-Kiến thức: -Hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoà.
-Hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và sự nghiền nhỏ chất rắn.
-Kĩ năng: Biết cách pha chế một dd chưa bão hoà và dd bão hoà.
-Thái độ : Rèn tính cẩn thận, ý thức tập thể trong việc thu thập thong tin của nhóm.
21 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương 4: dung dịch bài 40: dung dịch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tuần 30 - Ngày soạn :
- Tiết 60 - Ngày dạy :
CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH
Bài 40: DUNG DỊCH
A. MỤC TIÊU
-Kiến thức: -Hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoà.
-Hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và sự nghiền nhỏ chất rắn.
-Kĩ năng: Biết cách pha chế một dd chưa bão hoà và dd bão hoà.
-Thái độ : Rèn tính cẩn thận, ý thức tập thể trong việc thu thập thong tin của nhóm.
B. CHUẨN BỊ
-Mỗi nhóm:
Hoá cụ : 4 cốc thuỷ tinh 100ml , đũa khuấy, bình nước, thìa khuấy hoá chất rắn, ống hút lấy hoá chất lỏng, cốc nhựa.
Hoá chất: muối ăn, dầu thực vật, xăng.
-Giáo viên:
Hoá cụ : cối, chày sứ, đế đun, lưới, đèn cồn, 4 cốc thuỷ tinh 100ml, bình nước.
Hoá chất: 2 gói muối ăn có khối lượng bằng nhau, 1gói muối ăn và 1 gói muối hột có khối lượng bằng nhau.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
I. Dung môi- chất tan – dung dịch
-Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dd
-Chất là chất bị hoà tan trong dung môi .
-Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
II. Dung dịch chưa bão hoà – Dung dịch bão hoà
-Dung dịch chưa bão hoà là dd có thể hoà tan thêm chất tan.
-Dung dịch bão hoà là dd không thể hoà tan thêm chất tan.
III.Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn ?
Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp:
+Khuấy dung dịch.
+ Đun nóng dung dịch.
+ Nghiền nhỏ chất rắn.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Đặt vấn đề:Trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hằng ngày, các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối trong nước, ta có dd đường, dd muối, Vậy dung dịch là gì? Các em hãy tìm hiểu?
Hoạt động 2: Dung môi, chất tan, dung dịch
-Gv hướng dẫn Hs làm thí nghiệm 1(sgk).
-gv yêu cầu Hs của 1nhóm phát biểu, sau đó 1Hs của nhóm khác đọc phần nhận xét trong sgk.
-Gv : Đường tan trong nước hay ngưòi ta còn nói đường là chất bị hoà tan trong nước, đường là chất tan.
-Gv: Chất tan có bắt buộc là chất rắn không? Hãy cho thí dụ chất tan là chất lỏng, chât khí?
-Gv: Trong các thí dụ trên, nước có khả năng hoà tan các chất đường, cồn 900, khí oxi. Nước là dung môi của rất nhiều chất nhưng có là dung môi của tất cả các chất?
Gv:Hưóng dẫn làm thí nghiệm 2(sgk)
Gv: Yêu cầu Hs của nhóm nêu nhận xét về thí nghiệm 2
1 Hs nhóm khác đọc phần nhận xét trong sgk
3 Hskhác lần lượt đọc phần kết luận về dung môi, chấttan, dd (sgk) trong lúc Hs cả lớp ghi vào vở phần này.
Hoạt động 3: dung dịch chưa bão hoà. Dung dịch bão hoà
Sau khi nêu nhận xét.
Gv: Ta có dd chưa bão hoà.
Gv: Ta có dd bão hoà. Thế nào là dd chưa bão hoà ? dd bão hoà ?
Gv lưu ý khi tìm hiểu về dd chưa bão hoà, dd bão hoà cần lưu ý ở nhiệt độ nhất định.
Hoạt động 4:
GV: thực tế muốn quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn, ta thực hiện các biện pháp nào?
GV: Để chứng minh cho các biện pháp các em vừa nêu, chúng ta làm thí nghiệm.
GV: lần lượt làm thí nghiệm chứng minh biện pháp đun nóng, nghiền chất rắn.
GV: 1 Hs nhóm đọc Sgk phần III, yêu cầu Hs gạch dưới những phần cần chú ý.
