Mục tiêu:
HS nắm được trạng thái tự nhiên và các t/c vật lí của oxi.
Biết được một số t/c hoá học của oxi.
Rèn luyện kĩ năng lập pthh của oxi với đơn chất và một số hợp chất
II/ Chuẩn bị:
3 lọ chứa oxi, bột S, bột P, dây sắt, than hoa
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 4: oxi- Không khí tính chất của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần:
Ngày dạy: Tiết:
Chương 4: Oxi- không khí
Tính chẤt cỦa oxi
I/ Mục tiêu:
HS nắm được trạng thái tự nhiên và các t/c vật lí của oxi.
Biết được một số t/c hoá học của oxi.
Rèn luyện kĩ năng lập pthh của oxi với đơn chất và một số hợp chất
II/ Chuẩn bị:
3 lọ chứa oxi, bột S, bột P, dây sắt, than hoa
đèn cồn, muôi sắt
à Sử dụng cho các thí nghiệm phần 1.a,b; phần 2/82
III/ Phương pháp: Trực quan, nghiên cứu
IV/ Tiến trình tổ chức giờ học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra : ko
3. Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV giới thiệu: Oxi là nguyên tố hoá học phổ biến nhất (chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất)
? Trong tự nhiên, oxi có ở đâu
HS
Trong tự nhiên oxi tồn tại dưới 2 dạng:
+ Dạng đơn chất: Khí oxi có nhiều trong kk
+ Dạng hợp chất: Nguyên tố oxi có trong nước, đường, quặng, đất, đá, cơ thể người và động vật, thực vật…
GV ? Hãy cho biết kí hiệu, công thức hoá học, nguyên tử khối và phân tử khối của oxi.
HS:
Kí hiệu hoá học: O
Công thức của đơn chaatdd: O2
Nguyên tử khối: 16
Phân tử khối: 32
GV: Cho HS quan sát lọ chứa oxi à Yêu cầu HS nêu nhận xét.
HS: Oxi là chất khí không màu, không mùi.
GV: ở 200C 1 lit nước hoà tan được 31ml khí O2. Amoniac tan được 700 lít trong 1 lít nước. Vậy oxi tan nhiều hay tan ít trong nước?
HS: Oxi tan rất ít trong nước
GV ?Hãy cho biết tỉ khối của oxi so với kk. Từ đó cho biết oxi nạng hay nhẹ hơn kk
HS: dO2/kk= 32:29
à oxi nặng hơn kk
GV giới thiệu: Oxi hoá lỏng ở -183oC; oxi lỏng có màu xanh nhạt
? Nêu kết luận về t/c vật lí của oxi
GV: Làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong oxi theo thứ tự:
* Đưa muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn
? quan sát và nhận xét
HS: Lưu huỳnh cháy trong kk với ngọn lửa màu xanh nhạt
* Đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa oxi
? quan sát và nêu hiện tượng. So sánh hiện tượng S cháy trong oxi và trong kk
HS: Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất khí không màu.
GV: giới thiệu chất đó là lưu huỳnh đi (khí sunfuro)
? Hãy viết ptpư vào vở
GV làm thí ngiệm đốt phốt pho đỏ trong kk và trong oxi
? Hãy nhận xét hiện tượng? So sánh sự cháy của phốt pho trong kk và trong oxi?
HS: Phốt pho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột
GV: Bột đó là P2O5 (đi phốt pho pen tan oxit) tan được trong nước
? Em hãy viết ptpư vào vở
I/ Tính chất vật lí:
- Oxi là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước, nặng hơn kk
- Oxi hoá lỏng ở -183oC
- Oxi lỏng có màu xanh nhạt
II/ Tính chất hoá học:
1/ Tác dụng với phi kim;
a) Với lưu huỳnh
- Lưu huỳnh cháy trong kk với ngọn lửa màu xanh nhạt
- Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất khí không màu.
- Phương trình p/ư
S + O2 to SO2
r k k
b) Tác dụng với phốt pho:
Phốt pho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột
- Phương trình p/ư:
4P + 5O2 to 2P2O5
IV. Luyện tập- củng cố:
1/ Nêu các t/c vật lí của oxi?
2/ Em biết t/c hh nào của oxi
3/ Bài tập:
a) Tính thể tích khí oxi tối thiểu (ở ddktc) cần ding để đốt cháy hết 1,6 gam bột lưu huỳnh
b) Tính khối lượng khí SO2 tạo thành
HS làm bài tập vào vở:
Phương trình p/ư:
S + O2 t o SO2
a) nS = 1,6 : 32 = 0,05 mol
à Thể tích khí oxi (ở ddktc) tối thiểu cần dùng là:
VO2 = n. 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lit
b) Khối lượng SO2 tạo thành là:
mSO2 = n.M = 0,05 . 64 = 3,2 gam
GV ? Có cách nào khác để tính khối lượng SO2 không
HS:
Cách 2: Khối lượng oxi cần dùng là:
mO2 = n.M = 0,05 .32 = 1,6 gam
Theo đl bảo toàn khối lượng :
mSO2 = 1,6 + 1,6 = 3,2 gam.
Đọc kết luận SGK
Về nhà học bài và làm bài trong sách, nhắc lại nội dun của bài
File đính kèm:
- chuong 4(1).doc