Bài giảng Chương 6: oxi và lưu huỳnh bài 33: axit sunfuric. muối sunfat

I. Về kiến thức:

 a. Học sinh biết:

• Cách pha loãng axit sunfuric đặc.

• Axit sunfuric loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chất chung của axit. Nhưng axit sunfuric đặc nóng lại có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.

• Vai trò của H2SO4 trong nền kinh tế quốc dân.

• Phương pháp sản xuất H2SO4.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 6: oxi và lưu huỳnh bài 33: axit sunfuric. muối sunfat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH BÀI 33: AXIT SUNFURIC. MUỐI SUNFAT. Tuần Tiết Người soạn Ngày soạn Ngày lên lớp Dạy lớp 27 57 (T3/3) Trần Thị Liên Hương 04/ 03 /2009 09/ 03 /2009 10/9 Ban cơ bản A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: I. Về kiến thức: a. Học sinh biết: Cách pha loãng axit sunfuric đặc. Axit sunfuric loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chất chung của axit. Nhưng axit sunfuric đặc nóng lại có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh. Vai trò của H2SO4 trong nền kinh tế quốc dân. Phương pháp sản xuất H2SO4. b. Học sinh hiểu: * Axit sunfuric (H2SO4) đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh do S có số oxi hóa cao nhất +6, ngoài ra vẫn có tính axit II. Kỹ năng: * Quan sát thí nghiệm , hình ảnh … rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế H2SO4. *Viết PTHH của các phản ứng điều chế H2SO4. * Nhận biết H2SO4 và muối sunfat. III. Tư duy: * Rèn luyện tư duy linh hoạt, có hệ thống kiến thức. * Vận dụng lý thuyết vào bài toán cụ thể, trường hợp cụ thể. IV.Yêu cầu thái độ, tình cảm: * Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác, tính nghiêm túc khoa học. B. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: * Phiếu học tập * Bảng phụ tóm tắt nội dung bài 33. * Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên. * Soạn giáo án. II. Học sinh: * Ôn tập bài cũ, các tính chất của H2SO4. * Chuẩn bị đầy đủ các bài tập có sẵn trong SGK. D. Nội dung tiết học: A. Củng cố kiến thức I. Axit sunfuric: 1. Tính chất vật lí 2. Tính chất hóa học 3. Sản xuất II. Muối sunfat. Nhận biết ion sunfat 1. Muối sunfat. 2. Nhận biết ion sunfat B. Bài tập củng cố 1. Bài tập trắc nghiệm 2. Bài tập tự luận E. Tổ chức hoạt động dạy học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (2ph). Kiểm tra bài cũ: (5ph) Nêu tính chất hóa học cơ bản của H2SO4 loãng. Viết phương trình minh họa. Nêu tính chất hóa học cơ bản của H2SO4 đặc. Viết PTHH minh họa Nhận biết các dung dịch: NaCl, H2SO4, HCl, Na2SO4. Bài mới: TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 1. Hoạt động 1: Dẫn dắt vấn đề Chúng ta đã vừa tìm hiểu một chất rất quan trọng trong đời sống và kĩ thuật, và hôm nay, để kiến thức được khắc sâu hơn, cũng như cách vận dụng các kiến thức vào giải quyết các bài toán có liên quan, ta sẽ cùng nhau đi sang phần luyện tập của bài 33. 2. Hoạt động 2: Củng cố kiến thức 2.1 Tính chất vật lí: GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức vật lí đặc trưng. GV nhắc nhở HS chú ý đến cách pha loãng H2SO4 đặc. 2.2 Tính chất hóa học: GV yêu cầu HS nhắc lại các tính chất hóa học cơ bản của H2SO4, nguyên nhân vì sao H2SO4 đặc có tính chất oxi hóa mạnh. Lấy PTHH minh họa. HS trả lời: có tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh, tính háo nước, H2SO4 có tính oxi hóa mạnh là do có chứa S+6 là số oxi hóa cao nhất ® nhận thêm e, và chuyển về các mức oxi hóa thấp hơn, thể hiện tính oxi hóa. GV yêu cầu HS so sánh tính chất hóa học cơ bản cảu H2SO4 loãng và H2SO4 đặc. 2.3 Sản xuất: GV yêu cầu HS xây dựng sơ đồ sản xuất H2SO4. Bao gồm mấy công đoạn, tên gọị? GV yêu cầu HS viết các PTHH xảy ra. Và chỉ ra các công đoạn cụ thể. 3. Hoạt động 3: Muối sunfat. GV yêu cầu HS nhắc lại: có mấy loại muối sunfat. Tính tan của các muối. Ứng dụng tính tan vào nhận biết ion sunfat. 4. Hoạt động 4: Bài tập củng cố. 4.1 Bài tập trắc nghiệm: 1. Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống: Nước axit sunfuric loãng chất rắn Chất lỏng thu nhiệt tính oxi hóa mạnh Cô đặc tỏa ra nhiều nhiệt chất khí Axit tính khử mạnh pha Axit sunfuric đặc Axit sunfuric là …… không màu, không bay hơi. Nó tan vô hạn trong nước và khi hoà tan ........, do đó khi muốn .......... axit sunfuric đặc,người ta phải rót từ từ ......vào ...... mà không làm ngược lại. ................ có tính chất như tính chất của các axit thông thường. Còn ................ có .................... và tính háo nước. Đáp án: Axit sunfuric là ||chất lỏng|| không màu, không bay hơi. Nó tan vô hạn trong nước và khi hoà tan ||toả ra rất nhiều nhiệt||, do đó khi muốn ||pha || axit sunfuric đặc,người ta phải rót từ từ ||axit|| vào ||nước|| mà không làm ngược lại. ||Axit sunfuric loãng|| có tính chất như tính chất của các axit thông thường. Còn ||axit sunfuric đặc|| có ||tính oxi hoá mạnh|| và tính háo nước. 2. Để pha loãng axit sunfuric đặc, người ta phải: A. Đổ từ từ nước vào axit B. Đổ từ từ axit vào nước C. Đổ nhanh axit vào nước D. Đổ nhanh nước vào axit. Đáp án: B 3. H2SO4 loãng tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây: A. Cu, Fe, NaOH, BaCl2. B. Fe, Zn, NaOH, BaCl2. C. CuO, Fe, NaOH, Na2SO4. D. Cu, Mg, FeO, NaNO3. Đáp án: B 4. Điều chế muối Fe (III) sunfat trong phòng thí nghiệm, một học sinh cho: A. Sắt (III) oxit + dung dịch H2SO4 loãng B. Sắt (III) hidroxit + dung dịch H2SO4 loãng C. Sắt + dung dịch H2SO4 loãng D. Sắt + dung dịch H2SO4 đặc, nóng Hãy cho biết phương án nào sai? Đáp án: C 5. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Để nhận biết ion sunfat, người ta dùng muối Natri. B. Hầu hết các muối sunfat đều không tan. C. Axit sunfuric đặc làm than hóa các chất hữu cơ. D. Axit sunfurric đặc là chất oxi hóa mạnh, nó oxi hóa được cả vàng. Đáp án: C 6. Cặp chất nào không xẩy ra phản ứng. A. Al + dung dịch H2SO4 loãng B. Al + H2SO4 đặc, nguội C. dd BaCl2 + dd H2SO4 D. Ca(OH)2 + dd H2SO4. Đáp án: B Bài tập tự luận; 1. H2SO4 đặc có thể làm khô được khí nào trong các khí sau: H2S, SO2, CO2. Giải: Có thể làm khô CO2, SO2. Do các khí này không phản ứng với H2SO4. H2SO4 đặc không làm khô được H2S vì có phản ứng: H2SO4 đặc nóng + 3H2S ® 4S + H2O 3H2SO4 đặc nóng + H2S ® 4SO2 + H2O 2. Dùng các thuốc thử nhận biết các dung dịch: H2SO4, NaCl, Na2SO4, NaNO3. Giải: Dùng quỳ tím nhận biêt được: H2SO4. Tiếp theo: dùng dung dịch BaCl2 nhận biết được Na2SO4. Tiếp theo : dùng dung dịch AgNO3 nhận biết NaCl. Còn lại là NaNO3. 3. Từ 3,2 tấn S có thể điều chể bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 98%. A. 9,00 B. 9,60 C. 10 D. 9,8 Đáp án: C. 100 90 98 Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 90% thì có thể thu được bao nhiêu tấn H2SO4 98% trên? 98 100 32 Mdd H2SO4 98% = 3,2 ´ ´ ´ = 9,00 4. Cho 7,8 g hỗn hợp 2 kim loại là Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). a. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra. b. Viết khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. c. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M đã tham gia phản ứng. LUYỆN TẬP A. Kiến thức: I. AXIT SUNFURIC 1. Tính chất vật lí Lưu ý: Cách pha loãng H2SO4 đặc: đổ từ từ axit vào nước. 2. Tính chất hóa học: Tính axit mạnh tính háo nước Tính oxi hóa mạnh 3. Sản xuất: Gồm 3 công đoạn chính: điều chế SO2 điều chế SO3 hấp thụ SO3 bằng H2SO4 II. MUỐI SUNFAT. 1. Phân loại và tính tan 2. Nhận biết: Thuốc thử: dung dịch BaCl2. 5. Hoạt động 5: Dặn dò: HS về nhà làm tất cả các bài tập của bài 33 và ôn tập lại kiến thức của bài 33. Chuẩn bị cho tiết luyện tập oxi – lưu huỳnh. Tổng kết kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… G. Nhận xét của GVHD: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Đà Nẵng, ngày 04 tháng 3 năm 2009 BCĐTTSP GVHDGD GSTT

File đính kèm:

  • docbai 33 t3 luyen tap h2so4.doc
Giáo án liên quan