Bài giảng chương 4: Oxi và Không khí Bài 24 tính chất của oxi

I. Mục tiêu

* Kiến thức: Giúp học sinh nắm được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý và một vài tính chất hóa học của oxi.

* Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá.

* Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học, rèn kỹ năng lập PTHH

doc26 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng chương 4: Oxi và Không khí Bài 24 tính chất của oxi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : …18…. Ppct : ……….. NS:....... ND:..…………… Chương IV OXI KHÔNG KHÍ Bài 24 TÍNH CHẤT CỦA OXI I. Mục tiêu * Kiến thức: Giúp học sinh nắm được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý và một vài tính chất hóa học của oxi. * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học, rèn kỹ năng lập PTHH. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng. 2. Phương pháp:trực quan, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm. 3. Đồ dùng dạy học: Hóa chất: O2, S, P. Dụng cụ: muỗm săt, đèn cồn,bình thủy tinh. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) 3. Bài mới: Chúng ta đã biết được khí oxi rất cần thiết cho sự sống vậy Oxi có tính chất gì? Trạng thái như thế nào? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Tìm hiểu tính chất vật lý của oxi. Cho hs hình thành nhóm Phát dụng cụ cho các nhóm. Cho hs quan sát bình chứa khí oxi. Treo bảng phụ hs nghiên cứu mẫu khí oxi hoàn thành bảng Trạng thái Tính tan Tỷ khối so với KK Màu, mùi Giáo viên nhận xét sửa chữa. Hđ2 Tìm hiểu vài tính chất hóa học của oxi 1./ Tác dụng với Lưu huỳnh Cho 1 hs đọc nội dung tiến hành thí nghiệm Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm và quan sát các hiện tượng Thông báo tên khí sinh ra là Lưu huỳnh di oxít cho hs viết PTHH 2./ Tác dụng với Phốt pho Cho 1 hs đọc nội dung tiến hành thí nghiệm Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm và quan sát các hiện tượng Thông báo chất rắn màu trắng sinh ra là Điphốtpho penta Oxit(P2O5) Hđ3 Luyện tập Ví dụ 1: Tính thể tích khí oxi để đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam Lưu huỳnh. Tính khối lượng và thể tích khí Lưu huỳnh điOxit sinh ra khi đó. Ví dụ 2: Tính khối lượng phôtpho cần dùng để tạo ra 42,6 gam Điphốtpho pentaOxit(P2O5) I./ Tính chất vật lý Hs hình thành nhóm hoạt động nhận bộ dụng cụ và hóa chất. Quan sát mẫu khí oxi hoàn thành bảng Trạng thái Tính tan Tỷ khối so với KK Màu, mùi Khí ít tan Nhẹ hơn KK Không màu, không mùi Thu nhận thêm các tính chất vật lý do GV thông báo TK: Chất khí ít tan trong nước, không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Oxi lỏng ở -1830C có màu xanh nhạt II./ Tính chất hóa học 1./ Tác dụng với phi kim a./ Tác dụng với Lưu huỳnh Hs đọc nội dung thí nghiệm Tiến hành thí nghiện theo sự hướng dẫn của giáo viên Ghi nhận hiện tượng quan sát được viết PTHH S + O2 " SO2 TK: Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn với ngọn lửa màu xanh S + O2 " SO2 b./ Tác dụng với Phốt pho Hs đọc nội dung thí nghiệm Tiến hành thí nghiện theo sự hướng dẫn của giáo viên Ghi nhận hiện tượng quan sát được viết PTHH P + O2 " P2O5 TK: Phốtpho cháy trong oxi với ngọn lửa sáng chói sinh ra chất bột máu trắng. P + O2 " P2O5 III./ Luyện tập Ví dụ 1: Số mol của Lưu huỳnh là: Phương trình phản ứng: S + O2 " SO2 1 : 1 : 1 0,05 : 0,05 : 0,05 Thể tích khí Oxi đã dùng: VO= n . 