Bài giảng chương 4: Hydro cacbon và nhiên liệu

Mục tiêu chương 4:

- Hiểu được định nghĩa và cách phân loại hợp chất hữu cơ.

- Biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ không chỉ phụ thuộc vào thành phần phân tử mà còn phụ thuộc vào công thức cấu tạo phân tử của chúng.

- Nắm được cấu tạo và tính chất của H.C tiêu biểu trong các dãy đồng đẳng.

- Biết được thành phần cơ bản của dầu mỏ, khí thiên nhiên và tầm quan trọng của chúng trong nền kinh tế.

- Biết được một số nhiên liệu thông thường và nguyên tắc sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng chương 4: Hydro cacbon và nhiên liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: Mục tiêu chương 4: - Hiểu được định nghĩa và cách phân loại hợp chất hữu cơ. - Biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ không chỉ phụ thuộc vào thành phần phân tử mà còn phụ thuộc vào công thức cấu tạo phân tử của chúng. - Nắm được cấu tạo và tính chất của H.C tiêu biểu trong các dãy đồng đẳng. - Biết được thành phần cơ bản của dầu mỏ, khí thiên nhiên và tầm quan trọng của chúng trong nền kinh tế. - Biết được một số nhiên liệu thông thường và nguyên tắc sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả. ----e J f ---- TUẦN:23 Ngày dạy: 21/ 1 / 2013 Tiết 43 – Bài 34: u MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức: -HS biết được: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hĩa học hữu cơ. Phân loại hợp chất hữu cơ. -HS hiểu được: để phân biệt hợp chất hữu cơ với hợp chất vơ cơ thì căn cứ vào thành phần nguyên tớ. 1.2 Kỹ năng: -HS thực hiện được: Phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với chất vô cơ. Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận. -HS thực hiện thành thạo: Tính % các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ. Lập được cơng thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần % các nguyên tố. 1.3 Thái độ: Biết được nguồn gốc của các chất hữu cơ và thấy được nó rất gần gủi và gắn bó trong cuộc sống của con người. v NỢI DUNG BÀI HỌC Khái niệm hợp chất hữu cơ. Khái niệm hoá học hữu cơ. w CHUẨN BỊ 3.1 GV: bảng phụ. + Hóa chất: dd Ca(OH)2, bông gòn + Dụng cụ: ống nghiệm, gía sắt, kẹp gỗ, đèn cồn, bật lửa,cốc thủy tinh 3.2 HS: đọc bài 34 SGK /106 và trả lời được: thế nào là hợp chất hữu cơ và thế nào là hóa học hữu cơ. x TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức & kiểm diện 4.2 Kiểm tra miệng Câu hỏi:chọn câu đúng (8 đ) Câu 1: Nhiệt phân muối NaHCO3 thu được: A. NaOH, CO2 B. Na2CO3 , CO2 C. Na2CO3 , CO2 , H2 D.Na2CO3 , CO2, H2O Câu 2: Cacbon phàn ứng được với CuO ở nhiệt độ cao. Vậy cacbon thể hiện vai trị gì? A. tính khử B. tính oxi hĩa C. vừa khử vừa oxi hĩa D. khơng xác định được. Trả lời: GV: gọi 1 HS làm bài. HS: chọn 1D- 2A GV: gọi HS khác nhận xét và sửa sai nếu cĩ - kết luận chấm điểm 4.3 Tiến trình bài học HOẠT ĐỢNG 1 : 20’ Khái niệm về hợp chất hữu cơ (1)Mục tiêu: Kiến thức: trang thái tự nhiên, thành phần hoá học và phân loại hợp chất hữu cơ Kĩ năng: phân biệt được HCVC với HCHC; quan sát thí nghiệm, phân tích và tởng hợp vấn đề. (2)Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: đặt vấn đề – giải quyết vấn đề; sử dụng thí nghiệm Phương tiện dạy học: bảng phụ; hoá chất: nước vơi trong, bơng gòn; dụng cú: ớng nghiệm cớc thuỷ tinh, đèn cờn, bật lửa, kẹp gỡ… (3) Các bước của hoạt đợng HOẠT ĐỢNG CỦA GV VÀ HS NỢI DUNG BÀI HỌC GV: giới thiệu:hợp chất vô cơ ở xung quanh ta, nó có ở hầu hết các loại lương thực, thực phẩm như: gạo, cá, thịt, trứng sữa, rau xanh…; có ở trong đồ dùng như: quần áo, bàn ghế, giấy bút, và kể cả trong cơ thể chúng ta. Vậy hợp chất hữu cơ là gì? Chúng ta xem thí nghiệm sau. GV: làm thí nghiệm biểu diễn: - Đốt bông gòn, úp miệng ống nghiệm trên ngọn lửa. Khi ống nghiệm mờ đi xoay lại rót nước vôi trong vào, lắc đều. - Nhận xét hiện tượng đã xảy ra? HS: ống nghiệm mờ đi do có hơi nước, và nước vôi trong đục là do có khí cacbonic. GV: khi bông cháy sinh ra các chất gì? HS: khí cacbonic và hơi nước. GV: khi ta đốt nến, đèn cồn… đều thấy tạo ra CO2 GV:nếu sản phẩm có chứa nguyên tố C, thì theo đinh luật về thành phần không đổi trong chất ban đầu phải có nguyên tố gì? HS: chất ban đầu phải có C. GV: vậy, hợp chất hữu cơ là hợp chất như thế nào? HS: là hợp chất của C. GV: đa số các hợp chất của C là hợp chất hữu cơ. Chỉ có một số ít không là hợp chất hữu cơ như: CO, CO2, H2CO3, và muối cacbonat kim loại… Chuyển ý: GV: hãy nhận