Hoạt động 5: Vận dụng và ghi nhớ
Gv: 1 Hs đọc nội dung và làm bài tập 3 Sgk.
Gv: 1 Hs đọc nội dung bài 4.
1 Hs đọc nội dung bài 5( khi làm xong bài tập 4 rồi mới đọc nội dung bài tập 5).
1 Hs đọc nội dung bài tập 6.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
-Làm bài tập 3,4,5,6 vào vở.
- Đọc trước nội dung bài “Độ tan của một chất trong nước”.
-Học bài phần kết luận trong Sgk.
-Hs làm thí nghiệm theo nhóm. Dùng một cố thuỷ tinh cho nước vào khoảng 2ml.
Cho 1 thìa nhỏ muối ăn vào cốc nước, khuấy nhẹ. Quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra.
-Hs nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi à cho ví dụ:
+cồn 900 tan trong nước.
+Khí oxi tan trong nước.
-Hs làm theo nhóm. Dùng 2 cốc thuỷ tinh, một cốc cho nước vào khoảng 2ml, một cốc cho dầu ăn. Cho một thìa nhỏ muối ăn váo 2cốc, khuấy nhẹ.Quan sát, nhận xét, so sánh hiện tượng xảy ra?
-Hs nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của Gv.
-Dùng lại cốc đựng dd nước đường trong thí nghiệm 1, cho dần dần và liên tục đương vào, khuấy nhẹ, nhận xét.
-Hs nêu dd này vẫn hoà tan thêm đường
-Hs tiếp tục cho thêm đường khuấy nhẹ cho đến khi đường không tan thêm nữa.
-Hs nêu nhận xét:dd này không thể hoà tan thêm muối.
-Hs đọc phần kết luận trong sgk, trong lúc Hs cả lớp ghi váo vở phần này.
- Hs nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời
-Hs nhóm làm thí nghiệm ( chứng minh biện pháp khuấy nhẹ).
Dùng 2 cốc thủy tinh chứa cùng một thể tích nước (khoảng 2ml), cho 1 thìa muối vào mỗi cốc: 1 cốc khuấy, 1 cốc không khuấy. Quan sát lượng muối còn lại trong mỗi cốc à nêu nhận xét?
-Hs cả lớp quan xát và nêu nhận xét khi Gv làm xong một thí nghiệm.
-Hs hoạt động cá nhân và trả lời.
- Cả hai bài tập 4,5, Hs hoạt đọng theo nhóm và cử đại diện trả lời.
Hs hoạt động cá nhân bài 6.
D. RÚT KINH NGHIỆM
- Tuần 31 - Ngày soạn :
- Tiết 61 - Ngày dạy :
Bài 41
ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
A. MỤC TIÊU
-Kiến thức: -Bằng thực nghiệm, các em có thể nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước.
-Hiểu được độ tan của một trong nước là gì ?
-Biết những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước.
-Kĩ năng: Biết cách thực hiện thí nghiệm tìm hiểu chất tan và chất không tan trong nước.
-Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức tập thể trong việc thu nhập thông tin của nhóm.
B. CHUẨN BỊ
-Giáo viên: hình 6.5 trang 140 Sgk: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn. Hình 6.6 trang 141 Sgk: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí.
-Mỗi nhóm:
+Hóa cụ: bình nước, 4 ống nghiệm, giá ống nghiệm, phễu lọc, 2 tờ giấy lọc, 2 tấm kính, đèn cồn, diêm, kẹp gắp, ống nhỏ giọt, thìa lấy hóa chất rắn.
+ Hóa chất: canxi cacbonat, natri clorua.
C.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:
Gv: Lần lượt sữ dụng bảng viết sẵn câu hỏi 1, câu hỏi 2.
1. Kiểm tra:Yêu cầu 1 Hs đọc câu hỏi 1: Em hãy dẫn ra những thí dụ để minh họa, từ đó hãy cho biết thế nào là dung dịch? Dung dịch chưa bão hòa? Dung dịch bão hòa?
Gv cho điểm
Câu hỏi 2(Phần b, bài tập 4 trang 138 Sgk)
Gv cho điểm.
2.Tổ chức tình huống học tập
Gv sử dụng câu hỏi 2, đặt vấn đề: các em đã biết ở một nhiệt độ nhất định, các chất khác nhau có thể bị hòa tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hòa tan nhiều ít khác nhau. Để có thể xác định được lượng chất tan này, chúng ta hãy tìm hiểu độ tan của chất.
