1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan:
A. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm
B. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
16 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương I. bằng chứng và cơ chế tiến hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ
CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan:
A. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm
B. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
2. Cơ quan tương tự là những cơ quan:
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
3. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh:
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song song. D. phản ánh nguồn gốc chung.
4. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung.
5. Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. Nhiễm sắc thể B. Kiểu gen C. Alen D. Kiểu hình
6. Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là
A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.
C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.
D. thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
7. Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên:
A. Tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
B. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. là nhân tố làm thay đổi mARNần số alen không theo một hướng xác định.
D. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
8. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là:
A. cách li địa lí. B. chọn lọc tự nhiên. C. tập quán hoạt động. D. cách li sinh thái
9. Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp
A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
10. Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. tất cả các biến dị đều di truyền được
C. không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
11. Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải:
A. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
C. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.
12. Các loại sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:
A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B. chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
13. Hình thành loài mới:
A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật
B. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn.
C. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
D. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
14. Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT:
A. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
B. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
C. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
D. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
15. Theo quan niệm của Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là:
A. nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.
C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu. D. sự thích nghi ngày càng hợp lý.
16. Theo Lamác nguyên nhân tiến hoá là do:
A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên
17. Theo Lamac cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
18. Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là:
A. sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp. B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.
C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu. D. tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.
19. Theo Lamac loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân nhánh D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
20. Đóng góp quan trọng của học thuyết Lamac là:
A. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật.
B. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp.
C. đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn.
D. đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật.
21. Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng
A. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
B. những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.
C. mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.
D. mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới và trải qua quá trình lịch sử lâu dài các biến đổi đó trở thành các đặc điểm thích nghi.
22. Theo quan điểm Lamac, hươu cao cổ có cái cổ dài là do:
A. ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi. B. ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng.
C. kết quả của chọn lọc tự nhiên. D. ảnh hưởng của tập quán hoạt động.
23. Đác Uyn quan niệm biến dị cá thể là:
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
24. Theo Đác Uyn nguyên nhân tiến hoá là do:
A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.
25. Theo Đác Uyn cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên:
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
26. Theo Đác Uyn loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân nhánh từ một nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
27. Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:
A. tiến hoá phân nhánh trong chọn lọc nhân tạo. B. tiến hoá phân nhánh trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.
28. Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là
A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định.
29. Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành:
A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
D. những biến dị cá thể.
30. Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhiễm sắc thể.
31. Sự thích nghi của một cá thể theo học thuyết Đác Uyn được đo bằng
A. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản. B. số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn.
C. sức khoẻ của cá thể đó. D. mức độ sống lâu của cá thể đó.
32. Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là:
A. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.
B. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.
C. Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền.
D. sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.
33. Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Đacuyn cho rằng các loài:
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
34. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đac uyn là chưa:
A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.
35. Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là quá trình:
A. đột biến làm phát sinh các đột biến có lợi.
B. đột biến và quá trình giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.
C. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.
D. các cơ chế cách ly thúc đẩy sự phân hoá của quần thể gốc.
36. Ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể?
A. Lamác B. Menden C. Đacuyn D.Kimura
37. Khái niệm biến dị cá thể theo Đacuyn:
A. Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định, là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
B. Sự tái tổ hợp lại các gen trong quá trình di truyền do hoạt động sinh sản hữu tính
C. Do sự phát sinh các đột biến trong quá trình sinh sản D. B và C đúng
38. Theo Đacuyn quá trình nào dưới đây là nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hoá:
A. Những biến đổi đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
B. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh và của tập quán hoạt động ở động vật
C. Các biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định ở từng cá thể riêng lẻ
D. A và C đúng
39. Theo Đacuyn chọn lọc nhân tạo (CLNT) là một quá trình trong đó:
A. Những biến dị có hại bị đào thải, những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người được tích luỹ.
B. CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng
C. Sự chọn lọc có thể được tiến hành ở mỗi loài vật nuôi hay cây trồng theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng
D. Tất cả đều đúng
40. Phát biểu nào dưới đây không phải là nội dung của quá trình chọn lọc nhân tạo (CLNT) trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn:
A. CLNT là một quá trình đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
B. CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.
C. CLNT là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi nhưng chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố quyết định tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng
D. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng
41. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn cho khoa học:
A. Giải thích được nguyên nhân phát sinh các biến dị B. Giải thích được cơ chế di truyền của các biến dị
C. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung và giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật D. A và B đúng
42. Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn:
A. Giải thích không thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi
B. Đánh giá chưa đúng vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hoá
C. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị
D. Chưa giải thích đươc đầy đủ quá trình hình thành loài mới
43. Theo Đacuyn quá trình nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật:
A. Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong một thời gian dài
B. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển của cá thể và của loài
C. Sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên
D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật
44. Theo học thuyết tiến hoá của Đacuyn cơ chế nào dưới đây là cơ chế chính của quá trình tiến hoá của sinh giới
A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại dưới tác động của chọn loc tự nhiên
B. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
C. Sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự biến đổi dần dà và liên tục của loài
D. Sự tích lĩy các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định
45. Phát biểu nào dưới đây không nằm trong nội dung của học thuyết Đacuyn:
A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung
B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân nhánh
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
D. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải
46. Tiến hoá nhỏ là quá trình:
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
47. Tiến hoá lớn là quá trình :
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
48. Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng về tiến hoá nhỏ là:
A. tiến hoá nhỏ là hệ quả của tiến hoá lớn. B. quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp.
C. quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
D. tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
49. Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ:
A. phân tử. B. cơ thể. C. quần thể. D. loài.
50. Theo Kimura sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các :
A. đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. biến dị có lợi không liên quan gì tới chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến trung tính không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. đột biến không có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
51. Yếu tố không duy trì sự đa hình di truyền của quần thể là:
A. trạng thái lưỡng bội của sinh vật. B. ưu thế dị hợp tử.
C. các đột biến trung tính. D. ưu thế đồng hợp tử.
52. Thành phần kiểu gen của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu như:
A. đột biến, giao phối không nhẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên.
B. đột biến, giao phối ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen. C. đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen
D. chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, các cơ chế cách ly.
53. Thường biến không phải là nguồn nguồn nguyên liệu của tiến hoá vì:
A. đó chỉ là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen.
B. chỉ giúp sinh vật thích nghi trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của điều kiện sống.
C. phát sinh do tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
D. chỉ phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
54. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là:
A. đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. giao phối. D. quá trình giao phối.
55. Đa số đột biến là có hại vì:
A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể. B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.
C. làm mất đi nhiều gen. D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
56. Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra:
A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài. D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.
57. Điều không đúng khi nói đột biến là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá :
A. Tất cả các đột biến đều biểu hiện ra kiểu hình mới có khả năng thích nghi cao.
B. Đột biến phần lớn là có hại nhưng khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó.
C. Giá trị thích của đột biến còn có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen, nó có thể trở thành có lợi.
D. Nhờ quá trình giao phối, các đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
58. Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì
A. các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
B. so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh sản của cơ thể.
C. tần số xuất hiện lớn. D. là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới.
59. Điều không đúng về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá là:
A. tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp. B. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể.
C. trung hoà tính có hại của đột biến. D. làm cho các đột biến trội có hại tồn tại ở trạng thái dị hợp.
60. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là
A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau.
B. phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể:
D. quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể.
61. Theo quan niệm hiện đại thực chất của quá trình chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá:
A. khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. B. giữa các cá thể trong loài.
C. giữa các cá thể trong loài. D. phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong loài.
62. Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là:
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể.
63. Tác động chọn lọc sẽ tạo ra ưu thế cho thể dị hợp tử là chọn lọc chống lại:
A. đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. alen thể dị hợp.
64. Trong một quần thể, giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 0,0; Aa = 1,0; aa = 0,0 phản ánh quần thể đang diễn ra:
A. chọn lọc định hướng. B. chọn lọc ổn định.
C. chọn lọc gián đoạn hay phân li. D. sự ổn định và không có sự chọn lọc nào.
65. Theo quan niệm hiện đại kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên là sự:
A. sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. B. sự sống sót của những cá thể thích nghi hơn.
C. hình thành nên loài mới. D. sự phát triển ưu thế của những kiểu hình thích nghi hơn.
66. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là:
A. cá thể. B. quần thể. C. nòi. D. loài.
67. Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì quần thể :
A. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, đa hình về kiểu gen và kiểu hình, cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
B. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
C. có cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
D. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, là hệ gen kín, không trao đổi gen với các loài khác.
68. Quần thể giao phối được coi là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì:
A. đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
B. có cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá. C. là hệ gen kín, không trao đổi gen với các loài khác.
D. có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do trong quần thể, phụ thuộc nhau về mặt sinh sản, hạn chế giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong loài
69. Cá thể không thể là đơn vị tiến hoá vì:
A. mỗi cá thể chỉ có một kiểu gen, khi kiểu gen đó bị biến đổi, cá thể có thể bị chết hoặc mất khả năng sinh sản, đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài. B. đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài
C. cá thể có thể không xảy ra đột biến nên không tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
D. cá thể không đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
70. Ngẫu phối là nhân tố:
A. làm biến đổi tần số các alen của quần thể. B. thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá. D. thay đổi vốn gen của quần thể.
71. Đối với quần thể có kích thước lớn, trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là :
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến.
C. quá trình giao phối. D. các cơ chế cách li.
72. Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. các cơ chế cách ly.
73. Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là
A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.
B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.
C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các len, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.
D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.
74. Đối với quần thể có kích thước nhỏ, trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là
A. đột biến. B. di nhập gen. C. c
File đính kèm:
- trac nghiem sinh 12 hoc ki 2.doc