xét thành phần phân tử của các hợp chất hữu cơ sau: a) CH4, C2H4, C2H2, C3H8, C6H6 b) CH3Cl, C2H6O, C2H5O2N, C6H12O6, C12H22O11 HS:ở câu a) các phân tử gồm có 2 loại nguyên tử C và H; còn ở câu b) ngoài C và H cón có thêm Cl, N, O… GV: những hợp chất hữu cơ trong câu a) gọi là gì? Vì sao? HS: gọi là hidrocacbon vì trong phân tử gồm có 2 nguyên tố C và H. GV: những hợp chất hữu cơ trong câu b) gọi là gì? Vì sao? HS: gọi là dẫn xuất của hidrocacbon vì trong phân tử ngoài C và H, hợp chất còn chứa nhuyên tố khác như: oxi, nitơ, clo… GV: vậy hợp chất hữu cơ chia làm mấy loại? Kể ra. HS: làm 2 loại: hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon. GV: đưa bài tập lên bảng với nội dung sau: Hãy sắp xếp các chất: C6H6, CaCO3, C4H10, C2H6O, NaNO3, CH3NO2, NaHCO3, C2H3O2 Na vào các cột thích hợp trong bảng sau: Hợp chất hữu cơ Hợp chất Vô cơ Hidrocacbon Dẫn xuất của hidrocacbon Kết quả: - Hidrocacbon:C6H6, C4H10 - Dẫn xuất của hidrocacbon: C2H6O, CH3NO2,C2H3O2Na. - Hợp chất vô cơ: CaCO3, NaHCO3, NaNO3 Khái niệm về hợp chất hữu cơ. 1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu? Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong cơ thể người, động vật, trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm và đồ dùng. 2. Hợp chất hữu cơ là gì? - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của C. Lưu ý: Chỉ có một số ít không là hợp chất hữu cơ như: CO, CO2, H2CO3, và muối cacbonat kim loại… 3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào? Hợp chất hữu cơ được phân thành 2 loại: - Hidrocacbon: là hợp chất gồm có 2 nguyên tố Cvà H. Ví dụ: CH4, C2H4, C2H2 - Dẫn xuất của hidrocacbon: là ngoài C và H, hợp chất còn chứa các nguyên tố khác như: O, Cl, N, Na.. Ví dụ: CH3Cl, C2H6O, C2H5O2N HOẠT ĐỢNG 2 : 10’ Khái niệm về hoá học hữu cơ (1)Mục tiêu: Kiến thức: các ngành nghề, lĩnh vực hoá học có liên quan đến ngành hoá học hữu cơ. Khái niệ mhoá học hữu cơ. Kĩ năng: quan sát phân tích được tầm quan trọng của ngành hoá học hữu cơ. (2)Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: nêu vấn đề – giải quyết vấn đề; Phương tiện dạy học: tranh ảnh ngành nghề trong lĩnh vực hoá học hữu cơ. (3) Các bước của hoạt đợng HOẠT ĐỢNG CỦA GV VÀ HS NỢI DUING BÀI HỌC GV:Theo em, ngành hoá hữu cơ và hoá vơ cơ thì ngành nào có tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hợi ? Tại sao ? HS: trả lời GV: hóa học hữu cơ là gì? HS:là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ và những biến đổi của chúng. GV: hóa học hữu cơ có vai trò gì trong đời sống xã hội? HS: giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát kinh tế – xã hội. GV: Hãy kể các ngành nghề, lĩnh vực có liên quan đến hoá học hữu cơ ? HS: hoá học dầu mỏ, hoá học polime, hoá học các hợp chất thiên nhiên, bào chế thuớc, cơng nghiệp thực phẩm… II. Khái niệm về hóa học hữu cơ. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ và những biến đổi của chúng. y. TỞNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.1 Tởng kết: GV: gọi HS nêu lại các khái niệm:hợp chất hữu cơ là gì?, hóa học hữu cơ là gì? và phân loại hợp chất hữu cơ. GV: phát phiếu học tập cho HS. Phiếu học tập: Câu 1: Dựa vào dữ kiện nào trong số các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ? A. Trạng thái ( rắn, lỏng, khí) ; B. Màu sắc. C. Độ tan trong nước ; D. Thành phần nguyên tố Câu 2: Chất nào sau đây khơng phải là hợp chất hữu cơ? A. C2H4O2 B. C2H5Cl C. (NH4)2CO3 D. (CH3COO)2Ca Câu 3:Gỗ, tre, nứa, dầu hỏa, cồn, đường ăn, gạo, ngơ, sắn chứa chủ yếu là các hợp chất hữu cơ. Các sản phẩm trên cĩ cháy được khơng ? Nếu cĩ thì sản phẩm thu được khi đốt cháy chúng cĩ điểm gì giống nhau ? Câu 4: axit axetic cĩ cơng thức C2H4O2. Hãy tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong axit axetic. 1Đáp án: 1 – D ; 2- C ; 3 – Các sản phẩm đĩ điều cháy được và tạo ra CO2 và H2O. Câu 4: % C = 40% ; % O = 53,3% ; % H = 6,7% 5.2 Hướng dẫn học tập Đới với bài học ở tiết học này: - Học bài: khái nhiệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ ; phân loại được hợp chất hữu cơ. - Làm bài tập:3 SG K / 108 Đới với bài học ở tiết học tiếp theo: - Đọc bài 35 :” Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ” SGK / 109, và trả lời theo nội dung sau: Phân tử hợp chất hữu cơ có đặc điểm cấu tạo gì? Công thức cấu tạo cho biết ý nghĩa gì? ‘PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docTiet 43 Khai niem HCHC va HHHC.doc
Giáo án liên quan