- HS biết được trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
- Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II.
- Viết được phương trình hóa học của oxi với lưu huỳnh, với photpho, với sắt, với một số hợp chất.
59 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3304 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương 4 oxi không khí bài 24. bài tính chất của oxi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4
OXI KHÔNG KHÍ
BÀI 24. TÍNH CHẤT CỦA OXI
Tuần: 20
Tiết PPCT: 39
Ngày soạn: 01 / 01 / 2009
Ngày dạy: 06 / 01 / 2009
A.MỤC TIÊU
- HS biết được trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
- Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II.
- Viết được phương trình hóa học của oxi với lưu huỳnh, với photpho, với sắt, với một số hợp chất.
- Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
B.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ba lọ khí oxi, lưu huỳnh, photpho đỏ.
- Đèn cồn, muỗng sắt, diêm, . . .
C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1.Ổn định lớp
2.Hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tính chất vật lí của oxi.
Giới thiệu bài.
Hỏi: Các em cho biết kí hiệu hóa học, CTHH, NTK và PTK của oxi?
Ở dạng đơn chất, khí oxi có nhiều ở đâu?
Ở dạng hợp chất, nguyên tố oxi có nhiều ở đâu?
Yêu cầu HS quan sát lọ chứa khí oxi, nhận xét trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi I.2.
Chương 4 OXI – KHÔNG KHÍ
Bài 24 TÍNH CHẤT CỦA OXI
KHHH: O
CTHH: O2
NTK: 16
PTK: 32
I. Tính chất vật lí:
- Khí oxi là chất khí không màu, không mùi.
- Ít tan trong nước.
- Nặng hơn không khí 1,1 lần.
- Oxi hóa lỏng ở – 1830C, oxi lỏng có màu xanh nhạt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu oxi tác dụng với phi kim.
Làm thí nghiệm. Giới thiệu dụng cụ, hóa chất, hướng dẫn HS cách đốt lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi và tiến hành làm thí nghiệm.
Hỏi: So sánh sự cháy của lưu huỳnh trong không khí và trong oxi.
Chất tạo ra có CTHH là gì?
Viết PTHH của phản ứng?
Nêu trạng thái của chất tham gia và sản phẩm?
Tiến hành thí nghiệm tương tự như đốt lưu huỳnh.
Yêu cầu HS viết PTHH
II. Tác dụng với phi kim:
Với lưu huỳnh:
Quan sát, nhận xét.
S + O2 g SO2
Với photpho:
4P + 5O2 g 2P2O5
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
Thông báo: Oxi còn có thể tác dụng với một số phi kim khác như cacbon, hiđro. Yêu cầu HS viết PTHH.
Yêu cầu HS trả lời bài tập 6 tr.84
Viết PTHH vào vở, 2 HS đại diện viết lên bảng.
Thảo luận nhóm trả lời.
Về nhà:
Học bài, đọc trước phần 2, 3 tr.86.
Tuần: 20
Tiết PPCT: 40
Ngày soạn: 01 / 01 / 2009
Ngày dạy: 08 / 01 / 2009
BÀI 24
TÍNH CHẤT CỦA OXI (TT)
A.MỤC TIÊU
- HS biết được trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
- Khí oxi là 1 đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II.
- Viết được phương trình hóa học của oxi với lưu huỳnh, với photpho, với sắt, với 1 số hợp chất.
- Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
B.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 lọ khí oxi, dây sắt.
- Đèn cồn, quẹt diêm, . . .
C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1.Ổn định lớp
2.Hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Hãy cho biết tác dụng của oxi vớiphotpho? Viết PTHH?
Hãy cho biết tác dụng của oxi với lưu huỳnh? Viết PTHH?
Trả lờivà viết PTHH lên bảng.
Hoạt động 2: Oxi tác dụng với kim loại.
Làm thí nghiệm.
Đàm thoại.
- Khi đưa dây sắt đang cháy vào bình oxi, có dấu hiệu của phản ứng hóa học không?
- Chất tạo ra có CTHH là gì?