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 (l) Thể tích và khối lượng Lưu huỳnh điOxit là: VSO= n . 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 (l) mSO= n.M = 0,05 . 64 = 3,2 (g) Ví dụ 2: Số mol của Điphốtpho penta Oxit(P2O5) là: Phương trình phản ứng: 4P + 5O2 " 2P2O5 4 : 5 : 2 0,6 : 0,75 : 0,3 Khối lượng Phôtpho cần dùng là: mP = n.M = 0,6 . 31 = 18,6 (g) 4. Củng cố: Hs đọc lại các tính chất vật lý và hóa học của Oxi. 5. Dặn dò : Học bài cũ, làm bài tập 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… Tuần : ……19……. Ppct : …38.. NS:27/12. ND:..…………… Bài 24 TÍNH CHẤT CỦA OXI (tt) I. Mục tiêu * Kiến thức: Hoàn thiện kiến thức về tính chất của Oxi. * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá, rèn kỹ năng viết phương trình hoá học và tính toán hoá học. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng. 2. Phương pháp: Hoạt động nhóm, thực hành. 3. Đồ dùng dạy học: Hóa chất: O2, Fe, . Dụng cụ: Đèn cồn, bình thủy tinh. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Cho biết tính chất vật lý? Giải thích bài 6.a? 2/. Các tính chất của oxi đã học ? Giải thích bài 6.b? 3. Bài mới: Ngoài các tính chất tác dụng với phi kim oxi còn có khả năng tác dụng với các chất khác như kim loại, hợp chất. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Hoàn thiện các tính chất hoá học của OXi Cho hs hình thành nhóm Phát dụng cụ cho các nhóm. 2./ Tác dụng với kim loại Cho 1 hs đọc nội dung tiến hành thí nghiệm Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm và quan sát các hiện tượng Giáo viên thông báo chất rắn màu đen sinh ra là Oxit Sắt từ. Cho hs viết PTHH. Giáo viện nhận xét tổng kết. 3./ Tác dụng với hợp chất. Giáo viên giảng giải: ngoài các đơn chất phi kim hay kim loại oci còn có khả năng tác dụng với các hợp chất: Metan Giáo viên giảng giải giáo dục bảo vệ môi trường Hđ2 Luyện tập. Bài tập 4: (SGK) Đốt cháy 12,4 gam phôtopho trong bính chứa 17 gam khí Oxi tạo thành Điphôtpho pentaOxit a/ Phôtpho hay Oxi chất nào còn dư ? số mol chất dư la bao nhiêu? b/ Chất nào được tạo thành? Số gam là bao nhiêu? Giáo viên nhận xét tổng kết I./ Tính chất hoá học của OXi (tt) Hs hình thành nhóm hoạt động nhận bộ dụng cụ và hóa chất. 2./ Tác dụng với kim loại Hs đọc nội dung thí nghiệm Tiến hành thí nghiện theo sự hướng dẫn của giáo viên. Quan sát hiện tượng phát biểu nhận xét. Hs viết PTHH: 3Fe + 2O2 " Fe3O4 TK: Sắt cháy sáng chói, không có ngọn lửa, không khói. Tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu (Oxi Sắt từ) 3Fe + 2O2 " Fe3O4 3./ Tác dụng với hợp chất. Hs lắng nghe thu nhận kiến thức Viết PTHH CH4 + O2 CO2 + H2O TK: Oxi tác dụng được với các hợp chất CH4 + O2 CO2 + H2O II./ Luyện tập Hs hoạt động nhóm làm bài tập: Hs lên bảng trình bày: Số mol Photpho: Số mol oxi: Phương trình hoá học: 4P + 5O2 2P2O5 4 : 5 : 2 0,4 : 0,53125 Ta có tỷ lệ : a./ Vậy oxi dư. 4P + 5O2 2P2O5 4 : 5 : 2 0,4 : 0,5 : 0,2 Số mol Oxi dư: b./ Chất sinh ra là: Điphôtpho pentaOxit P2O5 4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ 4.1./ Cho biết khí Acetylen khi cháy trong Oxi cho ra khí Cacbonic và hơi nước. PTHH là: a. C2H2 + O2 CO2 + H2O b. H2O + CO2 O2 + C2H2 c. C2H2 + CO2 O2 + H2O d. 