Hoạt động 2:
Gv: hướng dẫn Hs làm thí nghiệm 1 (Sgk).
Gv: Hãy nêu nhận xét về tính tan của canxi
cacbonat trong nước?
Gv: Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm 2 (sgk)
à nêu nhận xét về tính tan của natri clorua trong nước?
Gv: Qua 2 thí nghiệm, ta kết luận được điều gì?
Gv: Ta vừa làm thí nghiệm và biết muối NaCl tan trong nước, muối CaCO3 lại không tan, còn các muối khác có tính tan trong nước thế nào?
Gv:Để tìm hiểu tính tan của các nước trong muối, ta xem Bảng tính tan trong nước của các axit, bazơ, muối trang 156 Sgk.
Gv: Hướng dẫn Hs cách sử dụng bảng tính tan.
-Hãy nêu nhận xét về tính tan trong nước của muối nitrat?
-Trong các muối sunfat, clorua, có muối nào không tan?
-Cho thí dụ về hợp chất bazơ tan và không tan trong nước?
Gv yêu cầu Hs đọc tính tan của các hợp chất trong nước ( trang 140 Sgk )
Hoạt động 3:
Gv: Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối dung môi ở một nhiệt độ nào đó, người ta dùng độ tan.
-Yêu cầu 3 Hs đọc định nghĩa độ tan trong Sgk.
-Gv: Khi nói về độ tan của một chất nào đó trong nước cần mấy yếu tố?Sau khi Hs trả lời, Gv viết lên bảng: Độ tan là số gam chất tan
+tan vào 100g nước
+tạo dung dịch bão hòa
+ở to xác định.
Gv: Hiểu thế nào khi nói ở 20oC độ tan của muối ăn trong nước là 36g
Gv:Khi nói về độ tan của một chất nào đó trong nước à cần phải kèm theo điều kiện nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến độ tan của 1 chất trong nước?
Gvtheo bảng vẽ hình 6.5. Nhìn vào độ tan của muối NaCl, Na2SO4, KNO3 trong nước ở 25oC và 100oC thế nào?
GV:Nhận xét gì về độ tan của chất rắn khi tăng nhiệt độ?
Gv: Treo bảng vẽ hình 6.6 Sgk. Hãy nhận xét độ tan của chất khí khi tăng nhiệt độ.
Gv bổ sung: Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất khí trong nước ngoài nhiệt độ còn có áp suất.
Hoạt động 4: Vận dụng và ghi nhớ
Gv: Yêu cầu Hs lần lượt đọc nội dung bài tập 1,2,3 trang 142 Sgk.
Bài tập 5 à Yêu cầu Hs lên bảng giải bài tập này trên bảng.
Gv: Yêu cầu Hsđọc lại phần ghi nhớ trong Sgk.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
-Học bài phần ghi nhớ
-Làm bài tập vào vở.
-Đọc trước nội dung bài nồng độ dung dịch.
-Hs 1 trả lời câu hỏi 1.
-Hs cả lớp chú ý nghe bạn trình bày, nêu nhận xét.
-Hs 2 trả lời câu hỏi 2
-Hs cả lớp chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.
-Hs nhóm thực hiện thí nghiệm 1. Quan sát hiện
tượng xảy ra và trả lời câu hỏi.
-Hs nhóm thực thí nghiệm 2
-Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi.
-Hs nhóm trả lời và đọc Sgk : ta nhận thấy …(trang 139 Sgk)
-Hs nhóm thảo luận và phát biểu.
-Hs trao đổi và trả lời.
-Hs nhóm trao đổi và nêu tên các muối.
--Hs trao đổi và trả lời.
-Hs ghi định nghĩa vào vở
-Hs trao đổi và trả lời.
-Hs trao đổi và trả lời.
mmuối=36g
mnước=100g
mddbh=136g
-Tuần 31 Ngày soạn../../../..
-Tiết 62 Ngày dạy…/../..
BÀI 42: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (tiết 1)
A Mục tiêu:
-Kiến thức:Biết ý nghĩa của nồng độ phần trăm và nồng độ mol và nhớ đươc các công thức tính nồng độ.
