Bài giảng Luyện tập chương II môn: hóa học 9

Câu 1: Cách sắp xếp nào dưới đây biểu diễn độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần :

a. K , Mg , Al , Cu , Fe

b. K , Mg , Al , Fe , Cu

c. K , Al , Mg , Fe , Cu

Câu 2: Năm kim loại nào dưới đây có thể tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành đồng kim loại :

a. Mg , Al , K , Fe , Zn

b. Pb , Fe , Na , Mg , Al

c. Zn , Fe , Cu , Ag , Al

d. Pb , Fe , Mg , Al , Zn

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luyện tập chương II môn: hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP CHƯƠNG II MÔN: HÓA HỌC 9 A.TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào câu có đáp án đúng Câu 1: Cách sắp xếp nào dưới đây biểu diễn độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần : K , Mg , Al , Cu , Fe K , Mg , Al , Fe , Cu K , Al , Mg , Fe , Cu Câu 2: Năm kim loại nào dưới đây có thể tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành đồng kim loại : Mg , Al , K , Fe , Zn Pb , Fe , Na , Mg , Al Zn , Fe , Cu , Ag , Al Pb , Fe , Mg , Al , Zn Câu 3: Có thể kết luận nhôm hoạt động mạnh hơn sắt vì dữ kiện sau : Nhôm phản ứng được với cả dung dịch kiềm , còn sắt thì không Sắt dễ bị ăn mòn kim loại hơn nhôm nên vật dụng bằng nhôm bền hơn Sắt bị nhôm đẩy ra khỏi dung dịch muối So với kim loại sắt ,nhôm là kim loại nhẹ hơn và dẫn điện tốt hơn Câu 4: Cho các kim loại Fe , Mg , Cu , Al lần lựot tác dụng với cả 4 dung dịch muối AgNO3 , Zn(NO3)2 , Cu(NO3)2 , MgCl2 . Kim loại tác dụng được với cả 4 dung dịch muối trên là : Fe Mg Al Tất cả đều sai Câu 5: Có một mẫu đồng bị lẫn tạp chất là kẽm và sắt kim loại . Ta có thể làm sạch mẫu đồng này bằng cách : Ngâm mẫu đồng trên vào dung dịch HCl dư Ngâm mẫu đồng trên vào dung dịch H2SO4 loãng Ngâm mẫu đồng trên vào dung dịch CuSO4 dư Tất cả a , b , c đều đúng Câu 6: Chỉ dùng nước có thể phân biệt được ba gói bột chất rắn mất nhãn nào dưới đây : Al2O3 , Fe2O3 , CuO Al , Fe2O3 , CuO Al , K2O , CuO Na2O , CuO , Fe2O3 Câu 7: Cho 2,3 gam Na tan hoàn toàn trong 97,8 gam nước được dung dịch A . Nồng độ % chất tan trong dung dịch A là: 2,298% 4% 4,596% Một kết quả khác Câu 8: Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được cặp kim loại nào dưới đây : Fe , Cu Mg , Fe Fe , Ag Al , Fe Câu 9: Hàm lượng sắt trong quặng nào dưới đây là cao nhất : Pirit FeS2 Hematit Fe2O3 Manhehit Fe3O4 Xiđerit FeCO3 Câu 10: Dung dịch muối Al(NO3)3 có lẫn tạp chất là Cu(NO3)2 . Hỏi có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm này ? Giải thích sự lựa chọn NaOH H2SO4 Zn Al B.TỰ LUẬN: Bài 1: Ngâm một lá sắt có khối lượng 75 gam vào 250 ml dung dịch CuSO4 . Sau một thời gian phản ứng , người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch ,rửa nhẹ , làm khô , thấy khối lượng lá sắt tăng 6% so với ban đầu .Hãy tính : Nồng độ mol muối sắt trong dung dịch sau phản ứng Khối lượng đồng tạo thành Bài 2: Cho 21,6 gam hỗn hợp A gồm 3 kim loại Zn , Fe , Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư . Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí ở đktc và chỉ còn lại 3 gam chất rắn không tan . Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 13,5 gam kim loại R có hóa trị III bằng dung dịch HCl dư thu được khí X . Dẫn toàn bộ khí X sinh ra đi qua bột CuO vừa đủ , nung nóng , thì thu đựoc 48 gam chất rắn Tính thể tích khí X thu được ở đktc và xác định kim loại R

File đính kèm:

  • docLUYEN TAP CHUONG KIM LOAI.doc
Giáo án liên quan