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O 4.2./ Các câu sau những câu nào đúng a. Khí Oxi duy trì sự sống và sự cháy. b. Đốt than và các hợp chất hữu cơ sẽ tăng quá trình tạo ra Oxi vì Cacbonic là nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp của cây xanh. c. Cây xanh quang hợp tạo ra Oxi, nhưng khi hô hấp lại tạo ra Cacbonic. Vậy cây xanh không có vai trò gì trong việc cân bằng thành phần không khí. d. Khí Cacbomic sinh ra nhiều sẽ làm cho khí quyển nóng lên và làm tan băng ở hai cực trái đất. 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới, làm bài tập: 3, 5. 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… ……………………………………………………………………………………………………… Tuần : …20…. Ppct : …39…….. NS:1/1.. ND:..…………… Bài 25 SỰ OXI HOÁ . PHẢN ỨNG HOÁ HỢP – ỨNG DỤNG CỦA OXI I. Mục tiêu * Kiến thức: Hs hiểu được khí niệm sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp và ứng dụng của oxi. * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng. 2. Phương pháp: Giảng giải, hoạt động nhóm. 3. Đồ dùng dạy học:Bảng phụ. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Nêu tính chất hoá học của Oxi? 2/. Cho biết khí Etylen cháy tạo ra Cácbonic và hơi nước.tính thể tích khí Oxi cần dùng để đốt cháy hết 5,6 lít Etylen? 3. Bài mới: Quá trình tác dụng của Oxi với các chất khác được gọi chung là quá trình Oxi hoá. Vậy sự Oxi hoá là gì? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Tìm hiểu sự Oxi hoá (?) Hãy viết vài phương trìng của các chất tác dụng với Oxi? Giáo viên nhận xét . thông báo các phản ứng trên đều là sự Oxi hoá. Vậy sự Oxi hoá là gì? Nhận xét tổng kết Hđ2 Tìm hiểu khái niệm phản ứng hoá hợp Treo bảng phụ cho hs hoàn thành: PƯHH Số chất tham gia Số chất tạo thành 4P + 5O2 2P2O5 2SO2 + O2 2SO3 Fe + Cl2 " FeCl3 Cu + S " CuS N2 + H2 " NH3 Thông báo cho hs biết các phản ứng trên đều là các phản ứng hoá hợp . (?) Phản ứng hoá hợp là gì? Gv nhận xét. Cho hs lean bảng ghi thêm các ví dụ. Giáo viên mở rộng khái niệm phản ứng toả nhiệt. Hđ3 Ứng dụng của Oxi Treo tranh vẽ các ứng dụng của Oxi. (?) Nêu vai trò của oxi đối với đời sống con người Giáo viên nhận xét tổng kết Lồng ghép giáo dục môi trường. Thông báo cho hs một vài thông tin về hoạt động môi trường và kế hoạch cắt giảm lượng khí thải của các quốc gia trên thế giới I./ Sự Oxi hoá HS viết các phản ứng có sự tham gia của Oxi Quan sát các phản ứng phát biểu khái niệm sự Oxi hoá. TK: Sự tác dụng của Oxi với các chất khác là sự Oxi hoá Ví dụ: CH4 + O2 CO2 + H2O 4P + 5O2 2P2O5 II./ Phản ứng hoá hợp PƯHH Số chất tham gia Số chất tạo thành 4P + 5O2 2P2O5 2 1 2SO2 + O2 2SO3 2 1 Fe + Cl2 " FeCl3 2 1 Cu + S " CuS 2 1 N2 + H2 " NH3 2 1 Hs quan sát bảng phát hiện ra đặc điệm chung của các phản ứng trên. Hs phát biểu khái niệm . TK: Phản ứng hoá học là phản ứng trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Ví dụ: (tự chọn các ví dụ ghi vào vở) - Các phản ừng sinh ra nhiệt gọi là phản ứng toả nhiệt. Ví dụ : Than cháy tạo ra Cacbonic III./ Ứng dụng của Oxi Quan sát tranh. Trình bày các ứng dụng chủ yếu của oxi đối với con người. Thấy được vai trò to lớn của Oxi trong đời sống con người. TK: Oxi rất cần cho quá trình hô hấp của con người và động vật. Quá trình đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. 4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ 4.1./ Sự Oxi hoá là gì? a./ Quá trình động vật sử dụng Oxi cho hô hấp. b./ Là quá trình cây xanh tạo ra Oxi. c./ Là sự tác dụng của Oxi với một chất khác d./ Tất cả đều sai. 4.2./ Hoàn thành bảng sau: Phản ứng Sự Oxi hoá PƯ Hoá hợp C2H2 + O2 CO2 + H2O 2Na + O2 " 2Na2O 2Al +3 Cl2 " 2AlCl3 S + O2 " SO2 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 4FeS2 + 11O2 " 2Fe2O3 + 8SO2 H2CO3 + Ca(OH)2 " CaCO3 + H2O CaCO3" CaO + CO2 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới, làm bài tập. 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… ……………………………………………………………………………………………………… Tuần : …20………. Ppct : …40…….. NS:6/1/08. ND:..…………… Bài 26 ÔXIT I. Mục tiêu * Kiến thức: Nắm được Oxít là gì, phân loại Oxít, Công thức chung. * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng. 2. Phương pháp: Hoạt động nhóm , giảng giải. 3. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Sự Oxi hoá là gì?Ví dụ? 2/. Phản ứng hoá hợp là gì? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Khi cho Oxi tác dụng với đôn chất kim loại hay phi kim thu được các sản phẩm có đặc điểm chung đó là các Oxít. Vậy Oxít là gì? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Tìm hiểu khái niệm Oxít. (?) Hãy kễ tên các Oxít mà em biết? Giáo viên nhận xét. Treo bảng phụ 1 ghi các công thức hoá học của các oxít phổ biến: CaO, BaO, CuO, Na2O, SO3, CO2, P2O5, K2O, ZnO, Al2O3, Fe3O4, N2O5..... (?) Có nhận xét gì về thành phần cấu tạo của các Oxít trên? (?) Oxít là gì? Hđ2 Công thức (?) Nhắc lại quy tắc hoá trị đối với hợp chất gồm hai nguyên tố? (?) Xây dựng CTHH chung của Oxít ? Giáo viên nhận xét . Treo bảng phụ 2 ghi bài tập: Hãy lập công thức của oxit của: a./ Nhôm b./ Silic hóa trị IV giáo viên nhận xét . hạ bảng phụ 2 Hđ3 Phân loại Cho hs lên gạch chân các Oxít có nguyên tố phi kim trong công thức trên bảng 1. (?) Dự vào tinmh1 chất nguyên tố đầu có thể chia các oxít trên thành mấy loại? Giáo viên nhận xét. Thông báo các Oxít kim loại thường có tính bazơ, các Oxít phi kim thường có tính Axit nên có thể chia Oxít thành 2 nhóm : Oxit Axit và Oxít Bazơ. I./ Định nghĩa Lên bảng ghi các công thức hoá học của vài Oxít. Quan sát bảng sửa chửa các ví dụ vừa ghi. Nhận xét các công thức tìm ra đặc điểm chung của các Oxít. Khái quát thành khái niệm Oxit. TK: Oxít là họp chất có hai nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là Oxi. Ví dụ: (Tự chọn các ví dụ ghi vào vở) II./ Công thức Nhắc lại quy tắc hoá trị đối với hợp chất hai nguyên tố. Hs xây dựng CTHH của Oxít TK: Công thức chung của Oxit: Trong đó M: