1. Kiến thức
- Hiểu được:
+ Vị trí nhóm oxi trong bảng tuần hoàn.
+ Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
+ Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm oxi tương tự nhau, các nguyên tố trong nhóm (trừ oxi) có nhiều số oxi hoá khác nhau.
+ Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm oxi là tính oxi hoá, sự khác nhau giữa oxi và các nguyên tố trong nhóm. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm oxi.
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 6. nhóm oxi bài 40, tiết 62. khái quát về nhóm oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6. NHÓM OXI
Bài 40, tiết 62. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM OXI
Mục tiêu
Kiến thức
- Hiểu được:
+ Vị trí nhóm oxi trong bảng tuần hoàn.
+ Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
+ Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm oxi tương tự nhau, các nguyên tố trong nhóm (trừ oxi) có nhiều số oxi hoá khác nhau.
+ Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm oxi là tính oxi hoá, sự khác nhau giữa oxi và các nguyên tố trong nhóm. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm oxi.
- Biết được: Tính chất của hợp chất với hiđro, hiđroxit.
2. Kĩ năng
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử O, S, Se, Te ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của nhóm oxi là tính oxi hóa dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất oxi hoá của các nguyên tố nhóm oxi quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Giải được một số bài tập hoá học có liên quan đến tính chất đơn chất và hợp chất nhóm oxi – lưu huỳnh.
3. Trọng tâm
- Cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố nhóm oxi.
- Tính chất của các nguyên tố nhóm oxi: Tính chất đơn chất, tính chất hợp chất (Hợp chất với hiđro, hiđroxit)
II. Phương pháp
- Nêu vấn đề, trực quan hình ảnh
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: SGK, bảng HTTH
Học sinh: SGK
IV. Tiến trình lên lớp.
Ổn định tổ chức(1phút): kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ(5 phút)
HS1: Nêu đặc điểm cấu tạo nguyên tử halogen? Các mức oxi hóa có thể có và giải thích?
HS2: Nêu tính chất hóa học đặc trưng của nhóm nguyên tố halogen?.
Bài mới(1 phút)
- Vào bài: Ở chương trước các em đã được tìm hiểu về nhóm halogen, đã được nghiên cứu về vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố trong nhóm halogen. Hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 nhóm mới, nhóm oxi. Để xem chúng có vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất như thế nào chúng ta vào bài ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1 (8 PHÚT)
VỊ TRÍ NHÓM OXI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
GV: Treo bảng tuần hoàn lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau.
Các em quan sát bảng hệ thống tuần hoàn và cho cô biết nhóm VIA bao gồm những nguyên tố nào? Vị trí của từng nguyên tố cụ thể?
Dựa vào sách giáo khoa 1 bạn cho cô biết trạng thái tồn tại và màu sắc ở điều kiện thường của các nguyên tố nhóm VIA?
HS: Đứng tại chỗ trả lời
GV: Kết luận và bổ xung Po không gặp trong tự nhiên. Nó được điều chế trong các phản ứng hạt nhân. Po được nghiên cứu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ.
GV: Như vậy nhóm oxi bao gồm O, S, Se, Te để xem các nguyên tố trong nhóm có diểm gì giống và khác nhau chúng ta sang phần II.
Nhóm VIA
Gồm O S Se Te Po
Chu kì 2 3 4 5 6
Ô 8 16 34 52 84
TT O2(khí) S8(bột) Sen(r) Ten(r)
Màu ko màu vàng nâu đỏ xám
HOẠT ĐỘNG 2(15 PHÚT)
II. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NHỮNG NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM OXI
GV: Yêu cầu HS lên bảng viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIA và biểu diễn trên các obitan.
HS: Lên bảng
GV: Yêu cầu HS nhận xét
- Cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố nhóm oxi giống nhau ở điểm gì?
- Từ đó dự đoán khuynh hướng đặc trưng, tính chất hóa học cơ bản và số oxi hóa trong các hợp chất của các nguyên tố nhóm VIA?
HS: Trả lời
GV: Khi nghiên cứu về các nguyên tố trong nhóm halogen các em đã được biết và giải thích tại sao F chỉ có số oxi hóa -1 mà không có nhiều trạng thái oxi hóa giống như Cl, Br, I. Một bạn nhắc lại cho cô lý do tại sao?
