50 câu hỏi trắc nghiệm hóa học

Cho các chất sau: NH3, HCl, SO3, N2. Kiểu liên kết hoá học chung của các chất trên là liên kết:

 A. cộng hoá trị phân cực. B. cộng hoá trị không phân cực.

 C. cộng hoá trị. D. phối trí.

doc9 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 50 câu hỏi trắc nghiệm hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cho các chất sau: NH3, HCl, SO3, N2. Kiểu liên kết hoá học chung của các chất trên là liên kết: A. cộng hoá trị phân cực. B. cộng hoá trị không phân cực. C. cộng hoá trị. D. phối trí. Heli là một loại khí nhẹ thứ hai, chỉ sau khí hiđro. Tuy nhiên, loại khí này không gây cháy, nổ như hiđro, do đó heli có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong khí cầu, nhằm tăng độ an toàn. Vì sao heli lại bền? Lí do nào sau đây là đúng nhất? A. He có 8 electron ở lớp ngoài cùng. B. He được tìm thấy đầu tiên trong quang phổ mặt trời. C. He có 2 electron ngoài cùng. D. He đã có lớp vỏ ngoài cùng bão hòa. Cặp phân tử nào sau đây có hình dạng phân tử giống nhau nhiều nhất? A. BeH2 và H2O B. BF3 và NH3 C. CO2 và SiO2 D. BeH2 và C2H2. Khi cặp electron chung được phân bố một cách đối xứng giữa hai nguyên tử liên kết, người ta gọi liên kết trong các phân tử trên là liên kết: A. cộng hoá trị phân cực. B. cộng hoá trị không phân cực. C. cộng hoá trị. D. phối trí. Trong các hợp chất, flo luôn luôn có số oxi hoá âm. Lí do nào là đúng nhất? A. Flo là nguyên tố hóa học có độ âm điện cao nhất. B. Nguyên tử flo có 9 electron liên kết chặt chẽ với hạt nhân. C. Lớp ngoài cùng của flo có 7 electron liên kết chặt chẽ với hạt nhân. D. Flo là nguyên tố hóa học có năng lượng ion hóa nhỏ nhất. Cho 20,0g hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư ta thấy có 11,2 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối clorua? A. 50,0g B. 55,5g C. 60,0g D. 60,5g. Cation X+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là3p6. Nguyên tố X không có tính chất nào sau đây? A. Nhuộm màu ngọn lửa xanh thành tím nhạt. B. Đơn chất X tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm. C. Đơn chất X tác dụng với clo tạo thành muối tan trong nước. D. Nguyên tố X thể hiện nhiều trạng thái oxi hóa trong các hợp chất. Một nguyên tố Y thường bị gán cho là nguyên nhân gây ra bệnh mất trí nhớ. Trong các hợp chất, Y thể hiện số oxi hoá duy nhất là +3. Y là nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây ? A. Fe. B. Cr. C. Al. D. Tl. Khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, cần 4,48 lít CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là: A.14,5g B. 15,5g C. 14,4g D. 16,5g. Hỗn hợp E gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 2,6g. Cho khí CO dư đi qua E đun nóng, khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 10g kết tủa trắng. Khối lượng sắt trong E là: A. 1,0g B. 1,1g C. 1,2g D. 2,1g. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt trùng của clo là do: A. clo độc nên có tính sát trùng. B. clo có tính oxi hoá mạnh. C. có HClO là chất oxi hoá mạnh. D. Có HCl độc, sát trùng. Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 - 15 phút. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch NaCl là do: A. tạo ra ion Cl- có tính khử. B. vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu. C. dung dịch NaCl độc. D. một lí do khác. Phân kali - KCl một loại phân bón hoá học được tách từ quặng xinvinit: NaCl.KCl dựa vào sự khác nhau giữa KCl và NaCl về: A. nhiệt độ nóng chảy. B. sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ. C. tính chất hoá học. D. nhiệt độ sôi. Dung dịch axit HCl đặc nhất ở 200C có nồng độ là: A. 27% B. 47% C. 37% D. 33% Axit clohiđric có thể tham gia phản ứng oxi hoá- khử với vai trò: A. là chất khử B. là chất oxi hoá C. là môi trường D. A, B, C đều đúng. Brom đơn chất không tồn tại trong tự nhiên, nó được điều chế nhân tạo. Hãy cho biết trạng thái nào là đúng đối với bom đơn chất ở điều kiện thường? A. Rắn B. Lỏng C. Khí D.Cả rắn, lỏng và khí. Cho dãy axit HF, HCl, HBr, HI. Theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đổi theo chiều nào sau đây? A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không thay đổi D. Vừa tăng vừa giảm Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để huỷ hết lượng brom lỏng chẳng may bị đổ với mục đích bảo vệ môi trường, có thể dùng một hoá chất thông thường dễ kiếm nào sau? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Ca(OH)2 . C. Dung dịch NaI. D. Dung dịch KOH. Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây? A. Dung dịch natri hiđrocacbonat. B. Nước đun sôi để nguội. C. Nước đường saccarozơ. D. Một ít giấm ăn. Hãy chọn phương án đúng. Để thu khí clo trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng dụng cụ nào sau đây? Hình 1 Hình 2 Hình 3 H2O Cl2 Cl2 Cl2 Hình 1. Hình 2. Hình 3. A, B, C đều đúng. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lit hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỷ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu là: A. 40 và 60. B. 50 và 50. C. 35 và 65. D. 45 và 55. Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lit khí SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch ở áp suất và nhiệt độ thấp thì thu được: A. Hỗn hợp hai muối NaHSO3, Na2SO3. B. Hỗn hợp hai chất NaOH, Na2SO3. C. Hỗn hợp hai muối NaHSO3, Na2SO3 và NaOH dư. D. Các phương án trên đều sai. SO2 vừa có tính chất oxi hóa vừa có tính khử, bởi vì trong phân tử : A. S có mức oxi hóa trung gian. B. S có mức oxi hóa cao nhất. C. S có mức oxi hóa thấp nhất. D. S có cặp electron chưa liên kết. Phản ứng hóa học nào sau đây là sai? A. 2H2S + O2 đ 2S + 2H2O, thiếu oxi. B. 2H2S + 3O2 đ 2SO2 + 2H2O, thừa oxi. C. H2S + 2NaCl đ Na2S + 2HCl D. H2S + 4Cl2 + 4H2O đ H2SO4 + 8HCl Cho hỗn hợp FeS và FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc, dư và đun nóng, người ta thu được một hỗn hợp khí A. Hỗn hợp A gồm: A. H2S và CO2. B. H2S và SO2. C. SO2 và CO2. D. CO và CO2 Dung dịch KI không màu. Nếu để lâu ngày, dung dịch trên có màu vàng hơi nâu. Nguyên nhân nào sau đây là phù hợp? A. Hợp chất KI kém bền, bị phân hủy tạo thành iot tự do. B. Do tác dụng chậm của oxi không khí với KI tạo thành iot tự do. C. Iot tác dụng với KI tạo thành KI3 là quá trình thuận, nghịch. D. B và C đúng. Một cốc thủy tinh chịu nhiệt, dung tích 20ml, đựng khoảng 5gam saccarozơ. Thêm vào cốc khoảng 10ml dung dịch H2SO4 đặc, dùng đũa thủy tinh trộn đều hỗn hợp. Hãy chọn phương án đúng trong số các miêu tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm: A. saccarozơ chuyển từ màu trắng sang màu đen. B. có khí thoát ra làm tăng thể tích của khối chất rắn màu đen. C. sau 30 phút, khối chất rắn xốp màu đen tràn ra ngoài miệng cốc. D. A, B, C đều đúng. Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm: A. H2S và CO2. B. H2S và SO2. C. SO3 và CO2. D. SO2 và CO2 Cho V lit khí SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch brom dư. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào hỗn hợp trên thì thu được 2,33g kết tủa. V nhận giá trị nào trong số các phương án sau? A. 0,112 lit B. 0,224 lit C. 1,120 lit D. 2,24 lit. Thêm từ từ dung dịch BaCl2 vào 300ml dung dịch Na2SO4 1M cho đến khi khối lượng kết tủa bắt đầu không đổi thì dừng lại, hết 100ml. Nồng độ mol/L của dung dịch BaCl2 là: A. 3,0M. B. 0,3M. C. 0,03M. D. 0,003M Chọn khái niệm đúng nhất về hoá học Hữu cơ. Hoá học Hữu cơ là ngành khoa học nghiên cứu: A. các hợp chất của cacbon. B. các hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2. C. các hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2, muối cacbonat, các xianua. D. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống. Cho hỗn hợp hai chất là etanol (ts = 78,3oC) và axit axetic (ts = 118oC). Để tách riêng từng chất, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây: A. Chiết. B. Chưng cất thường. C. Lọc và kết tinh lại. D. Chưng cất ở áp suất thấp. Để xác định thành phần % của nitơ trong hợp chất hữu cơ người ta dẫn liên tục một dòng khí CO2 tinh khiết đi qua thiết bị nung chứa hỗn hợp nhỏ (vài miligam) chất hữu cơ với CuO. Sau đó nung hỗn hợp và dẫn sản phẩm oxi hoá lần lượt đi qua bình đựng H2SO4 đặc và bình đựng dung dịch NaOH đặc, dư. Khí còn lại là nitơ (N2) được đo thể tích chính xác, từ đó tính được % của nitơ. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Bình đựng H2SO4 đặc có mục đích giữ hơi nước trong sản phẩm. B. Bình đựng NaOH đặc, dư có mục đích giữ cacbonic trong sản phẩm. C. Thiết bị này không thể định lượng được nguyên tố cacbon. D. Thiết bị này không thể định lượng được nguyên tố hiđro. Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (tos 36oC), hexan (tos 69oC), heptan (tos 98oC), octan (tos 126oC), nonan (tos 151oC). Có thể tách riêng từng chất trên bằng cách chưng cất: A. lôi cuốn hơi nước. B. phân đoạn. C. áp suất thấp. D. thường. Sản phẩm chính của sự cộng hợp hiđroclorua vào propen là: A. CH3CHClCH3. B. CH3CH2CH2Cl. C. CH2ClCH2CH3. D. ClCH2CH2CH3. Đặc điểm cấu tạo nào của phân tử etilen là sai? A. Tất cả các nguyên tử đều nằm trên một mặt phẳng, các obitan nguyên tử C lai hoá sp2, góc lai hoá 1200.. B. Có liên kết đôi giữa hai nguyên tử C, trong đó có một liên kết s bền và một liên kết p kém bền. C. Liên kết s được tạo thành bởi sự xen phủ trục sp2- sp2, liên kết p hình thành nhờ sự xen phủ bên p - p. D. Có liên kết đôi giữa hai nguyên tử C, trong đó có một liên kết s kém bền và một liên kết p bền. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam một anken X ở thể khí trong những điều kiện bình thường, có tỷ khối so với hiđro là 28 thu được 8,96 lit khí cacbonic (đktc). Công thức cấu tạo nào không phải của X? A. CH2=CH-CH2CH3 B. CH2=C(CH3)CH3 C. CH3CH=CHCH3 D. CH3CH=C(CH3)CH3. Các rượu bậc 1, 2, 3 được phân biệt bởi nhóm OH liên kết với nguyên tử C có: A. Số thứ tự trong mạch là 1, 2, 3. B. Số orbitan p tham gia lai hoá là 1, 2, 3. C. 1, 2, 3 liên kết với các nguyên tử C khác. D. A, B, C đều sai. Tính chất bazơ của metylamin mạnh hơn của anilin vì: A. Khối lượng mol của metylamin nhỏ hơn. B. Nhóm metyl làm tăng mật độ e của nguyên tử N. C. Nhóm phenyl làm giảm mật độ e của nguyên tử N. D. B và C đúng. Axit fomic có phản ứng tráng gương vì trong phân tử: A. có nhóm chức anđehit CHO. B. có nhóm chức cacboxyl COOH . C. có nhóm cabonyl C=O. D. có nhóm -OH. Các amin được sắp xếp theo chiều tăng của tính bazơ là dãy: A. C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH. B. CH3NH2, (CH3)2NH, C6H5NH2. C. C6H5NH2, (CH3)2NH, CH3NH2. D. CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH. Tính chất axit của dãy đồng đẳng của axit fomic biến đổi theo chiều tăng của khối lượng mol phân tử là: A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. vừa giảm vừa tăng. Cho một dãy các axit: butanoic, propionic, acrylic. Từ trái sang phải tính chất axit của chúng biến đổi theo chiều : A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. vừa giảm vừa tăng. Glixerol phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, còn etanol không phản ứng vì: A. Độ linh động của hiđro trong nhóm OH của glixerol cao hơn. B. ảnh hưởng qua lại của các nhóm OH liền kề. C. Đây là phản ứng đặc trưng của rượu đa chức với các nhóm OH liền kề. D. Cả A, B, C đều đúng. Hãy chọn phương án đúng nhất. Glucozơ không có phản ứng với chất nào sau đây? A. (CH3CO)2O. B. H2O. C. Cu(OH)2. D. Dung dịch AgNO3 trong NH3. Cho 1,24g hỗn hợp hai axit cacboxylic đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml H2 (đktc) và m (g) muối natri. Khối lượng muối natri thu được là: A. 1,93 g B. 2,93 g C. 1,90g D. 1,47g. Cho 3,38g hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml khí (ở đktc) và dung dịch. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn Y1. Khối lượng Y1 là: A. 3,61g B. 4,70g C. 4,76g D. 4,04g. Khi làm khan rượu etylic có lẫn một ít nước không thể sử dụng cách nào sau đây: A. Cho CaO mới nung vào rượu. B. Cho CuSO4 khan vào rượu. C. Chưng cất phân đoạn D. Cả A, B, C đều đúng. Sự biến đổi tính chất axit của dãy CH3COOH, CH2ClCOOH, CHCl2COOH là: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. Sự biến đổi nhiệt độ sôi của các chất theo dãy: CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH là: A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa tăng vừa giảm.

File đính kèm:

  • doc50 cau hoi trac nghiem hoa hoc.doc