tập 3.b. 3. Bài mới: Trong cùng những điều kiện giống nhau thì các chất khí có cùng thể tích. Nhưng khối lượng chúng có giống nhau không? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Bằng cách nào có thể biết được chất khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? Thông báo để biết được chất khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ta dựa vào 1 đại lượng là tỷ khối chất khí Giáo viên viết công thức tỷ khối khí A với khí B và thuyết minh cho công thức . (?) Có thể kết luận như thế nào về khối lượng của hai khí khi : dA/B > 1, dA/B < 1 dA/B = 1? Gv nhận xét treo bảng phụ bảng phụ ghi ví dụ: Ví dụ 1: Khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí các khí sau bao nhiêu lần: a./ Khí nitơ. b./ Khí Lưu huỳnh tri oxít (SO3) Ví dụ 2: Khí B là đơn chất có công thức A3 . tỷø khối của B so với khí nitơ oxit (NO) là 1,6. Xác định tên và viết ký hiệu hóa học khí B. Giáo viên nhận xét cho điểm các nhóm. Hđ2 Bằng cách nào có thể biết được chất khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ? Cho biết khối lượng mol trung bình của không khí là 29 gam vậy có thể so sánh khối lượng của các khí khác với không khí không? so sánh như thế nào? Giáo viên nhận xét chốt lại công thức Treo bảng phụ ghi ví dụ yêu cầu hs hoạt động nhóm giải bài tập ví dụ. Ví dụ: Khí sau nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? a./ Khí lưu huỳnh đi oxit (SO3) b./ Khí Cacbonđioxit (CO2) Có thể dùng các khí trên bơm vào bóng bay được không? I./ Bằng cách nào có thể biết được chất khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? Hs thu nhận kiến thức. Tự ghi công thức và phần thuyết minh. dA/B= dA/B:Tỷ khối của khí A với khí B. MA: Khối lượng mol khí A. MB: Khối lượng mol khí B. Hs nghiên cứu phát biểu: dA/B > 1: Khí A nặng hơn khí B dA/B < 1: Khí A nhẹ hơn khí B dA/B = 1: Khí A có khối lượng bằng khí B Hs nghiên cứu theo nhóm 4 người hoàn thành bài tập: Ví dụ 1: a./ Ta có d== 1,14 Vậy khí oxi nặng hơn khí nitơ 1,14 lần. b./ Ta có d== = 0,4 vậy khí oxi nhẹ hơn khí lưu huỳnh tri oxit 0,4 lần. Ví dụ 2:từ công thức tỷ khối = M= d. M= 1,6.( 14 +16 ) = 48 (gam) Nguyên tử khối của A là: 48:3 = 16 Vậy A là Oxi. B là khí Ozôn, CTHH: O3. II./ Bằng cách nào có thể biết được chất khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ? Hs suy nghĩ kết luận có thể so sánh khối lượng của các khí khác vối không khí theo công thức: dA/KK= Hs tự ghi và thuyết minh cho công thức d= dA/B:Tỷ khối của khí A với không khí MA: Khối lượng mol khí A. Hình thành nhóm giải baì tập trên bảng phụ. a./ Từ công thức d=== 2,2 Vậy khí Lưu huỳnh đi oxit nặng hơn không khí 2,2 lần b./ Từ công thức d=== 1,5 Vậy khí Cacbonđioxit nặng hơn không khí 1,5 lần Không thể dùng các khí trên để bơm vào bóng bay . 4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ. Nhắc lại các công thức tính tỷ khối. Giáo viên nhắc cho hs phân biệt kí hiệu khối lượng riêng và ký hiệu tỷ khối. 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới, làm bài tập: 1,2,3sgk 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… Tuần : ……15……. Ppct : ……30….. NS: 2/12.. ND:…………… Bài 21 TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC I . Mục tiêu * Kiến thức: Từ công thức hóa học và kiết thức về thành phần phần trăm hs xác định được thành phần trăm các nguyên tố trong hợp chất. Biết cách tính khối lượng của từng nguyê tố trong 1 lượng chất của hợp chất * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá, tính toán. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hóa học 8 . 2. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, thực hành nhóm. 3. Đồ dùng dạy học:Bảng phụ. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Viết công thức tính tỷ khối của khí A với khí B. Làm bài tập 2.a. 2/.Viết công thức tính tỷ khối của khí A với không khí. Làm bài tập 2.b. 3. Bài mới: Trong hợp chất mỗi nguyên tố chiếm 1 tỷ lệ khối lượng nhất định. Từ tỷ lệ này chúng ta có thể biết khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Xác định thành phần phần trăm nguyên tố trong hợp chất. Treo bảng phụ ghi ví dụ: Ví dụ 1: Xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong CTHH của hợp chất Natri Nitrat (NaNO3) Giáo viên hướng dẫn hs làm ví dụ 1. + Tính khối lượng mol của hợp chất NaNO3 + Tính mỗi nguyên tố trong hợp chất. + Tính khối lượng mol của từng nguyên tố. Từ đó tính thành phần phần trăm từng nguyênm tố. Ví dụ 2: Tính thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử Đikali-pemanganat (K2MnO4) Hđ2 Luyện tập 1./ Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong 200 gam đá vôi (CaCO3) 2./ Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong 20,4 gam Nhôm oxit (Al2O3) I./ Biết CTHH của hợp chất hãy xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất. Nghiên cứu đề bài trên bảng phụ theo dõi sự hường dẫn của giáo viên làm bài tập. Hs tính toán theo từng bước hướng dẫn của giáo viên. + Khối lượng mol của hợp chất NaNO3 M NaNO = 23 + 14 + 16.3 = 85 (gam) + Số mol nguyên tử: NaNO3 có : 1 mol nguyên tử Na, 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử O. + Thành phần phần trăm từng nguyên tố: % Na ==27 % % N ==16,5 % %O = 100% -(%N+%Na) =56,5(g) Ví dụ 2: + Khối lượng mol của hợp chất K2MnO4 M KMnO = 39.2 + 55 + 16.4 = 197 (gam) + Số mol nguyên tử: K2MnO4 có : - 2 mol nguyên tử Kali - 1 mol nguyên tử Mangan - 4 mol nguyên tử Oxi + Thành phần phần trăm từng nguyên tố: %K = = 39,6 % %Mn = = 28% %O =100 – (%K +%Mn) = 32,4 % II./ Luyện tập Hs hoạt động nhóm hòan thành bài tập trên bảng. Các nhóm báo cáo kết quả: Thành phần phần trăm từng nguyên tố: %Ca = = 40 % %C = = 12% %O = 100 - (%C + %Ca) = 48% Khối lượng ng nguyên tố trong 200 gam đá vôi: mCa = = 80 (g) mC = = 24 (g) mO = 200 - (m Ca + mC) = 96 (g) 2./ Tương tự ta có: Thành phần phần trăm từng nguyên tố: %Al = = 52,9 %O = 100 - %Al = 47,1% Khối lượng nguyên tố trong 200 gam đá vôi: MAl = = 25,9 (g) mO = 204 - mAl = 74,1 (g) 4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ 4./ Thành phần % của Lưu huỳnh trong cơng thức SO3 là: a. 20% b. 30% c. 50% d. 60% 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới, làm bài tập: 1, 3. 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… Tuần : ……16……. Ppct : …31.. NS:..2/12.. ND:..…………… Bài 21 TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC (tt) I . Mục tiêu * Kiến thức: Từ thành phần khối lượng các nguyên tố biết xác định CTHH của hợp chất.củng cố các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, lượng chất, thể tích chất khí. * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hóa học 8. 2. Phương pháp: Luyện tập tính toán, hoạt động nhóm. 3. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 1./ Nêu các bước tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất? 2./ Làm bài tập 1.