Bài giảng Chương I . các loại hợp chất vô cơ

Câu 1: Phát biểu sau đúng hay sai

a. Oxit axit là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước.

b. Oxit bazo là những oxit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành dung dịch bazo.

c. Oxit lưỡng tính là những oxit vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazo tạo muối và nước.

Oxit trung tính là những oxit không tác dụng với axit, bazo, mước

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương I . các loại hợp chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG BÀI TẬP CỦNG CỐ Chương I . CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Dạng 1 : các khái niệm Câu 1: Phát biểu sau đúng hay sai Oxit axit là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước. Oxit bazo là những oxit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành dung dịch bazo. Oxit lưỡng tính là những oxit vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazo tạo muối và nước. Oxit trung tính là những oxit không tác dụng với axit, bazo, mước. Câu 2: Kết luận nào sau đây là không đúng? CaO là oxit bazo Al2O3 là oxit lưỡng tính. CO là oxit không tạo muối. NO là oxit axit. Câu 3: Nhóm chỉ gồm oxit axit là: CaO, CO2, SiO2 Mn2O7, SO2, SiO2 CO2, NO, SO3 CO2, P2O5, NO Câu 4: Kết luận đúng trong các kết luận sau là. H2CO3, H2SO4 đều là axit mạnh. NaOH, Cu(OH)2 đều là bazo tan. MgCl2, Fe2(SO4)3 đều là muối tan. ZnO, FeO đều là oxit lưỡng tính. Câu 5 : Phản ứng trong đó các chất tham gia phản ứng trao đổi hợp phần cấu tạo để tạo ra chất mới, gọi là phản ứng: a. Hóa hợp b. Phân hủy c. Trao đổi c. Thế . Câu 6: Phản ứng trung hòa là phản ứng trao đổi xảy ra giữa : Kim loại + dung dịch axit. Bazo + dung dịch axit. Phi kim + dung dịch bazo. Kim loại + dung dịch muối. Dạng 2 : mối quan hệ giữa các chất vô cơ. Câu 1: Cho ví dụ các loại hợp chất oxit axit, oxit bazo, bazo, axit, muối( mỗi loại 3 ví dụ) Câu 2: Viết sơ đồ minh họa cho chuyển hóa: Kim loại → oxit bazo → bazo → muối Phi kim → oxit axit → Axit → muối axit → muối trung hòa. Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa. Kim loại → oxit bazo → bazo → muối. Trường hợp các chuyển hóa trong sơ đồ đều là chuyển hóa trực tiếp thì sơ đồ này có thể áp dụng cho kim loại Cu không? Vì sao? Làm thế nào để đều chế Cu(OH)2 từ Cu bằng 2 phản ứng. Dùng kim loại nào thì có thể thực hiện chuyển hóa trực tiếp từ kim loại → bazo Câu 4. a/ Lập mối quan hệ điều chế muối từ sơ đồ sau: Kim loại Phi kim Oxit bazo Oxit axit Bazo Axit Muối Muối Câu 5: Cho các chất : MgO, Mg, Mg(OH)2, MgCl2, MgCO3, MgSO4. Tự sấp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hóa hợp lý, ứng với mỗi mũi tên là một phản ứng trực tiếp. viết phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa đó. Dạng 3. Tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ Câu 1: Lập bảng tóm tắt tính chất hóa học của các chất : oxit axit, oxit bazo, bazo, axit, muối. Câu 2: Nêu điều kiện để các phản ứng trao đổi giữa muồi và axit, muối và bazo, muối và muối xảy ra. Câu 3: Nhóm các chất đều tác dụng với CaO là: CO, H2O, dung dịch HCl. P2O5 , H2O dung dịch H2SO4. SO2, NaOH, dung dịch HNO3. SO3, H2O, Cu(OH)2. Câu 4: Không thể dung CaO để làm khô: a. khí CO b. khí N2 c. khí H2 d. khí CO2 Câu 5. Nhóm các oxit bazo đều tan trong nước là . a. CuO, CaO, BaO b. Na2O, FeO, BaO. c. ZnO,K2O, N2O5 d. Na2O,CaO,BaO Câu 6: Nhóm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl tạo muối và nước là: a. CuO, FeO, SiO2 b. BaO, ZnO, CO c. FeO, Fe2O3, SO3 d. BaO, Al2O3, FeO Câu 7: Nhóm các oxit tác dụng với dung dịch NaOH tạo muối và nước là: a. CO2, SO2 , ZnO b. CO2, P2O5, FeO c. CO2, SO2, CuO d. N2O5, SO2, Fe2O3 Câu 8: Nhóm các kim loại đều tan được trong dung dịch H2SO4 loãng tạo muối và khí H2 a. Cu, Fe, Zn b. Fe, Ag, Ni c. Fe, Mg, Al d. Al, Pb, Cu Câu 9: Nhóm các muối khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng đều sinh khí là. a. Na2SiO3, NaHCO3, NaCl b. Na2CO3, Na2SO4, NaHSO3 b. NaHCO3, FeS, K2SO3, c. FeS, MgCO3, KNO3 Câu 10: Nhóm các muối tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2 đều sinh kết tủa là. a. CuCl2, FeCl2, KNO3 b. MgCl2, FeCl3, Na2CO3 