- Viết PTHH của phản ứng?
2. Tác dụng với kim loại:
Quan sát nhận xét.
Trả lời câu hỏi.
3Fe + 2O2 g Fe3O4
Hoạt động 3: Oxi tác dụng với hợp chất.
Yêu cầu HS đọc phần II.3 sách giáo khoa.
Khí oxi tác dụng với hợp chất nào? Sản phẩm tạo thành là gì?
Yêu cầu HS viết PTHH.
Hãy kết luận về tính chất hóa học của oxi.
Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị mấy?
3. Tác dụng với hợp chất:
Đọc sgk.
Trả lời.
CH4 + 2O2 g CO2 + 2H2O
Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.
Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
Yêu cầu HS Làm BT 1, 2 , 3.
Làm bài tập vào vở, sử a lên bảng.
Về nhà:
Học bài, làm bài tập 4,5.
Xem trước bài 25.
¯ Đáp án bài tập sách giáo khoa:
1/ Phi kim rất hoạt động _ Phi kim, kim loại, hợp chất.
4/ Chất còn dư là oxi. Số mol còn dư là 0,03 mol.
Chất được tạo thành là: P2O5, có khối lượng là 28,4 g.
5/ Thể tích CO2 = 43904 lít.
Thể tích SO2 = 84 lít.
Tuần: 21
Tiết PPCT: 41
Ngày soạn: 01 / 01 / 2009
Ngày dạy: ….. / ….. / 2009
BÀI 25
SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP
ỨNG DỤNG CỦA OXI
A. MỤC TIÊU
1. HS hiểu được:
Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa; biết dẫn ra ví dụ để minh họa.
Phản ứng hóa hợp là PUHH trong đó chỉ có 1 chất được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu; biết dẫn ra ví dụ để minh họa.
Ứng dụng của oxi cần cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu.
2. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết CTHH của oxit và PTHH của oxi với các đơn chất và hợp chất.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh vẽ ứng dụng của oxi
Phiếu học tập
C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1.Ổn định lớp
2.Hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (10 PHÚT)
Hãy nêu tính chất hóa học của oxi, viết phương trình phản ứng minh họa
GV nhận xét cho điểm
GV gọi HS 2 lên sửa bài tập 4 tr 84 SGK
Trả lời và viết PTHH lên bảng góc phải (lưu lại cho bài mới)
HS 2 lên bảng sửa bài tập
HOẠT ĐỘNG 2: SỰ OXI HÓA (8PHÚT)
Giới thiệu bài
GV yêu cầu HS nhận xét các ví dụ mà HS 1 viết ở góc bảng phải.
" Em hãy cho biết các phản ứng này có đặc điểm gì giống nhau?
GV: Những phản ứng hóa học kể trên được gọi là sự oxi hóa
" Vậy sự oxi hóa là gì?
GV gọi HS nêu định nghĩa (hoặc chiếu nội dung lên)
GV gọi HS cho các ví dụ
I. Sự oxi hóa
HS: các phản ứng đó đều có oxi tác dụng với chất khác
HS: nêu định nghĩa
Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa.
HS: suy nghĩ và nêu ví dụ minh họa
HOẠT ĐỘNG 3: PHẢN ỨNG HÓA HỢP (10 PHÚT)
GV viết các phản ứng lên bảng (hoặc treo bảng có viết sẵn các phương trình hóa học)
4P + 5O2 " 2P2O5
3Fe + 2O2 " Fe3O4
CaO + H2O " Ca(OH)2
2H2 + O2 " 2H2O
Fe + S " FeS
C + O2 " CO2
GV: Em hãy nhận xét số chất tham gia phản ứng và số chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học trên
GV: Những phản ứng trên được gọi là phản ứng hóa hợp.
Vậy có thể định nghĩa phản ứng hóa hợp là gì?
GV viết định nghĩa lên bảng
GV giới thiệu về phản ứng tỏa nhiệt
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài tập 2 tr 87 SGK
II. Phản ứng hóa hợp
HS nhận xét: số chất phản ứng có thể là 2, 3 … nhưng số chất sản phẩm chỉ có 1
HS nêu định nghĩa
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới ( sản phẩm) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.