(a, b, c.) 3. Bài mới: Từ công thức hóa học ta có thể tính được thành phần phần trăm của các nguyên tố tạo nên chất. Vậy nếu có thành phần các nguyên tố ta có thể lập được CTHH của chất hay không? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Xác định CTHH của hợp chấtkhi biết thành phần % của hợp chất. Cho hs đọc nội dung ví dụ sgk. Treo bảng phụ ghi các câu hỏi: (?) Hợp chất này có mấy nguyên tố? (?) Hãy tính khối lượng từng nguyên tố có trong hợp chất trên? (?) Tính số mol nguyên tử từng nguyên tố đó? Từ số nguyên cố giáo viên hường dẫn hs viết CTHH của hợp chất. (?) Từ thành phần % các nguyên tố có thể xây dựng được CTHH qua mấy bước? Đó là những bước nào? Gv nhận xét tổng kết. Hđ2 Bài tập luyện tập Cho hs nghiên cứu ví dụ hoạt động nhóm hoàn thành các bài tâp sau? Bài 1: Hợp chất Lưu huỳnh trioxit có phân tử khối là 80 gam tạo bởi 60% khối lượng Oxi và 60% khối lượng Lưu huỳnh. Xác định CTHH của chất đó. Bài 2: 0,25 mol Axit Nitric có khối lượng 15,75 gam. Phân tử Axit Nitric tạo bởi 3 nguyên tố có thành phần về khối lượng lần lượt: Hiđro: 1,6%, Nitơ: 22,2% và O: 76,2%. Xác định CTHH của Axit Nitric. Giáo viên nhận xét tổng kết cho điểm nhóm làm tốt I./ Biết thành phần các nguyên tố, hãy xác định CTHH của hợp chất. Hs đọc nội dung đề ví dụ. Hs hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi: Hợp chất có 3 nguyên tố: Cu, S và O Khối lượng các nguyên tố: mCu = = 64 (g) mS = = 32 (g) mO = 160 – (64 + 32) = 64 (g) Số mol nguyên tử từng nguyên tố: nCu= = =1(mol) nS = = =1(mol) nO = = =4(mol) Theo dõi hướng dẫn tìm ra được CTHH của chất là: CuSO4 II./ Bài tập luyện tập Hs hình thành nhóm hoạt động nhóm hoàn thành các bài tập dưới sự hướng dẫn của gv. Bài 1: Khối lượng các nguyên tố: mS = = 32 (g) mO = 80 – 32 = 48 (g) Số mol nguyên tử từng nguyên tố: nS= = =1(mol) nS = = =3(mol) Vậy CTHH của Lưu huỳnh trioxit: SO3 Bài 2: Khối lượng mol của Axit Nitric: M = = 63 ( gam ) Khối lượng các nguyên tố: MH = = 1(g) MN = 14 (g) MO = 63 – (1+14) 48(g) Số mol nguyên tử từng nguyên tố: nH= = =1(mol) nN = = =3(mol) nO = = =3(mol) Vậy CTHH của Lưu huỳnh trioxit: HNO3 4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ 4.1./ Trong công thức Lưu huỳnh Đioxit SO2 Oxi chiếm a./ 50 % b./ 60% c./ 70% d./ 80 % 4.2./ Thành phần % Cacbon trong công thức CO2 a./ 27,27% b.30% c. 35% d.45% 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới làm bài tập cuối bài: 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… ……………………………………………………………………………………………………… Tuần : …16. Ppct : …32…….. NS:..5/12. ND:..…………… Bài 22 TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC I. Mục tiêu * Kiến thức:Từ PTHH và các dữ liệu bài cho hs xác định được khối lượng, thể tích khí hoặc lượng chất của các chất tham gia và sản phẩm. * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá, rèn kỹ năng lập PTHH, tính toán theo công thức chuyển đổi. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hóa học 8 . 2. Phương pháp: Hoạt động nhóm, giảng giải, luyện tập. 3. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/. Nêu các bước lập CTHH khi biết thành phần % các nguyên tố cấu tạo nên hợp chất? 2/.Viết các công thức chuyển đổi giữa các đại lượng khối lượng, thể tích khí hoặc lượng chất? 3. Bài mới: Trong mỗi PTHH các chất tham gia cũng như các chất sản phẩm đều có nhữn

File đính kèm:

  • docChương III- Mol và Tính toán hoá học.doc