- Tương tự như vậy một bạn cho cô biết oxi có những trạng thái oxi hóa nào? giải thích.
HS: thảo luận trả lời
GV: S, Se, Te có những trạng thái oxi hóa nào? Giải thích.
- Nguyên tử S, Se, Te: do có lớp ngoài cùng có phân lớp d trống → ở trạng thái kích thích có khả năng tạo ra số e độc thân là 4e và 6e → khi các nguyên tử của các nguyên tố này liên kết với nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn → có mức oxi hóa +4, +6.
GV: Lưu ý có một số trường hợp ngoại lệ
1. Giống nhau
↑
↑↓
↑
↑↓
-ns2np4
ns2 np4
- Đều có 6 electron lớp ngoài cùng
- Đều có 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản
- Khuynh hướng R +2e → R-2
→ ns2np6
→ Các nguyên tố nhóm VIA có tính oxi hóa, số oxi hóa đặc trưng là -2
2.Sự khác nhau giữa oxi và các nguyên tố trong nhóm
* Nguyên tử oxi:
ở lớp ngoài cùng có cấu hình electron là:
2s22p4 ↑↓
↑↓
↑
↑
2s2 2p4
Không có phân lớp d trống→không có khả năng tạo số electron độc thân lớn hơn 2 → Mức oxi hóa là: -2, 0, +2
Vd: Al2O3, Na2O, O2, OF2
* Nguyên tử S, Se, Te: do có lớp ngoài cùng có phân lớp d trống → ở trạng thái kích thích có khả năng tạo ra số e độc thân là 4e và 6e → Mức oxi hóa là: +4 hoặc +6
Vd: SO2, SO3, H2SO4,H2SO3
→ Mức oxi hóa đặc trưng nguyên tố nhóm VIA: -2, 0, +4, +6 (trừ O)
- Trường hợp ngoại lệ : Na2S2O3, H2O2, FeS2, Na2O2
HOẠT ĐỘNG 4(10 PHÚT)
III. TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM OXI
GV: Dựa vào bảng độ âm điện trong SGK 1 bạn cho cô biết.
Mức độ tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm oxi và so sánh với các halogen trong cùng chu kì?
Sự biến đổi tính oxi hóa từ O đến Te?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS viết CTPT của hợp chất với hidro, với hidroxit của các nguyên tố nhóm oxi? cho biết tính chất chúng của các hợp chất?
HS: Trả lời
GV: Bổ xung kết luận
Tính chất của đơn chất
Là những nguyên tố phi kim mạnh (trừ Po la kim loại)
Có tính oxi hóa mạnh, tuy nhiên yếu hơn halogen trong cùng chu kì
Tính oxi hóa giảm dần từ O→Te
Tính chất của hợp chất
- Hợp chất với hiđro: H2R
H2O H2S H2Se H2Te
Lỏng ( Khí mùi khó chịu)
-
dd trong nước
- Có tính axit yếu
- Hợp chất hidroxit: H2RO4
H2SO4, H2SeO4, H2TeO4→là những axit
HOẠT ĐỘNG 5 (5 PHÚT)
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
1. Củng cố
- GV yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức đã học
- GV hướng dẫn HS làm bài 5 (sgk)
Bài 5. Có những cấu hình electron sau đây:
a) 1s22s22p63s23p4
b) 1s22s22p63s23p33d1
c) 1s22s22p63s13p33d2
Hãy cho biết:
- Cấu hình electron viết ở trên là của nguyên tử nguyên tố nào?
- Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? Cấu hình electron nào ở trạng thái kích thích?
Hướng dẫn giải:
- Từ cấu hình electron suy ra tổng số electron ở cả 3 cấu hình a, b, c đều bằng 16. Vậy Z=16, nguyên tố là S
- Cấu hình electron a là ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron b,c ở trạng thái kích thích.
2. Dặn dò
- Các em về nhà học bài và làm hết các bài tập trong SGK và SBT.
- Chuẩn bị buổi sau học bài oxi.
File đính kèm:
- Bai 40 Khai quat ve nhom oxi.doc