-Kỹ năng:Biết vận dụng công thức để tính các loại nồng độ của dunh dịch,những đạilượng liên quan đến dung dịch như khối lượng chất tan.khối lượng dung dịch .lượng chất tan.thể tích dung dịch.thể tích dung môi.
-Thái độ :Rèn tính cẩn thận , ý thức làm việc tập thể.
B.Chuẩn bị
-Phiếu học tập có nội dung đề bài tập sẽ giải trong tiết học
C. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Nội dung ghi bài
Giáo viên
Học sinh
I -Nồng độ phần trăm
của dung dịch.
C% =x100
1.Tìm C% (biết mct và mdd )
2.Tìm mct(biết C% và mdd)
-Hoạt động 1:
-Kiểm tra:HS1 làm bài tập 5 SGK
HS2: Dựavào đồ thị về độ tan của chất
Răn trong nước .hãy cho biết độ tan
của muối Na2SO4, NaNO3 ở nhiệt độ
10 độ và 60 độ
- Tổ chức tình huống học tập:
GV:Bằng cách nào để biểu thị chất tan
Có trong dung dịch
GV:Viết đề bài lên bảng
-Hoạt động 2:
-GV yêu cầu 3 học sinh đoc SGK về định nghỉa nồng độ phần trăm.
-GV:Giới thiệu công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch
-GV:Từ công thức các em hãy vận dụng để giải các dạng bài tập .
Bài tập 1:Hoà tan 5g NaNO3 vào 45g nước.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được
-GV:Ghi phần tóm tắt đề bái lên bảng
Baì tập 2:Bài 5 trang 146SGK
Bái tập 3:Một dung dịch BaCl2 có trong 200g dung dịch
-GV:Từ kết quả bài tập vừa làm ,yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK(bài tập 4)
Bài tập 5:Hoà tan0,5g muối ăn vào nước được dung dịch muối ăn có nồng độ 2,5%.Hãy tính.
a)Khối lượng dung dịch muối pha chế được.
b)Khối lượng nuớc cần dùng cho sự pha chề .
Hoạt động 3:Vận dung để giải bài tập 7 trang 146 SGK.
-GV:Gợi ý đề HS nhớlại kiến thức về tan .
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà :
-Học bài phần ghi nhớ C%
-Làm bài tập trong phiếu học tập vào vỡ.
-Đọc trước nội dung phần II nồng độ mol
HS1:Làm bài tập 5
HS2:Trà lời lý thuyết
HS:Thực hiện:
HSđọc kại công htức và
Nêu ý nghĩa các đại lượng trong công thức.
HS hoạt động nhóm
-1 HS lên bảng làm
-3 nhóm HS lên làm
-HS hoạt động nhóm tìm ra kết quả
HS thảo luận nhóm
-Một HS lên bảng giải
-Các nhóm khác nhận xét
HS tóm tắt đề lên bảng
HS nhóm thảo luận và ghi kết quả
D/RÚT KINH NGHIỆM :
-Tuần 32 Ngày soạn../../../..
-Tiết 63 Ngày dạy…/../..
BÀI 42: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (tiết 2)
A Mục tiêu:
Như tiết 1
B.Chuẩn bị
C. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Nội dung ghi bài
Giáo viên
Học sinh
II -Nồng độ mol của dung dịch (CM)
của dung dịch.
CM =
1.Tính CM (biết n hay mct và Vdd)
2.Tính số mol (hoặc mct) khi biết CM và Vdd
3.Tim2 Vdd (khi biết nct và CM của dung dịch)
4.Tìm công thức CM của hỗn hợp hai dung dịch.
CM =
-Hoạt động 1:
-Kiểm tra:Nồng độ phần trăm cho biết
gì ?.Vận dụng dể tính số gam muối ăn và số gam nước cần phải lấy để pha chế thành 120g dung dịch có nồng độ 5%.
-Hoạt động 2:
-GV yêu cầu 3 học sinh cùa 3 nhóm khác nhau đoc SGK về định nghỉa nồng độ mol.
-GV:Trên nhãn các lọ hoá chất có ghi dd HCl 2M.dd NaOH 0,5M .Dựa vào khái niệm về CM ,hãy nêu ý nghĩa con số này ?
-GV:2 mol HCl có khối lượng là bao nhiêu ?dùng công thức nào để tính ?