kí hiệu của 1 nguyên tố khác . n: Hoá trị của M x, y là các chỉ số thoả mãn quy tắc hoá trị: x.n = y. II Hs hoạt động nhóm hoán thành bài tập a./ Gọi công thức Oxit cần lập là ta có x.III = y.II Š vậy công thức cần lập là : b./ Gọi công thức Oxit cần lập là ta có Vậy công thức Oxit của Silic: SiO2 III./ Phân loại Hs lên gạch chân các Oxít có nguyên tố phi kim trong công thức Hs quan sát bảng phụ phát biểu: 2 loại Oxít của các nguyên tố phi kim và Oxít của các nguyên tố kim loại. TK: Có thể phân chia Oxít thành 2 laọi: + Oxít Axit: Thường là các Oxít phi kim và tương ứng với 1 Axít Ví dụ: CO2, SO3 + Oxít Axit: Thường là các Oxít kim loại và tương ứng với 1 Bazơ. Ví dụ: FeO, K2O 4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ Phân loại các Oxit sau: MnO2, Hg2O, B2O3, SO3, NO2, H2O, Li2O, ZnO, CO, Ag2O 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới, làm bài tập. 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… ……………………………………………………………………………………………………… Tuần : …21………. Ppct : …41…….. NS:........... ND:..…………… Bài 26 ÔXIT (tt) I. Mục tiêu * Kiến thức: Cách gọi tên của Oxit, từ tên gọi viết được CTHH. * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng. 2. Phương pháp: Hoạt động nhóm , giảng giải. 3. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút) Đề bài A./ Trắc nghiệm (3 điểm) 1./ Nhóm Oxit nào chỉ gồm toàn Oxit Bazo a./ MnO2, Hg2O, BaO Fe3O4. b./ H2O, Li2O, ZnO, CO, Ag2O . c./ CaO, BaO, CuO, Na2O, SO3, CO2 . d./ P2O5, K2O, ZnO, Al2O3, SO3, NO2. e./ N2O5, CO2, SO3 ,FeO, K2O. 2./ Nhóm Oxit nào chỉ gồm toàn Oxit Axit a./ MnO2, SO3, NO2, Hg2O, BaO Fe3O4. b./ H2O, Li2O, ZnO, CO, Ag2O. c./ CaO, BaO, CuO, Na2O, SO3, CO2. d./ P2O5, K2O, ZnO, Al2O3. e./ P2O5, N2O5, CO2, SO3, CO2. 3./ Phát biểu nào dưới dây không đúng? a./ Oxit chỉ có 2 loại là Oxit Axit, Oxit Bazo b./ CTHH của Oxit chỉ có 2 nguyên tố. c./ Tất cả các Oxit đều là chất khí. d./ Tất cả các Oxit đều là chất rắn. 4./ Công thức nào sau không phải là Oxit? a./ H2O2 b./ CaO c./ H2SO4 d./ Cu2O B./ Tự luận (7 điểm) 1/. Vậy Oxít là gì?Phân loại? Mỗi loại nêu 2 ví dụï? 2/. Lập công thức Oxit sau cho biết chúng là loại oxit1 nào? Sắt(III)? Nito hóa trị III Đáp án: Nội dung Thang điểm A./ Trắc nghiệm (3 điểm) 1 a 2 e 3 b 4 c B./ Tự luận (7 điểm) 1./ Oxit là hợp chất 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là Oxi Oxit gồm 2 loại chính: Oxit Axit: Ví dụ: Oxit Bazo Ví dụ: 2./ a./ Gọi công thức Oxit cần lập là ta có x.III = y.II Š vậy công thức cần lập là : Fe2O3 b./ Gọi công thức Oxit cần lập là ta có x.III = y.II Š vậy công thức cần lập là N2O3 0,75 đ/ ý 2 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3. Bài mới: Oxít có rất nhiều loại vậy tên gọi của chúng như thế nào? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Cách gọi tên Oxit. Giáo viên thông báo cách gọi tên của Oxít. Cho hs hoạt động nhóm, phát phiếu học tập cho hs hoàn thành phiếu CTHH Oxít Phân loại Tên gọi CaO N2O5 Fe2O3 Al2O3 CO2 SO3 ZnO K2O P2O5 Giáo viên nhận xét sửa chửa Hđ2 Luyện tập 1./ Hãy viết công thức hóa học của các Oxit có tên sau và phân loại chúng: Natri Oxit Lưu Huỳnh tri Oxit Canxi Oxit Đồng (I) Oxit Sắt (II) Oxit Đi clo tri oxit Mangan(IV) Oxit Đi Nito Mono Oxit 2./ Một loại Oxit sắt có chứa 112 gam sất chiếm 70% khối lượng oxit viết công thức và gọi tên Oxit đó? IV./ Cách gọi tên. TK: + Oxít Bazơ: Tên kim loại (Kèm theo hoá trị nếu Kim loại có nhiều hoá trị) + Oxít. + Oxít Axit: (Tiền tố chỉ số nguyên tố) + Tên phi kim + (Tiền tố chỉ số nguyên tố) Oxít (Các tiền tố: 1: Mono, 2: Đi, 3: Tri, 4: Têtra, 5: Penta) Hs quan sát bảng phụ hoạt động nhóm thảo luận hoàn thành bảng. Đại diện nhóm trình bày Các nhóm khác bổ sung CTHH Oxít Phân loại Tên gọi CaO O.Bazơ Canxi Oxit N2O5 O.Axit Đi Nitơ penta Oxit Fe2O3 O.Bazơ Sắt (III) Oxít Al2O3 O.Bazơ Nhôm Oxít CO2 O.Axit Cacbon điOxit SO3 O.Axit Lưu huỳnh triOxit ZnO O.Bazơ Kẽm Oxit K2O O.Bazơ Kali Oxit P2O5 O.Axit Đi Phôtpho penta Oxit II./ Luyện tập Hs hoạt động cá nhân hoán thành 1./ Tên gọi CTHH Loại Oxit Natri Oxit Lưu Huỳnh tri Oxit Canxi Oxit Đồng (I) Oxit Sắt (II) Oxit Đi clo tri oxit Mangan(IV) Oxit Đi Nito Mono Oxit Na2O SO3 CaO Cu2O FeO Cl2O3 MnO2 N2O O. Bazo O. axit O. Bazo O. Bazo O. Bazo O. axit O. Bazo O. axit 2./ Khối lượng mol của Oxi trong oxit là Số mol các nguyên tử Vậy công thức Oxit là: Fe2O3 Tên gọi: Sắt (III) Oxit 4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ Gọi tên: MgO, Hg2O, B2O3, SO3, NO2, H2O, Li2O, ZnO, CO, Ag2O 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới, làm bài tập. 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………… ……………………………………………………………………………………………………… Tuần : …21……. Ppct : …42…….. NS:11.1.08ND:..…………… Bài 27 ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY I. Mục tiêu * Kiến thức: nắm được các phương pháp điều chế, các chất giàu Oxi dùng làm nguyên liệuđiều chế oxi trong phòng thí nghiệm hay trong công nghiệp. * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá, hoạt động nhóm làm thí nghiệm. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng. 2. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nghiên cứu thí nghiệm và SGK 3. Đồ dùng dạy học: Bộ dụng cụ thí nghiệm hóa 8, bình điện phân, hóa chất: KMnO4, KClO3... III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Oxít là gì? Có mấy loại Oxit? Cho ví dụ? 2/. Gọi tên các Oxit sau cho biết chúng thuộc loại Oxit nào: CaO, N2O5,Fe2O3, SO3,K2O, P2O5. 3. Bài mới: Oxi rất cần cho các hoạt động của con người, trong công nghiệp, sinh hoạt y tế .... Vậy làm thế nào để có được khí oxi? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Tìm hiểu phương pháp điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm. Giáo viên mời 2 hs lên tiến hành thí nghiệm nung KMnO4 và KClO3 thử khí oxi bằng que đóm (?) Nêu hiện tượng quan sát được? Giải thích? (?) Trong phòng thí nghiệm có thể sử dụng những chất nào để điều chế oxi? Giáo viên cung cấp thông tin cho hs viết PTHH Giáo viên thông báo thêm các chất có thể dùng điều chế Oxi: H2O2, KNO3. (?) Nhắc lại tính chất vật lý của oxi? Giáo viên giải thích về cách thu khí bằng cách đẩy khí và đẩy nước. (?) Có thể thu khí Oxi như thế nào? Hđ2 Tìm hiểu phương pháp sản xuất khí Oxi trong công nghiệp. Cho