Các ví dụ HS tự cho
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG CỦA OXI (10 PHÚT)
GV: Em hãy kể các ứng dụng của oxi mà em biết trong cuộc sống
GV cho HS thảo luận nhóm
GV: Treo tranh ứng dụng của oxi
GV: Yêu cầu HS quan sát, GV giảng giải thêm các ứng dụng quan trọng của oxi
và nêu lên những ứng của oxi.
Hai ứng dụng quan trọng nhất của oxi là gì?
III. Ứng dụng của oxi:
HS kể các ứng dụng
HS quan sát
a) Sự hô hấp:
- Khí oxi cần cho sự hô hấp để oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật.
- Những phi công, thợ lặn, chiến sĩ chữa cháy, . . . đều phải thở bằng khí oxi trong các bình đặc biệt.
b) Sự đốt nhiên liệu:
- Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí.
- Nâng cao hiệu suất và chất lượng gang thép trong công nghiệp sản xuất gang thép.
- Hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp như mùn cưa, than gỗ là hỗn hợp nổ mạnh. Hỗn hợp này được dùng để chế tạo mìn phá đá, đào đá. Oxi lỏng dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa.
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ (7 PHÚT)
Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm.
GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài học:
1. Sự oxi hóa là gì?
2. Định nghĩa phản ứng hóa hợp
3. Ứng dụng của oxi
GV cho HS hoàn thành các phương trình hóa học sau
4P + ? " 2P2O5
3Fe + ? " Fe3O4
2H2 + ? " 2H2O
C + ? " CO2
Đọc bài.
Nhắc lại nội dung bài học
Làm bài tập.
Về nhà:
Học bài, làm bài tập 3, 4, 5.
Xem trước bài 26
¯ Đáp án bài tập sách giáo khoa:
1/a) Sự oxi hóa.
b) 1 chất mới _ chất ban đầu
c) sự hô hấp _ đốt nhiên liệu.
3/ Lượng khí metan nguyên chất = 980 lít
Thể tích khí oxi cần dùng: 1960 lít
Tuần: 21
Tiết PPCT: 42
Ngày soạn: 01 / 01 / 2009
Ngày dạy:
BÀI 26
OXIT
A. MỤC TIÊU
- HS biết và hiểu định nghĩa oxit là hợp chất tạo bởi 2 ngtố, trong đó có 1 ngtố là oxi.
- HS biết và hiểu CTHH của oxit và cách gọi tên oxit.
- HS biết oxit gồm 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Biết dẫn ra ví dụ minh họa.
- HS biết vận dụng thành thạo quy tắc lập CTHH đã học để lập công thức của oxit.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Yêu cầu HS ôn lại bài 9 và bài 10.
C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1.Ổn định lớp
2.Hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là sự oxi hóa? Viết PT minh họa?
Thế nào là phản ứng hóa hợp? Viết PT minh họa?
Hãy nêu những ứng dụng của oxi?
Trả lời và viết PTHH lên bảng.
Hoạt động 2: Định nghĩa oxit.
Giới thiệu bài.
Hãy kể tên và viết CTHH của 3 chất oxit mà em biết.
Em có nhận xét gì về thành phần phân tử của các hợp chất trên?
Những hợp chất có đủ 2 điều kiện: hợp chất 2 ngtố, có 1 ngtố là oxi được gọi là oxit. Hãy nêu định nghĩa oxit?
Bài 26 OXIT
I.Oxit:
Trả lời và viết CTHH lên bảng.
Trả lời.
Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 ngtố là oxi.
Ví dụ: H2O, CO2, Fe3O4, . . .
Hoạt động 3: Công thức của oxit.
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc hóa trị.
Từ các CTHH có trên bảng, hãy nhận xét về các thành phần trong công thức của oxit?
II. Công thức:
Công thức của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của 1 nguyên tố khác M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x xủa nó theo đúng quy tắc về hóa trị:
II . y = n . x
Hoạt động 4: Phân loại oxit.