c. CuSO4, FeCl3, NaCl. d. MgSO4, NaHCO3, NH4Cl. Câu 11: Cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch trong các cặp chất sau là: a. MgCl2 + Na2CO3 b. FeCL2 + AgNO3 c. ZnSO4 + HCl d. NaHCO3 + NaOH . Câu 12: Trong 4 cặp chất sau đây , cặp chất không thể tồn tại trong cùng một dung dịch là. a. Ba(OH)2 + NaNO3 b. AgNO3 + HNO3 c. NaHCO3 + CaCl2 d. Mg(NO3)2 + KOH. Dạng 4: Phan biệt hóa chất , tinh chế hóa chất và tách riêng chất. Câu 1: Có thể dung dung dịch phenolphthalein để phân biệt hai dung dịch riêng biệt nào sau đây. a. HCl , NaHSO4, b. NaOH, Ca(OH)2 c. KCl, Ba(OH)2 d. CaCl2, KNO3 Câu 2: Để phân biệt dung dịch HCl và H2SO4 nên dung: a. Qùy tím. b, Na2CO3 c. NaOH d. BaCl2 Câu 3: Để phân biệt dung dịch CaCl2 , MgCl2 nên dung: Dung dịch AgNO3, b. dung dịch Na2CO3 c. dung dịch NaOH d. dung dịch Na3PO4 Câu 4: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau: NaCl, KNO3, HCl, H2SO4, Na2SO4 NaOH, Ca(OH)2, Na2SO4 Na2CO3, NaCl, Na2SO4, NaNO3, Na3PO4 Câu 5: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất bột trắng sau: CaO, P2O5, CaCO3, BaSO4 Câu 6: Trình bày cách tách riêng hai chất khí ra khỏi nhau : CO2 và O2 Câu 7: Trình bày cách tinh chế muối ăn có lẫn các muối MgCl2 và CaCl2. Dạng : Bài tập định lượng Trắc nghiệm: Câu 1: Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dung để trung hòa vừa đủ 200gam dung dịch H2SO4 9,8% là: 100ml b. 200ml c. 300ml d. 400ml Câu 2: Tron dung dịch có 1 gam NaOH với dung dịch có 1 gam H2SO4 thu được dung dịch A có Ph : = 7 b. 7 d. = 1 Câu 3: Khối lượng dụng dịch NaOH 8% tối thiểu cần dung để hấp thụ hết 4,48 lit khí SO2 ở đktc tạo muối axit là: a. 50gam b. 100gam c. 200gam d. 400gam Câu 4: Cho 200ml dung dịch NaOH 3M tác dụng với 100ml dung dịch FeCl3 1M thu được a gam kết tủa. giá trị của a là: 5,35 gam b. 9,0 gam c. 10,7 gam d. 21,4 gam Câu 5: Cho một lượng hổn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 2M tạo được 2 muối có tỉ lệ mol 1:1 . khối lượng CuO trong hổn hợp là: 4 gam b. 8 gam c. 12 gam d. 16 gam. Câu 6 Cho dung dịch chứa 0,01 mol AlCl3 và 0,02 mol MgCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy xuất hiện a gam kết tủa. giá trị của a là: 0,58 gam b. 1,16 gam c. 1,36 gam d. 2,72 gam. Tính % khối lượng các oxit: Câu 7: Cho một hỗn hợp A gồm MgO và CuO, 16 gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 3M. Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp. Câu 8: Cho 3,36 lit hỗn hợp SO2 và CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 17 gam kết tủa. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch axit, bazo, muối trong phản ứng. Tính nồng độ dung dịch Câu 9: Tính thể tích dung dịch HCl 29,2% ( D=1,25g/ml) cần dung để trung hòa vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 2M . Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch thu được sau khi trộn nếu sự pha trộn không làm thay đổi thay đổi thể tích. Câu 10: a) Để hòa tan vừa đủ 16 gam CuO cần vừa đủ 200 gam dung dịch H2SO4 thu được dung dịch A . Tính C% dung dịch H2SO4. b) Dung dịch A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH tạo ra a gam kết tủa . Tính CM của dung dịch NaOH và a. Câu 11: Để hòa tan vừa đủ 21,2 gam hổn hợp CaCO3 và CaO cần vừa đủ 200 gam dung dịch HCl, thu được dung dịch X và 2,24 lit khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính % khối lượng trong mỗi chất , C% dung dịch HCl và C% chất tan trong dung dịch X. Câu 12: Trộn 30 gam dung dịch BaCl2 20,8% với 20gam dung dịch H2SO4 19,6% thu được A gam chất kết tủa , dung dịch B . Tính Agam và C% các chất trong dung dịch B . Tính khối lượng dung dịch NaOH 5M ( D= 1,2 g/ml) cần dùng để trung hòa vừa đủ dung dịch B. Xác định công thức hóa học Câu 13: 8 gam một oxit kim loại R hóa trị II tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 1M . Xác định công thức oxit. Câu 14: 200gam dung dịch ROH 8,4% ( R là kim loại kiềm) tác dụng vừa đủ vói 200ml dung dịch HCl 1,5M . Xác định R. Câu 15 : Cho 0,02 mol một loại muối clorua của kim loại R hóa trị III tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,14 gam kết tủa . Xác định công thúc của muối ban đàu.

File đính kèm:

  • doccau hoi on tap chuong 1 hoa9.doc