hs đọc thông tin. (?) Trong công nghịêp Oxi có thể sản xuất bàng những nguyên liệu nào? Gv giảng giải bổ sung. Hđ3 Tìm hiểu phản ứng phân hủy Treo bảng phụ: Cho hs hoạt động nhóm cân bằng các phương trình và hoàn thành bảng. PƯHH Số chất tham gia Số chất tạo thành CaCO3 4 CaO + CO2 H2O2 4 H2O + O2 KNO3 4 KNO2 + O2 KMnO4 4 K2MnO4 + MnO2 + O2 Al(OH)3 4 Al2O3 + H2O CH4 4 C + H2 HgO 4 Hg + O2 Thông báo các phương trình trên là phản ứng phân hủy (?) Phản ứng phân hủy là gì? Cho hs so sánh với phản ứng hóa hợp I./ Điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm Hs xung phong lên bảng làm thí nghiệm Hs quan sát hiện tượng Nêu và giải thích được có khí oxi sinh ra. Hs nêu tên hai chất vừa nung: KMnO4, KClO3 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + 3O2 Hs nhắc lại tính chất vật lý của oxi Tiếp thu kiền thức từ đó khẳng định cách để thu khí oxi. TK: Trong phòng thí ngiệm khí oxi có thể điều chế bằng cách nung nóng các hợp chất giàu oxi. II./ Sản xuất khí Oxi trong công nghiệp Hs đọc thông tin Hs phát biểu: nước và không khí là nguyên liệu chính để sản xuất oxi trong công nghiệp. TK: Trong công nghiệp khí Oxi được sản xuất từ nước và không khí. III./ Phản ứng phân hủy Quan sát hoạt động nhóm hoàn thành bảng PƯHH Số chất tham gia Số chất tạo thành CaCO3 " CaO + CO2 1 2 2H2O2 " 2H2O + O2 1 2 2KNO3 " 2KNO2 + O2 1 2 2KMnO4 " K2MnO4 + MnO2 + O2 1 3 2Al(OH)3 " Al2O3 + 3H2O 1 2 CH4 " C + 2H2 1 2 2HgO "2Hg + O2 1 2 Quan sát kết quả nhận xét rút ra khái niệm phản ứng phân hủy. Phát biểu khái niệm TK: Phản ứng phân hủy là PƯHH trong đó có một chất rinh ra hai hay nhiều chất mới. So sánh nhận ra điểm khác biệt của hai loại phản ứng. 4. Củng cố: Hs đọc ghi nhớ Phản ứng PƯ phân hủy PƯ Hoá hợp C2H2 + O2 CO2 + H2O CH4 " C + 2H2 2Al +3 Cl2 " 2AlCl3 2KMnO4 " K2MnO4 + MnO2 + O2 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 4FeS2 + 11O2 " 2Fe2O3 + 8SO2 2Al(OH)3 " Al2O3 + 3H2O CaCO3" CaO + CO2 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài mới, làm bài tập cuối bài. 6. Rút kinh nghiệm :………………………………………..………………….……………… ……………………………………………………………………………………………………… : Tuần : …22…. Ppct : …43….. NS:12.1.08 ND:..…………… Bài 28 KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY I. Mục tiêu * Kiến thức: Xác định được thành phần % thể tích khí oxi trong không khí qua thí nghiệm, Nêu được các hiện tượng chứng minh sự có mặt các thành phần khác nhau của không khí, các biện pháp bảo vệ không khí. Phân biệt sự cháy, sự oxi hóa chậm, điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy * Kỹ năng: Quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá. * Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học và bảo vệ môi trường nhất là khí quyển. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng. 2. Phương pháp: biểu diễn thí nghiệm,hoạt động nhóm. 3. Đồ dùng dạy học: Bộ dụng cụ xác định thành phần % khí oxi.tranh vẽ ô nhiễm khí quyển. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/. Nêu tên các chất có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ma

File đính kèm:

  • docChương IV-Oxi-Không khí.doc
Giáo án liên quan