Thông báo: Có thể phân loại oxit thành 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ.
Diễn giảng.
III. Phân loại:
Oxit axit:
Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit.
Ví dụ:
SO3 tương ứng với H2SO4.
CO2 tương ứng với H2CO3.
Oxit bazơ:
Thường là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ.
Ví dụ:
Na2O tương ứng với NaOH.
CaO tương ứng với Ca(OH)2.
Hoạt động 5: Cách gọi tên oxit.
Diễn giảng.
Cho ví dụ. Yêu cầu HS đọc tên.
IV. Cách gọi tên:
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit.
Ví dụ: Na2O: natri oxit.
Al2O3: nhôm oxit.
* Nguyên tố có nhiều hóa trị:
- Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit.
Ví dụ: FeO: sắt (II) oxit.
Fe2O3: sắt (III) oxit.
- Tên oxit axit: Tiền tố_tên phi kim + Tiền tố_oxit.
Tiền tố: mono: 1; đi: 2; tri: 3; tetra: 4; penta: 5 . . .
Ví dụ: CO: cacbon oxit.
P2O5: điphotpho pentaoxit.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò.
Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2.
Làm bài tập, sửa lên bảng.
Về nhà:
Học bài, làm các bài tập còn lại.
Xem trước bài 27.
¯ Đáp án bài tập sách giáo khoa:
1/ Hợp chất _ hai _ nguyên tố _ oxi. Nguyên tố _ oxit.
4/ Oxit axit: SO3, N2O5, CO2.
Oxit bazơ: Fe2O3, CuO, CaO.
5/ Các CTHH viết sai: NaO, Ca2O.
Tuần: 22
Tiết PPCT: 43
Ngày soạn: ……/……./……….
Ngày dạy: ……/……./……….
BÀI 27
ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI
PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
A.MỤC TIÊU
- HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất trong công nghiệp. Biết phản ứng phân hủy là gì và dẫn ra ví dụ minh họa. Củng cố khái niệm về chất xúc tác.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát qua các thao tác của giáo viên, HS biết lắp thiết bị điều chế oxi, cách tiến hành thí nghiệmvà thu khí oxi.
- Rèn luyện kĩ năng viết PTHH, kĩ năng tính toán.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí, chậu thủy tinh, quẹt diêm, muỗng lấy hóa chất, kẹp ống nghiệm, giá sắt, que đóm.
- Hóa chất: KMnO4, KClO3, MnO2.
C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1.Ổn định lớp
2.Hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (10 PHÚT)
GV kiểm tra HS:
- nêu định nghĩa oxit
- phân loại oxit
- cho mỗi loại một ví dụ minh họa
GV gọi HS 2 lên sửa bài tập 4, 5 tr 91 SGK
HS 1: trả lời
HS 2: sửa bài tập lên bảng
HOẠT ĐỘNG 2:
ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (10 PHÚT)
Giới thiệu bài và mục tiêu của bài
Giới thiệu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
GV làm thí nghiệm điều chế oxi từ KMnO4
Gọi 2 HS lên thu khí oxi bằng cách đẩy không khí và đẩy nước
GV khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, ta phải để ống nghiệm (hoặc lọ thu khí) như thế nào? Vì sao?
GV: ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước vì sao?
GV viết sơ đồ phản ứng điều chế oxi và yêu cầu HS cân bằng phương trình phản ứng
GV: Những chất nào có thể dùng làm nguyên liệu điều chế oxi?
I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm:
HS ghi:
Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
Cách thu oxi:
- đẩy không khí
- đẩy nước
HS: thu oxi bằng cách đẩy không khí ta phải để ngửa bình vì oxi nặng hơn không khí
HS: ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước vì oxi là chất khí ít tan trong nước.
HS:
2KMnO4 " K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 " 2KCl + 3O2
HOẠT ĐỘNG 3: SẢN XUẤT KHÍ OXI TRONG CÔNG NGHIỆP (7 PHÚT)
GV thuyết trình
GV giới thiệu sản xuất oxi từ không khí
GV em hãy cho biết thành phần của không khí?