-GV:Từ công thức các em hãy vận dụng để giải các dạng bài tập (tyrong phiếu học tập).
Bài tập 1:Câu c,bài 3.trang 146SGK.
4 lít dung dịch có hoà tan 400g CuSO4 .Tính nồng độ mol/lít của dung dịch cho Cu=64,S = 32,O = 16.
Baì tập 2:Bài 2 trang 145 SGK
Bái tập 3:Bài 4 trang 146 SGK câu c.Hãy tính số mol và gam chất tan trong 250ml dd CaCl2 0,1M.
tập 4)
Bài tập 4:Tìm thể tích dung dịch HCl 2M để trong đó có hoà tan 0,5 mol HCl.
-GV:chúng ta vừa làm quen với các dạng bài tập vận dụng công thức tính CM.Bây giờ ta tìm hiểu loại bài tập tìm nồng độ mol/lit của 2 dung dịch.
-GV:Gợi ý đề HS nhớlại kiến thức về tan .
-Bài tập 5:Trộn 2 lít dung dịch đường 2M với 1 lít dung dịch đường 0,5 M .Tính nồng độ mol/lít của dung dịch đường sau sau phản ứng
-GV:các bước giải bài tập này là :
b1:Tìm n1 và n2 chất tan có trong mỗi dd.
B2:Tìm tổng thể tích 2 dd.
B3:Tìm nồng độ mol/lít từng chất tan trong dung dịch.
Hoạt động 3:Hướng dẫn về nhà :
-Học bài phần ghi nhớ CM.Làm bài tập :Bài 3( b,d),bài 4 (b,d),bài 6 trang 146.đọc trước bài pha chế dung dịch.
-HS hoạt động nhóm.
-Yêu cầu HS khác nêu kết quả.
-HS đọc:Nồng độ mol…1 lít dung dịch.
-HS thảo luận và trả lời :dd HCl 2M cho biết 1 lít dd axít clohiđric có tan hai mol HCl
-HS trả lời (với dd NaOH 0,5M cũng có cách trả lời như trên.)
-HS đọc công thức và nêu ý nghĩa các đại lượng trong công thức CM.
-HS nhóm làm bài và ghi kết quả lên bảng con.
-1 HS lên bảng làm:Vdd =4 lít.mct=400g.Tìm CM
-HS nhóm thực hiện,ghi kết quả lên bảng con .sau đó 1 HS giải thích cách chọn câu đúng,a
-HS nhóm thực hiện,ghi kết quả lên bảng.
-1 HS lên bảng làm:Vdd =250ml,CM =0,1M,tính .mCaCl2
-Hs thực hiện ghi kết quả .N =0.5 mol.CM = 2M .tìm Vdd
-HS đọc đề bài tập trong phiếu bài tập,Tóm tắt đề.
-HS nhóm thảo luận và phát biểu.
-HS nhóm giải bài tập cho kết quả.lên bảng.
-Tuần 32 Ngày soạn../../../..
-Tiết 64 Ngày dạy…/../..
BÀI 43: PHA CHẾ DUNH DỊCH (Tiết 1)
A Mục tiêu:
-Kiến thức:Biết thực hiện tính toán các đại lượng lien quan đến dung dịch như số mol,chất tan,khối lượng chất tan,khối lượng dung dịch ,dung môi,thể tích dung môi.Từ đó biết pha chế một khối lượng hay một thể tích dung dịch với nồng độ theo yêu cầu.
- Kỹ năng:Biết pha chế một dung dịch theo yêu cầu ,số liệu đã tính toán .
-Biết các thao tác sử dung ống đo cân..
-Biết pha chế một dung dịch cụ thể theo yêu cầu.
-Thái độ: Rèn tính cẩn thận trong các thao tác (cách lấy ,pha chế , đổ hoá chất ..). Ý thức làm việc tập thể.
B.Chuẩn bị
-Mỗi nhóm cân kĩ thuật ,cốc 250 ml,bình nước, ống đông , đủa thuỷ tinh ,thìa lấy hoá chất.
-Hoá chất :CuSO4 (khan ),nước cất.
C. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Nội dung ghi bài
Giáo viên
Học sinh
-Cách pha chế một
dung dịch theo nồng độ cho trước
1Pha chế 50g dd CuSO4có nồng độ 10%
a,Tính toán được kết quả .mCuSO4 = 5g;mH2O =45g.
b,Cách pha chế 5g CuSO4 khan vào cốc,cho 45ml nước vào dung đũa thuỷ tinh khuấy đều.
2.Pha chế 50ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1M
a,Tính toán mCuSO4= 8g
b,Cách pha chế cho 8g CuSO4 khan vào ống đong đổ từ từ nước cất vào,khuấy đều đến vạch 50ml
Hoạt động 1:
Kiểm tra
1/thế nào là nồng độ phần trăm của dung dịch ?viết công thức tính và nêu ý
nghiã các đại lượng trong công thức
2/Câu hỏi như trên với nồng độ mol
Tổ chức tình huống học tập
Hoạt đông2:
Từ nội dungf bài tập 1a giáo viên nêu
Các yêu cầu để nhóm HS thực hiện
Trong các bài tập em đã biết
những đại lượng nào ?cần tìm
những đại lượng nào để pha chế
dung dịch ?Hãy viết công thức tính
khối lượng CuSO4 từ công thức tính
C%
Tính khối lượng nước dựa vào công thức nào ?
-GV :Yêu cầu học sinh hoạt động
nhóm
-Gọi một học sinh nhóm lên bảng
tính toán và ghi kết quả
Hoạt động 3(cách pha chế )
GV:Hướng dẫn cách sử dụng cân kỹ
thuật
-Yêu cầu học sinh cân 5gCuSO4 khan
-Hướng dẫn cách dùng ống đong
-Yêu cầu hs đong 45ml nước cất
-Hướng dẫn đổ nước cất dần dần vào cốc, khuấy nhẹ
GV:Hãy nêu các công việc cần thực hiện để pha chế 50g dd CuSO4 có nồng độ 10%?Sau khi HS phát biểu .GV yêu cầu HSđọc sách giáo khoa phần cách pha chế .
Hoạt động 4:Tính toán
Từ nội dung bài tập 1b GV nêu yêu cầu để nhóm HS thực hiện
-Trong bài tập các em đã biết các những đại lượng nào ?
Cần tìm ngững đại lượng nào để pha chế dung dich?
Hãy viết công thức tính nCuSO4từ công thức tinh` CM của dung dịch
Tính mCuSO4dựa vào công thưc1 nào/
Sau khi HS các nhóm có câu trả lời
GV:Yêu cầu HS lên bảng tính toán và ghi kết quả.
Hoạt động 5: (Cách pha chế )
GV hướng dẫn HS cách pha chế dung dịch :Dổ nước cách dần dần vào ống đong,khuấy đều đến vạch 50ml.
GV:Hãy nhắc lại các công việc cần thực hiện để pha chế 50ml dd CuSO4 có nồng độ 1 M.
Sauk hi HS phát biểu GV yêu cầu HS đọc SGK.
Hoạt động 6:Vận dụng
GV dung dạnh bài tập 4 trang 149 SGK .Viết bài trước với ddBaCl2 Từ đó yêu cầu HS tính toán các đại lượng >nêu cách pha chế 150g dd BaCl2có C%=20%.
Hướng dẫn về nhà:
Làm cácbài tập vào vỡ, đọc trước nội dung phần II của bài
-1HS trả lời về C%
-1HS trả lời về CM.
GV yêu cầu HS viết công thức tính C%,CM lên bảng
HS chú ý nghe để có ý kiến.
HS đọc bài tập 1a trang 152 SGK.
-Các nhóm HS tính toán thảo luận để trả lời các vấn đề GV yêu cầu cho biết :mddCuSO4=50g,C% =10%,cần tìm mCuSO4?mH2O?
-Hs thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên,cân 5g CuSO4khan rồi cho vào cốc thuỷ tinh.
_HS nhóm thực hiện theo hướng dẫn.
_HS nhóm trao đổi và phát biểu
1HS nhóm đọc SGK theo yêu cầu.
HS đọc bài tập 1b trang 152 SGK.
Các nhóm HS thảo luận.tính toán để trả lời các vấn đề GV yêu cầu cho biết VddCuSO4
Hs cần 8g CuSO4 rồ cho vào ống đong.
HS thực hiện theo hướng dẫn
HS nhóm trao đổi và phát biểu.