GV muốn thu được oxi từ không khí ta phải tách riêng oxi ra khỏi không khí
" GV nêu phương pháp sản xuất oxi từ không khí
GV giới thiệu cách sản xuất khí oxi từ nước
GV em hãy viết phương trình phản ứng
Có thể tiến hành điều chế oxi trong công nghiệp theo cách như PTN được không? ( Nguyên liệu, sản lượng, giá thành, thiết bị)
II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp:
1. Sản xuất khí oxi từ không khí:
Trước hết hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp xuất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi. Trước hết thu được khí nitơ ( ở – 1960C), sau đó là khí oxi ( ở – 1830C).
2. Sản xuất khí oxi từ nước:
Điện phân nước.
H2O " H2 + O2
HOẠT ĐỘNG 4: PHẢN ỨNG PHÂN HỦY (10PHÚT)
GV cho HS nhận xét các phương trình phản ứng có trong bài và điền vào những chỗ còn trống sau:
III. Phản ứng phân hủy
HS điền vào bảng
Phản ứng hóa học
Chất phản ứng
Chất sản phẩm
t0
2KClO3 " 2KCl + 3O2
t0
2KMnO4 " K2MnO4 + MnO2 + O2
t0
CaCO3 " CaO + CO2
…………………
…………………
…………………
…………………
…………………
…………………
GV giới thiệu: những phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng phân hủy
" Vậy em hãy rút ra định nghĩa phản ứng phân hủy
Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng minh họa.
GV em hãy so sánh phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp?
HS: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ (6 PHÚT)
GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Tính khối lượng KMnO4 đã bị phân hủy, biết thể tích oxi thu được là 2,24 lít (đktc)
GV chấm vở HS và gọi 1 HS lên sửa
Làm vào vở bài tập
Số mol khí oxi:
Phương trình hóa học:
2KMnO4 " K2MnO4 + MnO2 + O2
2mol 1mol
0,2mol 0,1mol
khối lượng KMnO4:
Bài tập về nhà:
Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK tr.94
Xem trước bài 28.
¯ Đáp án bài tập sách giáo khoa:
1/ Câu trả lời đúng là: KClO3 ; KMnO4.
4/ a) Số mol KClO3 = 1 (mol). Khối lượng KClO3 = 122,5 (g)
b) Số mol KClO3 = 1,33 (mol). Khối lượng KClO3 = 163,3 (g)
5/ a) Số gam sắt = 1,68 (g). số gam oxi = 0,64 (g)
b) Số gam KMnO4 = 6,32 (g)
Tuần: 22
Tiết PPCT: 44
Ngày soạn: ……/……./……….
Ngày dạy: ……/……./……….
BÀI 28
KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
A. MỤC TIÊU
- Biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần theo thể tích của không khí gồm 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác.
Biết sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thí nghiệm hoặc giải thích, dập tắt sự cháy.
- HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Dụng cụ: chậu nước, diêm, đèn cồn, ống hình trụ thông 2 đầu, nút cao su có thìa đốt hóa chất xuyên qua.
Hóa chất: photpho đỏ.
C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1.Ổn định lớp
2.Hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Yêu cầu HS lên bảng sửa bài tập 4, 6 (94)
Sửa bài tập lên bảng.
Hoạt động 2: Thành phần của không khí.
Giới thiệu bài.
Làm thí nghiệm. Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi:
Khi phot pho cháy, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào?
Chất gì trong ống đã tác dụng với P để tạo khói trắng P2O5 bị tan dần trong nước?
Mực nước trong ống thủy tinh dâng đến vạch thứ 2 (1/5 thể tích) có giúp ta suy ra tỉ lệ thể tích khí oxi có trong không khí được không?
Tỉ lệ thể tích khí còn lại trong ống là bao nhiêu? Chất khí đó là nitơ, khí nitơ chiếm tỉ lệ thế nào trong không khí?
Không khí có thành phần như thế nào?
Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác?