BaCl2
mCl
mH2O
mdd
150g
Vdd
Ddd
1,2g/ml
C%
20%
CM
D/RÚT KINH NGHIỆM :
-Tuần 33 Ngày soạn../../../..
-Tiết 65 Ngày dạy…/../..
BÀI 43: PHA CHẾ DUNH DỊCH (Tiết 2)
A Mục tiêu:
Như tiết 1
B.Chuẩn bị:
Như tiết 1
C.Tổ Chức Hoạt động Dạy Và Học
Nội dung ghi bài
Giáo viên
Học sinh
II.Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước
1 .Pha chế 100ml dd MgSO4 0,4M từ dd MgSO4 2M
Hoạt động 1:
Kiểm tra:Chửa bài tập 3 trang 149 SGK .GV cho HS đọc đề bài,ghi tóm tắt đề lên bảng . Đặt câu hỏi.Xác định C% của dung dịch rồi trình bày cách pha chế dung dịch.?
Xác định C% của dung dịch rồi trình bày cách pha chếdung dịch.
Tổ chức tình huống học tập
Tiết trước ,chúng ta đã tìm hiểu cách pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước,nhưng làm thế nào để pha loảng một dung dịch theo nồng độ cho trước ?chúng ta hãy tìm hiểu bài học .
Hoạt động 2 (tính toán)
GV:Từ nội dung bài tập 2a trang 148,gợi ý để HS ghi được phần tóm tắt đề.
GV: Muốn pha loảng dung dịch thì phải thêm nuớc vào dung dịch hiện có ,theo đề bài ta có Vdd1chưa?
Làm thế nào tìm được Vdd1?
GV:Hướng dẫn HS về cách tính toán pha loãng nồng độ mol/lít bằng nước
Khi pha loãng dung dịch thì số mol chất tan không thay đổi.Số mol chất tan trước pha loãng =số mol chất tan sau pha loảng
GV:Khi pha loãng Vdmôi không thay đổi lượng chất tan ,mà chỉ có nồng độ mol của dung dịch thay đổi .Phù hợp với phương trình PT:n1=c1xv1 =c2xv2
GV yêu cầu HS lên bảng tính toán và ghi kết quả .
Hoạt động 3: (cách pha chế )
GV muốn pha loãng dung dịch MgSO4 2M thành 100ml dd MgSO4 0,4 mol.các em thực hiện như thế nào?
GV yêu cầu HS đọc SGK.
GV yêu cầu HS thực hiện
Hoạt động 4(tính toán)
GV muốn pha chế dung dịch nồng độ % ta cần tìm các đại lượng nào ?khi pha loảng dung dịch thì khốim lượng chất tan trong dung dịch pha loãng có thay đổi không ?
Dựa vào cố liệu để bài cho ,hãy tính mNaCl của dung dịch 2,5% và mdd có nồng độ 10%
GV:mNaCl 10% là 37,5g.hãy tính mnước cần dung để pha chế ?
Hoạt động 5 (cách pha chế)
GV hướng dẫn cách pha loãng dd có nồng độ 2,5%
GV:Hãy nhắc lại các bước cần thực hiện để pha loãng dung dịch theo yêu cầu ?
Hoạt động 6:Hướng dẫn về nhà:
Đọc trước bài luyện tập 8.
1HS tính nồng độ phần trăm của dung dịch và nêu cách pha chế.
1HS tính nồng độ mol của dung dịch
HS lớp theo dõi để có nhận xét.
HS đọc bài tập 2a trang 153 SGK .
Tóm tắt đề :
CM(1)=2M
CM(2)=0,4M
V2 =100ml.Tím V1
HS các nhóm thảo luận và trã lời
HS nhóm tính toán để tìm V1
HS nhóm thảo luận và trã lời
HS đọc SGK cách pha chế.
HS đọc bài tập 2b trang 148 SGK
Tóm tắt đề
C%(1) =10%
C%(2) =2,5%
C%(3) =150g
Tìm mNaCl,mnước?
HS thgảo luận nhóm và tính toán theo yêu cầu
1HS lên bảng ghi kết quả.
HS thực hiện theo hướng dẩn
HS nhóm trao đổi
HS đọc SGK cách pha chế.
D.RÚT KINH NGHIỆM :
-Tuần 33 Ngày soạn../../../..
-Tiết 66 Ngày dạy…/../..