Bài 28 KHÔNG KHÍ _ SỰ CHÁY
I. Thành phần của không khí:
Quan sát.
Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Không khí là 1 hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ.
Ngoài ra không khí còn chứa khoảng 1% các khí khác: hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi, khói, . . .)
Hoạt động 3: Bảo vệ không khí tránh ô nhiễm.
Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại gì?
Phải làm gì để bảo vệ không khí tránh ô nhiễm?
2. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm:
Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống của động vật, thực vật, mà còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử, . . .
Phải xử lí khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông . . .để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại như CO2, CO, bụi, khói, . . .
Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm.
Yêu cầu HS làm bài tập 1, 6 (99)
Đọc bài.
Làm bài tập.
Về nhà:
Học bài, làm bài tập 7 (99)
Xem trước bài 29.
¯ Đáp án bài tập sách giáo khoa:
1/ Câu trả lời đúng C.
7/ a) Vkk cần dùng trong 1 ngày cho mỗi người là: 0,5 m3 .24 = 12 m3.
b) Voxi trung bình cần dùng trong 1 ngày cho người là: 12 m3 . 1/3 . 21/100 = 0,84 m3.
Số gam KMnO4 = 6,32 (g)
Tuần: 23
Tiết PPCT: 45
Ngày soạn: ……/……./……….
Ngày dạy: ……/……./……….
BÀI 28
KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY (TT)
A. MỤC TIÊU
- Biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần theo thể tích của không khí gồm 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác.
Biết sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thí nghiệm hoặc giải thích, dập tắt sự cháy.
- HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Dụng cụ: chậu nước, diêm, đèn cồn, ống hình trụ thông 2 đầu, nút cao su có thìa đốt hóa chất xuyên qua.
Hóa chất: photpho đỏ.
C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1.Ổn định lớp
2.Hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: Sự cháy và sự oxi hóa chậm.
Khi đốt than củi có hiện tượng gì?
Người ta gọi đó là sự cháy. Vậy sự cháy là gì?
Sự cháy 1 chất trong oxi và không khí có gì giống và khác nhau?
Các đồ vật bằng gang thép để lâu ngày bị gỉ, chúng ta đang hô hấp bằng không khí. Các hiện tượng đó là sự oxi hóa chậm. Vậy sự oxi hóa chậm là gì?
Sự oxi hóa chậm và sự oxi hóa có gì giống và khác nhau?
Thế nào là sự tự bốc cháy?
Yêu cầu HS tìm hiểu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
Điều kiện để phát sinh sự cháy là gì?
Biện pháp nào để dập tắc sự cháy?
Có bắt buộc phải thực hiện cả 2 biện pháp cùng lúc không?
II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm:
Sự cháy:
Trả lời.
Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Sự oxi hóa chậm:
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.
Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy:
* Các điều kiện phát sinh sự cháy:
Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
* Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện 1 hay đồng thời cả 2 biện pháp sau:
Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
Cách li chất cháy với khí oxi.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm.
Yêu cầu HS làm bài tập 1, 6 (99)
Đọc bài.
Làm bài tập.
Về nhà:
Học bài, làm bài tập 7 (99)
Xem trước bài 29.
¯ Đáp án bài tập sách giáo khoa:
1/ Câu trả lời đúng C.
7/ a) Vkk cần dùng trong 1 ngày cho mỗi người là: 0,5 m3 .24 = 12 m3.
Voxi trung bình cần dùng trong 1 ngày cho người là: 12 m3 . 1/3 . 21/100 = 0,84 m3.
BÀI 29
BÀI LUYỆN TẬP 5
Tuần: 23
Tiết PPCT: 46
Ngày soạn: ……/……./……….
Ngày dạy: ……/……./……….
A. MỤC TIÊU
- Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học trong chương IV về oxi, không khí. Một số khái niệm mới là sự oxi hóa, oxit, sự cháy, sự oxi hóa chậm, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy.
- Rèn kĩ năng tính toán theo CTHH và PTHH, đặc biệt là cá
File đính kèm:
- hoa hoc 8 2.doc