BÀI 44:BÀI LUYỆN TẬP 8
Mục tiêu:
-Học sinh bịết độ tan của một chất ở trong nước là gì và những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn và chất khí trong nước
-Biết ý nghĩa của nồng độ phần trăm và nồng độ mol /l là gì.Hiểu và vận dụng được công thức tính C% và CM hoặc các đại lượng lien quan đến dd
-Biết tính toán và biết pha chế dd theo C% và CM với những yêu cầu cho trước
B. Chuẩn bị
-GV: chuẩn bị phiếu học tập (theo nôi dung triển khai trong tiết học)
C. Tổ Chức Hoat Động Dạy Và Học
ND phiếu học tập
Giáo viên
Học sinh
Kiến thức:
1. Độ tan của một chất trong
nước
Hãy trã lờ những câu hỏi sau:
-Độ tan của một chất trong
nước là gì?
-Nếu thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến:
+Độ tan của chất rắn trong
nước
+Độ tan của chất khí trong
nước?
2. Nồng độ dung dịch
Hãy trã lời câu hỏi sau:
-Hãy cho biết ý nghĩa của
nồng độ phần trăm và nồng
độ mol của dd ?
-Hãy cho biết:
+ Công thức tínhC% và CM
+Từ mỗi công thức trênta có
thể tính được ngững đại
lượng nào có lien quan đến
dd?
II Bài tập: c ách pha chế dung dịch theo những yêu cầu cho trước .
Bài tập 5 trang 151SGK
Bài tập 6 trang 151 SGK
Độ tan trang 151 SGK,các kí hiệu sau cho chúng ta biết
điều gì?SCuSO4(20 độ)=20,7g
SCO2( 20 độ) 1,73g
Bài tập 3 trang 151 SGK
Hoạt động 1:
Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu kiến thức mọt số khái niệm cơ bản của chương dd. Tiết học này chúng ta cũng cố lại để có thể vận dụng trtong các bài tập và biết cách pha chế dung dịch theo nồng độ
-GV:Phát phiếu học tập cho học sinh
GV: nhận xét cho điểm, yêu cầu học sinh chuẩn bị phần 1,2
Hoạt động 2:
GV: Nhận xét ,cho điểm , sau đó nêu câu hỏi:
-Để pha chế theo nồng độ cho trước ta thực hiện theo các bước thế nào?
GV: Phân công các nhóm làm baì tập 5 trang 151 SGK
Nhóm 1,3,5 phần 5a
Nhóm 2,4,6,phần 5b
Theo yêu cầu: -Tính toán những đại lượng cần dung
-Giới thiệu cách pha chế dung dịch
GV; Yêu cầu HScả lớp giài bài tập 5 vào vở bài tập
GV: phân công cac1 nhóm làm bài tập 6 trang 151 SGK
Nhóm 1,3 ,5 phần 6b
Nhóm 2,4,6 phần 6a(theo yêu cầu theo bài tập 5 )
GV:Nhận xét sau đó yêu cầu HS ghi vào vở bài tập
Hoạt động 3:
GV: các em hãy vận dụng kiến thức về dộ tan để làm bài tập 1 trang 151SGK
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 3
Hoạt động 4
Hướng đẫn học sinh chuẩn bị cho tiết thực hành : theo nội dung bài thực hành có trong SGK, phải tính toán trước các đại lượng theo yêu cầu và ghi vào phiếu thực hành
-HS nhóm chuẩn bị câu hỏi của phần (I.1)phát biểu .
-HS nhóm trao đổi phát biểu .
Công thức tính C% ,CM và tính các lượng liên quan
được học sinh ghi trên
bảng
-HS phát biểu
-Các nhóm thực hiện tính toán ,ghi nhận kết quả trên
-Các nhóm thực hiện tính toán theo yêu cầu.
-1 HS trình bày cách tính toán
-1HS khac1 nêu cách pha chế
-HS làm việc cái nhân
-Hs làm việc cái nhâ7n
D.RÚT KINH NGHIỆM:
-Tuần: 34 - Ngày soạn -Tiết:67: -Ng ày d ạy
BÀI 45: BÀI THỰC HÀNH 7
PHA CHẾ DUNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ
A.Mục Tiêu:
-HS
File đính kèm:
- Giao an HH 9 Chuong VI.doc